3.2. Một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
3.2.3. Tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp
3.2.3.1. Mục tiêu
Trong nhà trường, GVCN là người thay mặt Ban giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng toàn diện của một lớp, vì thế cần phải nâng cao năng lực cơng tác của GVCN lớp. Cụ thể:
- Có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
- Phải thường xuyên kết hợp với GV bộ môn trong hoạt động giáo dục đạo đức cũng như học các bộ mơn văn hóa, cần quan tâm đến việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của lớp.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh một cách toàn diện.
3.2.3.2. Nội dung
Nhà trường cần coi trọng vai trị của GVCN và cơng tác chủ nhiệm trong nhà trường, chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ GVCN. Tập trung sự chỉ đạo của BGH, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần hỗ trợ và tạo điều kiện để GVCN hồn thành tốt nhiệm vụ. Khuyến khích động viên họ phát huy hết năng lực, sở trường của mình trong việc quản lý và giáo dục học sinh. GVCN lớp phải là người tham gia tích cực các hoạt động chính trị xã hội, thường xuyên động viên khuyến khích học sinh tích cực và tự giác trong việc tu dưỡng, rèn luyện và tham gia các hoạt động của nhà trường, địa phương nhằm gắn liền nhà trường với đời sống xã hội.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Việc tăng cường năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa rất quan trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
- GVCN phải xây dựng và củng cố các mối liên hệ với GV bộ môn, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Cơng đồn, Đồn thanh niên, với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ giám thị và các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
- Cần nghiên cứu nắm vững hệ thống lí luận giáo dục phổ thông, thường xuyên cập nhật, bổ sung tri thức giáo dục hiện đại là chỗ dựa cho hoạt động giáo dục trong thực tiễn, tạo cơ sở, hành lang pháp lí trong việc chỉ đạo, quản lí, xem xét, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục của GVCN với học sinh.
- Thiết lập nội dung, kế hoạch công tác chủ nhiệm.
- Tăng cường sự phối hợp giữa GVCN với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
+ Giúp PHHS hiểu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; đặc điểm hoạt động giáo dục của nhà trường; một số kiến thức về tâm – sinh lí lứa tuổi; một số phương pháp tổ chức và giáo dục gia đình.
+ Hàng năm kiện toàn tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (về nhân sự và quy định hoạt động của Ban đại diện,…).
+ Thường xuyên liên lạc giữa nhà trường và gia đình (thơng qua sổ liên lạc, điện thoại...).
+ Xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp giữa GVCN với gia đình của từng học sinh, nhất là những học sinh cá biệt.
+ Định kì đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh, những ưu khuyết điểm của từng học sinh và thơng báo với gia đình.
- Tăng cường sự phối hợp của GVCN với các tổ chức ngoài xã hội: như các cơ quan hành pháp quản lí xã hội, các đồn thể chính trị xã hội, các tổ chức đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp ở địa phương … để phát huy và tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực trong giáo dục HS.
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN, nhất là các GVCN trẻ cịn thiếu kinh nghiệm trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Phân công các thầy cô bộ mơn có kinh nghiệm trong cơng tác này với tư cách là “tư vấn” để giúp đỡ GVCN, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới (cả lý luận và thực tiễn) việc giáo dục đạo đức cho học sinh thời mở cửa. - Mỗi một khối lớp cần chỉ định một GVCN có kinh nghiệm và nhiệt huyết kiêm trưởng khối để thường xuyên nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý, uốn nắn kịp thời và trao đổ kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Hàng tuần BGH tổ chức họp hội nghị giao ban giữa BGH, GVCN, tổ giám thị để đánh giá tình hình thực hiện nề nếp của học sinh các lớp, kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.
- Hàng năm, nhà trường cần tổ chức hội thi GVCN giỏi, qua đó tơn vinh những GVCN có tâm huyết, giầu kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh đồng thời tạo điều kiện cho các GVCN khác có cơ hội học tập, đúc rút kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục học sinh lớp mình chủ nhiệm.
3.2.4. Phát huy vai trò tự quản của tập thể và ý thức tự rèn luyện của học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu
Quá trình giáo dục đạo đức phải biến được nhu cầu giáo dục các giá trị đạo đức từ bên ngoài thành nhu cầu bên trong của học sinh. Biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Từ chỗ học sinh phải cưỡng bức thực hiện thành ý thức tự giác chấp hành ở các em, dần biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức. Nhà trường là mơi trường tốt để các em có thể tự thể hiện, tự đánh giá và tự rèn luyện đạo đức của chính bản thân mình. Đây là điểm mới và đạt kết quả cao trong các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.2.4.2. Nội dung
Bằng nhiều con đường giáo dục khác nhau, các nhà giáo dục nhất là GVCN cần khơi gợi lòng tự trọng, ý thức về vai trò và nghĩa vụ của các em đối với cộng đồng và xã hội. Chúng ta phải coi các em là chủ thể của quá trình giáo dục. Cần giáo dục cho các em ý thức tự lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hành vi ứng xử của mình. GV phải giúp học sinh nắm vững mục đích, phương pháp và tổ chức việc tự tu dưỡng của các em, trong đó phải hướng dẫn các em lập kế hoạch tự tu dưỡng, nêu rõ những phẩm chất nào cần rèn luyện, củng cố hay khắc phục.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Học sinh THPT là lứa tuổi mà tâm sinh lý các em có nhiều biến đổi, các em thường có nhu cầu được khẳng định mình và được mọi người xung quanh thừa nhận, các em thường có lịng tự trọng, tự ái khá cao. Vì vậy, nếu nắm bắt và khai thác được đặc điểm tâm lý này có thể phát huy ý thức tự tu dưỡng, tự học tập, tự rèn luyện cho các em. Cụ thể:
- Phải giúp học sinh tự đánh giá đúng về mình, tránh tự mãn, tự cao tự đại
hoặc tự ti đều có hại cho cơng tác tự tu dưỡng.
