5. TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP, VIỆC LÀM, NGHÈO ĐÓI VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP:
5.1. Cách tiếp cận
Ở phần 2 chúng ta đã đề cập đến khó khăn trong việc xác định nguyên nhân và
tác động khi đánh giá mối liên kết giữa tăng trưởng nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Vì những mục đích chính sách, việc có được ý tưởng nào đó về các mối
liên kết này là rất quan trọng để có thể sử dụng các quỹ vốn cơng và sự can thiệp chính sách để đem lại những tác động tốt nhất (và ít tốn chi phí nhất). Do các thị trường nơng nghiệp và việc làm có quan hệ lớn với tồn bộ nền kinh tế, việc có một cách tiếp cận để xác định được sự cân bằng tổng thể, hoặc các mối quan hệ qua lại của toàn bộ nền kinh tế là rất quan trọng. Để làm được việc này một cách nghiêm túc đòi hỏi phải có một khung khổ để có thể nhận biết được các hệ quả về kinh tế vĩ mô của những “cú sốc” về tăng trưởng hoặc chính sách, và theo dõi
được những điều này một cách nhất quán thông qua thị trường và các kênh về
kinh tế khác xuống tận mức độ ngành, vùng và hộ gia đình.
Một cách tiếp cận phù hợp với nhiệm vụ này là sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể (AGE). Các mơ hình này đại diện cho tồn bộ nền kinh tế theo một hình thức
đơn giản về số liệu. Chúng liên kết thông tin cơ bản từ các tài khoản quốc gia và
các nguồn khác về các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình
và chính phủ với những đặc điểm mang tính lý thuyết về hoạt động của thị
trường, lao động, vốn và các nguồn lực cung ứng, cán cân thương mại và những hạn chế khác, và hành vi được giả định của các chủ thể nước ngoài là đối tác
trong thương mại và đầu tư. Do vậy chúng cung cấp một giao diện nhất quán
giữa các hiện tượng kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.
Chúng tôi sử dụng một mơ hình AGE cho nền kinh tế Việt Nam để quan sát
những tác động của các cú sốc về tăng trưởng hoặc chính sách lên giá cả của
người sản xuất và người tiêu dùng, và thông qua phản ứng của họ với những vấn
đề này sẽ quan sát những tác động đối với thị trường lao động, đất đai và vốn,
lựa chọn của người tiêu dùng và những hệ quả khác. Bởi vì các hộ gia đình có
những mơ hình sở hữu tài sản, thu nhập và chi tiêu khác nhau, chúng tơi có thể
đo lường tác động đối với phân phối thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Mơ hình được dựa trên sự phối hợp nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục giữa các đối tác
của Mỹ và Việt Nam và được mô tả đầy đủ hơn trong Coxhead et al. 2008. Nền tảng của mơ hình mà chúng tôi sử dụng được dựa trên mơ hình CGE
2002). Mơ hình được áp dụng cho các nguồn cung yếu tố, sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế và tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của các cơ quan và tổ
chức trong nước khác nhau.
Lao động và các thị trường lao động. Mơ hình này sử dụng ba yếu tố tổng hợp
cơ bản: đất đai, lao động, và vốn. Yếu tố lao động là tổng hợp của 12 loại lao động khác nhau, phân biệt bởi giới tính (nam/nữ), địa điểm (thành thị/nơng
thơn) và tay nghề (thấp/trung bình/cao). Những phân loại này dựa trên số liệu lấy từ Ma trận hạch toán xã hội của Việt Nam năm 2003 (2003 SAM). Cầu lao
động bắt nguồn từ những quyết định của đại diện doanh nghiệp trong từng
ngành nhằm tối đa hóa lợi nhuận như lẽ thơng thường. Mơ hình được trình bày
dưới dạng cấu trúc cầu yếu tố theo tổ, trong đó tập hợp các quyết định về cầu
yếu tố sản xuất được trình bày ở hàng trên cùng, và cầu đối với từng loại lao động được xác định ở các hàng tiếp theo.
