1.3.1.Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động kiểm tra đánh giá của Hoa Kỳ
Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tồn tại ít nhất một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Cơ chế và quy định về các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng không đồng nhất giữa các quốc gia và ngay trong từng quốc gia nếu quốc gia đó có nhiều tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khác nhau.
Bảng 1.3. Các tổ chức/tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá người học tiêu biểu
Tổ chức Tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá người học Ủy ban các trường đại học
miền Trung Hoa Kỳ
(Middle States Commission on Higher Education)
Tiêu chuẩn 14: Kiểm tra đánh giá sinh viên Nhằm chứng minh rằng mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên so với mục tiêu của nhà trường.
Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng New England (New England Association of Schools and Colleges)
Tiêu chuẩn 4: Nhà trường phát triển một cách hệ thống nghĩa là nhà trường hiểu được người học học được những gì và sử dụng kiến thức tiếp thu được để cải thiện chất lượng CTĐT”
Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng bắc miền Trung (North Central Association of Colleges and Universities)
Tiêu chí 3: Nhân tố 3a: Chuẩn đầu ra của người học được mô tả rõ ràng trong chuẩn đầu ra của CTĐT.
Ủy ban các trường đại học và cao đẳng miền Bắc Hoa Kỳ
Tiêu chuẩn 2B:2: Nhà trường cần mô tả và công khai chuẩn đầu ra của từng chương trình,
(Northwest Commission on Colleges and Universities)
cấp học. Bằng cách tiến hành phương pháp đánh giá định kỳ và theo hệ thống để chứng minh rằng sinh viên đã hoàn thành CTĐT.
Hiệp hội các trường ĐH và cao đẳng Miền Nam Hoa Kỳ
(Southern Association of Colleges and Schools)
Tiêu chuẩn 3.3.1: Chuẩn đầu ra của CTĐT cần được mô tả
(Nguồn: theo A Multidimensional Model of Assessment [41,tr. 1-22])
Hoa Kỳ là quốc gia có lịch sử phát triển hoạt động kiểm định lâu đời, quốc gia này có 7 tổ chức kiểm định chất lượng các trường ĐH và cao đẳng theo 7 vùng của Hoa Kỳ. Các tiêu chuẩn của các vùng không giống nhau nhưng đều tập trung vào đánh giá các yếu tố chất lượng đầu vào, quá trình và đầu ra. Bên cạnh đó, tại Hoa Kỳ cịn có 2 tổ chức kiểm định chất lượng các loại hình đặc thù và 50 tổ chức kiểm định chất lượng các CTĐT các chuyên ngành khác nhau.
1.3.2.Tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá sinh viên (Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo AUN-QA phiên bản 3.0)
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của khóa học/chương trình/mơn học; hình thức tổ chức hoạt động KTĐG thông qua các hoạt động, các chính sách, quy định; hiệu quả của hoạt động KTĐG, ... thông qua việc thu thập các thông tin định lượng, định tính về kết quả học tập của người học, để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động KTĐG.
Nhằm phù hợp với định hướng đánh giá sự phát triển bền vững trong giáo dục (sustainable assessment), nghĩa là đánh giá không chỉ nhằm mục đích chứng nhận mà cịn nhằm hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy và học tập của người học, người dạy, các tiêu chí của tiêu chuẩn KTĐG SV cụ thể như sau:
Hình.1.10. Tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá sinh viên theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT theo AUN-QA phiên bản 3.0
(Nguồn: theo Hướng dẫn đánh giá cấp CTĐT theo AUN-QA phiên bản 3.0) Hoạt động KTĐG bao gồm: đánh giá nhập học của SV bằng kết quả đầu vào; đánh giá sự tiến bộ trong học tập của SV thông qua kết quả đánh giá quá trình, hồ sơ học tập; đánh giá cuối khóa của SV.
SV cần được đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau như tự đánh giá, bạn bè đánh giá, GV đánh giá dựa trên nguyên tắc minh bạch, linh hoạt, hướng tới kết quả. Việc thực hiện các hoạt động KTĐG cần theo quy trình cụ thể nhằm đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và thực hiện một cách công bằng. Bởi vì tầm quan trọng của hoạt động KTĐG, việc ban hành các văn bản, quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả đánh giá để SV sử dụng khi cần thiết, kiểm tra và thẩm định các phương pháp KTĐG bằng văn bản và phát triển các phương pháp KTĐG mới nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Kết quả hoạt động KTĐG là một trong những nguồn thông tin hiệu quả giúp nhà trường đánh giá và cải thiện chất lượng hoạt động giảng dạy và học tập và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ người học.