Quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông hoài đức b, thành phố hà nội (Trang 34)

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THPT

1.4.4. Quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình

đạo đức

Hoạt động dạy và học là những hoạt động chính trong nhà trường mà các đối tượng trực tiếp tham gia quá trình này là GV và học sinh. Đây cũng là những lực lượng quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường, chúng ta phải quản lý tốt các hoạt động dạy - học của GV và học sinh.

Đối với hoạt động của GV, bên cạnh việc quản lý tốt mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức như đã trình bày ở trên, chúng ta cần chú trọng nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ này, đồng thời quản lý chặt chẽ nề nếp, kỷ cương trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, kỷ luật lao động trong các hoạt động giáo dục, chú trọng việc rèn luyện và nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong của người thầy trong các hoạt động giáo dục và trong sinh hoạt. Các hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh mà chúng ta cần quản lý bao gồm các hoạt động chính sau đây:

- Các hoạt động giáo dục chính khố;

- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Các hoạt động sinh hoạt đoàn thể;

- Các hoạt động xã hội và giáo dục trong gia đình.

Các em học sinh vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình giáo dục. Kết quả hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào quá trình tự học, tự rèn luyện, tự giáo dục của học sinh. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ thực sự có hiệu quả khi tạo được sự tham gia một cách tích cực, tự giác của các em vào quá trình này.

1.4.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức

Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất các hoạt động giáo dục đạo đức diễn ra trong và ngoài nhà trường.

Thu thập, nắm bắt các thông tin phản hồi để có thể tháo gỡ các vướng mắc, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống phát sinh hay điều chỉnh kế hoạch giáo dục đào đức cho phù hợp với thực tế.

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm theo từng hoạt động, theo từng đợt thi đua, theo học kỳ, theo từng năm học nhằm biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức đạt thành tích cao trong giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện. Qua đó tạo khơng khí thi đua sơi nổi trong toàn trường, giúp giáo viên, học sinh, CMHS hiểu rõ hơn về hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt

động tích cực hơn, tự giác hơn, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung.

1.4.6. Quản lý các điều kiện để thực hiện quá trình giáo dục đạo đức

Muốn có chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng thì trước hết phải xây dựng và quản lý tốt các điều kiện giáo dục, đó là:

- Cơng tác quản lý;

- Đội ngũ cán bộ GV;

- Cơ sở vật chất - Thiết bị;

- Điều kiện kinh tế - xã hội.

Để quản lý tốt các điều kiện giáo dục, trước hết chúng ta cần đổi mới công tác chỉ đạo, quản lý, chú trọng nâng cao trình độ năng lực chun mơn và phẩm đạo đức của cán bộ quản lý, GV nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội.

Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương như: Vị trí địa lý, dân trí, thu nhập, an ninh trật tự, các tệ nạn xã hội,…cũng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giáo dục đạo đức của học sinh.

Tóm lại, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT hiện nay đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm trước những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, nhận thức lệch lạc của một bộ phận thanh niên hiện nay, đó cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề của các nhà trường và đặc biệt là những người làm công tác quản lý giáo dục.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT

Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa giáo dục và phát triển nhân cách có tác động qua lại với nhau rất mật thiết. Chính vì vậy, để có thể tác động có hiệu quả đến sự phát triển nhân cách, giáo dục phải dựa vào những đặc điểm nhân cách của từng lứa tuổi nhất định, thậm chí của từng cá nhân.

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Các nhà tâm lý học trên thế giới đều chung một quan niệm cho rằng tuổi thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn và bao gồm một khoảng đời từ 11,12 tuổi đến 23, 24 hoặc 25 tuổi. Giai đoạn này có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ chuyển tiếp trước từ 11,12 tuổi và kết thúc vào 16, 17 tuổi và thời kỳ chuyển tiếp sau từ 17, 18 tuổi và kết thúc vào lúc thành người lớn thật sự 24,25 tuổi” [28, tr. 88].

