Tỷ trọng so với thế giới (%) Chỉ số, thế giới = 100 Nước Dân số GDP GDP ngành nông nghiệp Số lao động trong ngành nông nghiệp GDP bình qn đầu người Đất nơng nghiệp bình quân đầu người Trung Quốc 20.60 4.33 16.62 38.4 21 54 Ấn Độ 16.87 1.57 9.32 20.2 9 22 Inđônêxia 3.41 0.59 2.62 3.8 17 27 Hàn Quốc 0.77 0.39 1.69 0.2 212 5 Malaixia 0.39 0.28 0.73 0.10 74 41 Philipin 1.27 0.22 0.91 1.0 18 19 Đài Loan 0.36 0.84 0.45 0.10 232 5 Thái Lan 1.01 0.38 1.05 1.5 38 39 Việt Nam 1.29 0.11 0.69 2.1 8 14
Nguồn: Anderson và Martin 2009.
Trong báo cáo này khơng có đủ dung lượng để bàn đến tất cả những lý giải có thể cho những kinh nghiệm đa dạng và khác nhau này. Thay vào đó, phân tích
mang tính so sánh của chúng tơi sẽ tập trung vào phát triển nông nghiệp và nông thôn, xem xét ba lĩnh vực theo chủ đề đã xác định ở trên: Năng suất và lợi nhuận của khu vực nông nghiệp; các thể chế và các thị trường các yếu tố sản xuất; và các điều kiện kinh tế vĩ mơ. Trọng tâm chính của phân tích mang tính so sánh
này là đối chiếu tiến trình phát triển của Việt Nam với những số liệu có thể so sánh được từ các nước láng giềng như Trung Quốc và Thái Lan. Nhưng điều
quan trọng cần nhớ là những xu hướng này diễn ra trên một nền tảng rộng lớn hơn với sự đa dạng đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội và địa lý. Những nước khác ở Đông Nam Á và Đơng Á có thể đang, hoặc đã, phải đối mặt với những
vấn đề và thách thức giống như những gì Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay. Tuy nhiên, việc đưa ra những kết luận về chính sách cho bất cứ một đất nước
nào dựa trên cơ sở những điểm tương đồng bề ngoài về kinh nghiệm đòi hỏi
phải hết sức thận trọng.
Những ví dụ thành cơng về các phân tích mang tính so sánh loại này trước đây có tính nhạy cảm không những đối với việc chọn nước mà còn đối với với yêu cầu đối chiếu các nước tại các giai đoạn mang tính so sánh trong quá trình phát triển của họ nữa. Những ví dụ phù hợp và đáng lưu ý nhất trong thể loại so sánh khơng chính xác về trình tự nhưng đúng về trình độ phát triển này là nghiên cứu của Riedel (1993) và Comer (1997). Cách tiếp cận mang tính so sánh này địi
hỏi trước hết là phải lựa chọn được các nước có đầy đủ thông tin để so sánh.
Thứ hai, nó địi hỏi phải kiểm tra các dữ liệu cơ bản ứng với giai đoạn cần quan tâm (trong trường hợp Việt Nam là giai đoạn cải cách và chuyển sang tốc độ
tăng trưởng cao hơn). Đường cơ sở này sẽ xác định những điểm tương đồng và
khác biệt đối với những biến quan trọng nhất giữa các nước. Thứ ba, sau đó
cách tiếp cận này sẽ kiểm tra xu thế tăng trưởng trong quá khứ trên cơ sở kinh nghiệm của các nước khác, có tính đến những điểm tương đồng và khác biệt đã
được xác định.6
Một mục tiêu quan trọng của phân tích mang tính so sánh này sẽ là xác định và đánh giá vai trò của các cải cách về chính sách và thể chế trong việc tạo điều
kiện thuận lợi hoặc hạn chế q trình chuyển đổi này. Điều này khơng dễ làm
theo một cách chính thức. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và các nước đang phát
triển ở Đơng Nam Á có rất nhiều kinh nghiệm về chính sách phát triển nông
nghiệp và nông thơn, và cũng có rất nhiều các tài liệu sẵn có đã cố gắng đánh
giá những khác biệt mang tính điều kiện của từng nước cụ thể này về mặt địa lý, lịch sử, cơ cấu kinh tế và các yếu tố bên ngồi (ví dụ, Balisacan và Fuwa 2007). Những so sánh của chúng tôi dựa trên cơ sở những ví dụ này.
3.2. Phát triển nơng nghiệp tại các nền kinh tế châu Á
Trong phần này, chúng tôi so sánh sự tiến bộ đạt được đối với một số chỉ tiêu
chính trong kết quả hoạt động nông nghiệp trong khu vực. Nội dung của phần
này được sắp xếp nhất quán với Hình trình bày trong hình 1. Trước tiên, chúng tơi đề cập đến năng suất nông nghiệp và cơng nghệ, sau đó là các biện pháp
6 Báo cáo SEDS về lao động và đơ thị hóa ở Việt Nam sử dụng kỹ thuật này để so sánh sự phát triển của thị trường lao động và lực lượng lao động của Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực. Xem Coxhead et al. 2009.
khuyến khích phát triển ngành, bao gồm cả các điều kiện kinh tế vĩ mô, và cuối cùng là các yếu tố mang tính thể chế.
3.2.1. Cơng nghệ và năng suất trong nông nghiệp
“Đưa nông nghiệp tiến lên” (Mosher, 1966) là một điều kiện tiên quyết đối với
tăng trưởng kinh tế bền vững của các nền kinh tế thu nhập thấp. Khơng có một ví dụ ý có ý nghĩa nào về những nước mà kinh tế tăng trưởng trong dài hạn lại song hành với một nền nơng nghiệp đình trệ (Timmer, 1988). Tuy nhiên, dù sự năng động của ngành nông nghiệp là trọng tâm của tăng trưởng nhưng tốc độ
tăng trưởng nông nghiệp đặc biệt thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế, một sự khác biệt khiến cho đóng góp của khu vực này vào GDP, việc làm và thu nhập hộ gia đình sụt giảm trong dài hạn. Chúng tơi nhận
thấy điều này ở tất cả các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á (Hình 2). Tuy
nhiên, điều đáng chú ý trong bảng là dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm, nhưng sản lượng lương thực và lượng calo tiêu thụ bình quân đầu người lại tăng lên đáng kể (Bảng 2), điều này đặc biệt đúng đối với “thế hệ” đầu tiên của quá
trình phát triển kinh tế hiện đại, 1970-1995.