Để tiến hành những kiểm nghiệm này, chúng ta phải đưa ra các giả định về cung
lao động, giá cả của lao động, sự dịch chuyển lao động giữa các địa điểm. Do có rất ít nghiên cứu thực tiễn để tham khảo, chúng tôi rút ra một số khả năng hoặc trường hợp sau:
Trường hợp 1 giả định rằng tổng cung mỗi loại lao động là cố định, do đó cầu về
loại lao động đó ở một hoặc nhiều ngành tăng lên (tạo ra việc làm) thì sẽ tương
ứng với mức giảm (giảm việc làm) tại một hoặc nhiều ngành khác. Trong trường
hợp này, chúng tôi cũng giả định là lao động ở địa phương không thể chuyển tới làm việc tại thành thị và ngược lại. Trường hợp 1 dựa trên những giả định rất hạn chế, và được đưa ra chỉ để tham khảo.
Trường hợp 2 vẫn giữ nguyên giả định về cung mỗi loại lao động là không đổi,
nhưng cho phép lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị. Nếu một ngành
đặt tại thành thị (ví dụ dệt may) muốn mở rộng, nó có thể thu hút một loại lao động nào đó (ví dụ lao động nữ có tay nghề trung bình) từ cả khu vực thành thị
và nông thôn. Trong trường hợp này, sự dịch chuyển lao động do cầu lao động
của một ngành cụ thể tăng lên sẽ tạo ra một kênh phân phối lại lợi ích thu được do sự phát triển của một bộ phận nền kinh tế sang các bộ phận khác. Do chúng tôi giả định rằng cung lao động là cố định, thay đổi về cầu lao động cũng tạo ra sự thay đổi về mức lương.
Trường hợp 3 khác trường hợp 2 ở chỗ giả định rằng cung lao động khơng có
hợp này, việc làm được tạo ra ở một địa điểm hoặc một ngành nào đó sẽ thu hút lao động từ các ngành khác cũng như từ một bộ phận đơng đảo lao động khơng có việc làm. Chúng tôi cho rằng điều này đồng nghĩa với việc số người lao động khơng có việc làm giảm xuống, mà lực lượng này lại khá cao ở Việt Nam (xem phần 3 của báo cáo này). Trong trường hợp này, chúng tôi tiếp tục giả định cung lao động có tay nghề trung bình và cao là cố định, bởi khơng giống như lao động khơng có tay nghề, cung lao động có tay nghề cao và trung bình ở Việt Nam
tương đối ít.
Trong mỗi trường hợp, chúng tôi giả định rằng một số nguồn vốn vào mỗi ngành là cố định (không thể dịch chuyển), trong khi các nguồn vốn khác có thể dịch chuyển, tức là có thể được phân bố lại giữa các ngành. Chúng tôi cũng giả định rằng tổng thương mại và các dịng vốn nước ngồi bằng 0 (cán cân thanh tốn cân bằng) trong đó thâm hụt ngân sách của chính phủ khơng thay đổi.
Trong mơ hình có 16 loại hộ gia đình, phân biệt bởi địa điểm (thành thị/nơng
thơn), giới tính của chủ hộ (nam/nữ) nguồn thu nhập chính (nơng nghiệp, phi nơng nghiệp, thất nghiệp, tự tạo thu nhập). Các hộ gia đình tạo ra thu nhập từ
việc sở hữu lao động, đất đai và vốn, và từ các khoản chuyển giao, và sử dụng thu nhập để mua hàng hóa, cả hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngồi.
Để phục vụ cho mục đích phân tích phúc lợi xã hội, chúng tơi phát triển mơ hình
này bằng cách liên kết nó với dữ liệu tương ứng lấy từ Điều tra về mức sống của hộ gia đình, trong đó có những thơng tin về thu nhập và tiêu dùng của khoảng 4000 hộ gia đình trên cả nước. Việc liên kết này, từ mơ hình “vĩ mơ” với dữ liệu “vi mơ”, giúp chúng tơi có thể tiến hành được hai loại kiểm nghiệm cùng một
lúc. Một loại là mô phịng vĩ mơ, hay nói cách khác là kiểm nghiệm trong đó
chúng tôi xem xét tác động của tăng trưởng hoặc thay đổi chính sách tới các chỉ số tổng hợp kinh tế vĩ mô như GDP, CPI, tiền lương, việc làm, sản lượng ngành. Một loại khác là mơ phỏng vi mơ, trong đó chúng tơi theo dõi tác động của
những thay đổi tương tự tới thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình cá thể, tới vùng và các chỉ số tổng hợp khác. Điều đó cho phép chúng tơi đưa ra những kết luận về tác động của thay đổi tới phân phối thu nhập và đói nghèo, cả ở phạm vi quốc gia hoặc đối với các nhóm dân cư, ví dụ như các hộ gia đình ở thành thị và nơng thôn.