Như vậy, học sinh THPT là thời kỳ chuyển tiếp có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, đang ở thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Đây là thời kỳ các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách của người công dân trong tương lai. Đặc điểm của sự phát triển nhân cách là tự ý thức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức trong nhân cách của mình. Sự đánh giá đó khơng phải là cái đã qua mà là cái hiện tại và tương lai. Nét đặc trưng của sự phát triển các phẩm chất đạo đức là sự tăng cường vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong hành vi. Cuộc sống học tập, lao động xã hội trong các tập thể lành mạnh, có u cầu cao sẽ có tác dụng tích cực đến các thành viên, ngăn ngừa, hạn chế và cải tạo những yếu tố tiêu cực trong ý thức và hành vi của học sinh. Cũng ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu mạnh về tình bạn, tình yêu. Các em cũng đang tự xây dựng cho mình những kế hoạch và viễn cảnh cuộc sống của bản thân trong tương lai.

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay cùng với sự phức tạp của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kéo theo đó là sự biến đổi về tâm lý, hành vi đạo đức của thế hệ trẻ Việt Nam mà chủ yếu là học sinh. Các em có những đặc điểm tâm lý đạo đức nói chung của thế hệ, mang truyền thống của dân tộc, song cũng có những nét mới mang dấu ấn của thời đại. Cụ thể:

- Đây là lứa tuổi giàu ước mơ hồi bão, có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận. Đa số học sinh có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, có ý chí vươn lên trong học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học và có ý thức sẽ tiếp tục học lên cao hơn nữa để lập thân, lập nghiệp. Đó là ước mơ, nguyện vọng chính đáng, hợp quy luật của tuổi trẻ trong sự phát triển chung của xã hội.

- Là lứa tuổi dồi dào về thể lực, trí tuệ, cảm xúc, nhạy bén, sáng tạo, thích tìm tịi, khám phá những điều mới mẻ. Các em có ý thức học hỏi, có khát vọng tìm đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”, mong muốn tự khẳng định bản thân và có ý thức của người lớn nên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, các hoạt động nhân đạo, từ thiện…Lứa tuổi này cũng nhận thức được các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thức chính trị rõ nét, có lý tưởng và lẽ sống đúng đắn, có ý thức tự học và tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Mặt khác, các em có khả năng giao lưu phong phú, tự tơn, phóng khống, hào hiệp, nhiệt tình, hăng hái trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

- Đây cũng là lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú: Do đặc điểm tâm sinh lý nên đối với lứa tuổi học sinh THPT, bên cạnh những tình cảm lớn như tình cảm dân tộc, quốc gia, nhân loại như lòng nhân ái, vị tha, biết sống có nghĩa tình, có ý thức làm việc thiện các em đã bắt đầu có những tình bạn phát triển mạnh mẽ, tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở.

Bên cạnh những đặc điểm về đạo đức mang tính tích cực của học sinh THPT có thể thấy một số hạn chế: Một bộ phận học sinh ý thức chính trị - xã hội cịn mờ nhạt, niềm tin, lý tưởng, chưa vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân chưa cao, cịn mơ hồ, bàng quan với xung quanh, có xu hướng thực dụng, đua đòi chạy theo cái mới, chạy theo thị hiếu tầm thường, dễ bị sa ngã, bị cuốn vào những tiêu cực về đạo đức của xã hội.

Tóm lại, học sinh ở lứa tuổi này dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần, phức tạp về tính cách và hành vi. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nhận

thức và hiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc hơn trước. Hơn nữa, con người không phải là một thực thể thụ động mà là một chủ thể tích cực. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi này phải căn cứ vào các đặc điểm tâm, sinh lý và đặc điểm đạo đức của các em để xác định phương châm giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng mỗi cá nhân lại có những đặc điểm riêng về tâm, sinh lý và có vốn sống riêng của mình, cho nên quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý như học sinh THPT là hết sức phức tạp và cần thiết.

