Sự hao hụt khối lượng của trứng cút sau thời gian bảo quản 5 ngày

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng màng bao chitosan bảo quản trứng cút (Trang 31 - 35)

- Giai đoạn chuẩn độ.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Sự hao hụt khối lượng của trứng cút sau thời gian bảo quản 5 ngày

Sau thời gian 5 ngày bảo quản, tiến hành xác định hao hụt khối lượng trong trứng, kết quả được biểu thị ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sự hao hụt khối lượng trứng cút sau thời gian bảo quản 5 ngày Nồng độ chitosan (%) Tỷ lệ hao hụt khối lượng (%)

0 (ngày) 5 (ngày) 0 0,000 0,985 1,0 0,000 0,858 1,2 0,000 0,826 1,4 0,000 0,665 1,6 0,000 0,605

Nhận xét: Từ đồ thị 3.1 chúng tôi nhận thấy sau thời gian bảo quản 5 ngày có sự

hao hụt khối lượng khác nhau giữa các mẫu. Mẫu đối chứng có sự hao hụt khối lượng lớn nhất (0,985%), trong khi các mẫu được xử lý màng bao chitosan thì sự hao hụt khối lượng bé hơn. Ở mẫu xử lý chitosan 1,0% và 1,2% thì khối lượng hao hụt là tương đương nhau 0,858% và 0,826%. Khi tăng nồng độ chitosan lên 1,4% và 1,6% thì tỷ lệ hao hụt giảm xuống tương ứng là 0,665% và 0,605%. Kết quả này cho thấy hiệu quả của màng bao chitosan trong quá trình bảo quản trứng cút ở thời gian đầu là rất tốt.

GVHD: ThS. Hoàng Đức An  Khóa luận tốt nghiệp

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ hao hụt khối lượng (%) sau thời gian bảo quản 5 ngày 3.1.2. Sự hao hụt khối lượng của trứng cút sau thời gian bảo quản 10 ngày

Sau thời gian 10 ngày bảo quản, tiến hành xác định hao hụt khối lượng trong trứng, kết quả được biểu thị ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Sự hao hụt khối lượng trứng cút sau thời gian bảo quản 10 ngày Nồng độ chitosan (%) Tỷ lệ hao hụt khối lượng (%)

0 (ngày) 10 (ngày) 0 0,000 2,122 1,0 0,000 1,788 1,2 0,000 1,728 1,4 0,000 1,700 1,6 0,000 1,600

Nhận xét: Qua 10 ngày bảo quản sự hao hụt khối lượng trứng cút cũng tăng lên.

Mẫu đối chứng vẫn cho kết quả hao hụt lớn nhất (2,122%), trong khi đó ở các mẫu xử lý chitosan thì sự hao hụt khối lượng mặc dù có khác nhau nhưng cũng không đáng kể, cụ thể khi xử lý màng bao chitosan ở nồng độ tăng dần 1,0%, 1,2%, 1,4%, 1,6% thì tỷ lệ hao hụt khối lượng cũng giảm tương ứng 1,788%, 1,728%, 1,7% và 1,6%.

GVHD: ThS. Hoàng Đức An  Khóa luận tốt nghiệp

Đồ thị 3.2. Tỷ lệ hao hụt khối lượng (%) sau thời gian bảo quản 10 ngày 3.1.3. Sự hao hụt khối lượng của trứng cút sau thời gian bảo quản 15 ngày

Sau thời gian 15 ngày bảo quản, tiến hành xác định hao hụt khối lượng trong trứng, kết quả được biểu thị ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Sự hao hụt khối lượng trứng cút sau thời gian bảo quản 15 ngày Nồng độ chitosan (%) Tỷ lệ hao hụt protein (%)

0 (ngày) 15 (ngày) 0 0,000 3,487 1,0 0,000 2,789 1,2 0,000 2,704 1,4 0,000 2,660 1,6 0,000 2,234

GVHD: ThS. Hoàng Đức An  Khóa luận tốt nghiệp

Đồ thị 3.3. Tỷ lệ hao hụt khối lượng (%) sau thời gian bảo quản 15 ngày Nhận xét: Sau 15 ngày bảo quản, cân và tính sự hao hụt khối lượng giữa các mẫu

chúng tôi nhận thấy: so với các mẫu được xử lý màng bao chitosan thì mẫu đối chứng có sự hao hụt khối lượng đáng kể (3,487%). Sự hao hụt ở mẫu đối chứng là rất lớn so với mẫu xử lý chitosan 1,0% (2,789%), chitosan 1,2% (2,704%), chitosan 1,4% (2,66%) và chitosan 1,6% (2,234%).

So với các kết quả theo dõi ở thời gian 5 ngày, 10 ngày chúng tôi nhận thấy màng bao chitosan có hiệu quả rất tốt ở thời gian bảo quản 15 ngày.

GVHD: ThS. Hoàng Đức An  Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng màng bao chitosan bảo quản trứng cút (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w