Những câu hỏi người dạy cần phải đặt ra trước khi dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá người học theo tiếp cận AUN của các học phần chuyên ngành chương trình ngôn ngữ anh tại trường đại học ngoại ngữ, đại học đà nẵng (Trang 29 - 31)

(Nguồn: Theo Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong dạy học [12,tr. 265]) Ở thế kỷ XX, hoạt động KTĐG được xem là cơ sở cung cấp các chỉ số về việc học tập, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, việc bùng nổ dân số dẫn đến mở rộng quy mô đào tạo, bùng nổ thơng tin địi hỏi người dạy phải cung cấp cho người học phương pháp học tích cực để người học có thể thu thập

thông tin, xử lý thông tin và vận dụng thông tin để giải quyết vấn đề, bùng nổ tiến bộ khoa học và công nghệ dẫn đến việc cơng nghệ hóa hoạt động dạy và học là thiết yếu, và những phát triển trong lĩnh vực khoa học giáo dục trong những thập kỷ qua đòi hỏi cần phải đổi mới phương pháp phát triển CTĐT, phương pháp dạy học, phương pháp KTĐG từ mục tiêu, nội dung đến các giải pháp. Như vậy, đánh giá khơng chỉ dừng ở việc thu thập, phân tích dữ liệu về kết quả học tập của người học mà cịn phải vì sự tiến bộ của người học.

Đối với người học: Có thể thấy rõ hoạt động KTĐG có ý nghĩa hết sức quan

trọng đối với người học, bởi với bản chất là quá trình ghi chép, lưu trữ và cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học, người học được tham gia vào q trình đánh giá “mở”, được có cơ hội hợp tác, chia sẻ để cùng phát triển. Bên cạnh đó, khơng đơn thuần chỉ kiểm tra trí nhớ, mức độ nhớ “thông tin”, kiến thức, người học còn được kiểm tra mức độ thấu hiểu, khả năng phân tích, tổng hợp, xử lý thơng tin kiến thức thu được. Người học được chẩn đoán mức độ đạt được mục tiêu học tập theo từng giai đoạn, được định hướng điều chỉnh hoạt động học tập cho các giai đoạn tiếp theo, và kết quả KTĐG cịn nhằm mục đích khuyến khích nỗ lực của người học, giúp người học duy trì động lực học tập.

Ba xu hướng hoạt động kiểm tra đánh giá theo các tác giả Sái Cơng Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hồng Hà, và Lê Đức Ngọc [12,tr. 265]:

Theo xu hướng đổi mới mục tiêu và nội dung KTĐG, hoạt động KTĐG trước đây lấy KTĐG kết quả học tập (assessment of learning) làm chính và KTĐG vì hoạt động học tập (assessment for learning) và KTĐG như hoạt động học tập (assessment as learning) làm phụ đã thay đổi. KTĐG trước tiên nhằm hỗ trợ người học điều chỉnh các hoạt động học tập của mình liên tục và phải biến các công cụ KTĐG trở thành công cụ tự học môn học. Điều này đồng nghĩa với việc mục tiêu của KTĐG sẽ lấy KTĐG vì hoạt động học tập (assessment for learning) làm chính và KTĐG như hoạt động học tập (assessment as learning) và KTĐG kết quả học tập (assessment of learning)

làm phụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá người học theo tiếp cận AUN của các học phần chuyên ngành chương trình ngôn ngữ anh tại trường đại học ngoại ngữ, đại học đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)