1.5.2. Vai trò của các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh

1.5.2.1. Vai trò của nhà trường.

Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Với những định hướng, mục tiêu giáo dục đạo đức theo những chuẩn mực giá trị tiến bộ, đúng đắn, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt với đội ngũ cán bộ, GVCN, GV bộ môn được đào tạo cơ bản, có đầy đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố có tính quyết định hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Các thầy cơ trong nhà trường có vai trị chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Các thầy cô không chỉ thực hiện nhiện vụ cung cấp kiến thức mà còn tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, thầy cô giáo là những tấm gương cho học sinhhọc tập, noi theo. Các thầy cô giúp các em chiếm lĩnh tri thức khoa học, hình thành và phát triển nhân cách tồn vẹ theo mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Công tác tổ chức, quản lý của nhà trường cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, các hoạt động sư phạm của nhà trường có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng.

1.5.2.2. Vai trị của gia đình

Gia đình là hạt nhân của xã hội, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình

thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Trách nhiệm của cha mẹ không chỉ là sinh con, nuôi con mà cịn phải giáo dục con cái trưởng thành, có nhân cách, trí tuệ, có ích cho xã hội. Hơn thế nữa, việc chăm sóc ni dạy con cái nên người còn là một nhu cầu, một niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Trong gia đình, tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ tạo nên sức mạnh cảm hóa lớn mà nhà trường, xã hội khơng thể có được. Nhân cách khơng thể hình thành và phát triển một cách đầy đủ và bền vững nếu khơng có một mơi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Chính vì vậy, giáo dục gia đình chiếm một vị trí quan trọng mà các hình thức giáo dục khác khơng thể thay thế được.

Giáo dục trong gia đình là sự giáo dục nhiều chiều, đa dạng và liên tục hàng ngày, hàng giờ. Nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân ơng bà cha mẹ đến con cháu vừa có ảnh hưởng của tập thể gia đình lên từng cá nhân thơng qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình. Việc giáo dục trong gia đình khơng chỉ ở lời nói mà cịn bằng cử chỉ, hành động, thái độ, tình cảm...của ơng bà cha mẹ đối với con cháu.

Có thể nói, giáo dục gia đình có ý nghĩa rất to lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nền tảng đạo đức gia đình tạo cho trẻ có được những phẩm chất q báu như tính trung thực, sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình, biết phân biệt tốt, xấu, biết yêu thương nhường nhịn, biết đùm bọc lẫn nhau. Những phẩm chất đó là tiền đề vững chắc giúp trẻ trưởng thành, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

1.5.3.3. Vai trò của xã hội

Môi trường sống, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội có tác động khơng nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thơng tin, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội nên có những hiểu biết rất phong phú về mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những hiểu biết có lợi thì cịn

vơ vàn những thơng tin có tác động xấu đến nhân cách của các em. Mặt khác, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cư mà các em tiếp xúc là những tác động tiêu cực làm méo mó những điều tốt đẹp mà các em được cha mẹ và nhà trường giáo dục, vì vậy đã tạo nên những khó khăn khơng nhỏ cho q trình giáo dục đạo đức học sinh. Cơ sở vật chất, phương tiện, địa điểm phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên cịn hạn chế, có lúc, có nơi cịn thiếu hụt trầm trọng nhất là ở địa bàn nông thôn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức cho các em.

Như vậy, các cấp chính quyền, đồn thể, các lực lượng giáo dục trong xã hội cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, cũng như những nhu cầu chính đáng của các em để tạo điều kiện thuận lợi về môi trường, cơ sở vật chất... nhằm giáo dục các em có hiệu quả cao nhất theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trị cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức chỉ được hình thành thơng qua q trình giáo dục. Có thể khẳng định giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trường XHCN. Mục tiêu của giáo dục đạo đức là hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh, trên cơ sở nhận thức thái độ, hành vi đạo đức. Nội dung của giáo dục đạo đức là góp phần hướng tới sự phát triển con người toàn diện, phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông hoài đức b, thành phố hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)