- Hình thành cho các em học sinh niềm tin, hoài bão về tương lai của mình, ý chí và nghị lực để kiên trì thực hiện mục tiêu của mình vì một người chỉ tích cực tự tu dưỡng khi biết mình phải đi tới đâu, trở thành con người như thế nào. Các em cần rèn luyện cho mình tính tự giác, tự chủ trong sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí cũng như xây dựng các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo, người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. Có thái độ đúng đắn trước những sự việc và hành vi trái với các chuẩn mức đạo đức.
- Cần tổ chức tốt hoạt động sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt lớp, cần tổ chức tuyên dương khen thưởng kịp thời những cá nhân làm tốt, kiểm điểm nghiêm khắc trong tập thể lớp, chi đoàn trước những vi phạm của học sinh qua đó nâng cao ý thức tự giáo dục cho học sinh.
- Việc tự tu dưỡng của học sinh phải được tập thể lớp giúp đỡ, đồng tình,
ủng hộ. Được GV giúp đỡ, kiểm tra và uốn nắn thường xuyên, kịp thời.
- Trong q trình giáo dục, chúng ta khơng nên áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình cho các em mà cần gợi ý, hướng dẫn để các em tự nhận xét, đánh giá, lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức xã hội. Chúng ta cần làm cho học sinh hiểu rằng tự kiểm tra, tự đánh giá thường xuyên là một việc không thể thiếu được của người tự tu dưỡng, có như vậy mới có cơ sở để khuyến khích vươn lên và củng cố lòng tin.
3.2.5. Nâng cao vai trị của tổ chức Đồn thanh niên trong nhà trường
3.2.5.1. Mục tiêu
Tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh có vị trí, vai trị rất quan trọng trong định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên. Xây dựng, củng cố tổ chức ĐTN trong nhà trường để tổ chức này giữ vai trò chủ đạo trong tập hợp Đoàn viên, thanh niên trong trường vào các hoạt động tập thể nhằm giáo dục học sinh bằng hoạt động và thông qua hoạt động. ĐTN là lực lượng nòng cốt trong việc giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức
cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, đặc biệt là thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động thi đua thực hiện nền nếp hàng ngày.
3.2.5.2. Nội dung
Phát huy sức mạnh cũng như tính năng động của tổ chức Đoàn chúng ta cần tạo hành lang pháp lý để Đồn thanh niên có thể thay mặt BGH chỉ đạo các hoạt động trong lĩnh vực mình phục trách, tránh bị động. Nên tin tưởng vào năng lực và bản lĩnh của tuổi trẻ, không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của công tác này, không nên nghĩ thay, làm thay cơng việc của cán bộ Đồn. Chúng ta nên trân trọng những ý tưởng sáng tạo, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên suy nghĩ và hành động của cán bộ Đoàn rất phù hợp với nguyện vọng của học sinh nên được học sinh hết sức ủng hộ. Vì vậy nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn trong nhà trường phát huy được vai trị của mình.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
Để nâng cao vai trị của tổ chức Đồn, đóng góp tích cực cho công tác giáo dục đạo đức. BGH cần chỉ đạo thực hiện một số công việc sau :
- Lựa chọn những GV trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng tác, có năng lực hoạt động phong trào để bồi dưỡng tạo nguồn.
- Quan tâm, động viên đội ngũ cán bộ Đoàn, cả về quyền lợi vật chất và chính trị để cán bộ Đồn n tâm cơng tác như thực hiện các quy định về định mức giờ dạy, phụ cấp chức vụ, tạo điều kiện để cán bộ Đoàn tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, lý luận chính trị...
- BGH cần thường xuyên quan tâm, giám sát đồng thời tạo điều kiện để tổ chức Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Hỗ trợ kinh phí để Đồn trường chủ động trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động. Nhà trường chủ động giao cho Đoàn thanh niên phối hợp với GVCN tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các phong trào tự quản của học sinh.
- Đoàn thanh niên cần kết hợp chặt chẽ với GVCN để chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, các đợt sinh hoạt chính trị theo chủ đề, các buổi tọa đạm, tham quan dã ngoại, hội trại thanh niên, các hoạt động ngoài giờ lên lớp như “giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch cho học sinh Thủ đô”; thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn các cấp; thi đua chào mừng các ngày lễ, tết lớn trong năm như chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12; ngày thành lập Đảng 3/2; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày sinh nhật Bác 19/5; tết Trung thu; tết Nguyên đán..., giám sát việc thực hiện nội quy, nề nếp thi đua, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống, pháp luật, các vấn đề xã hội, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT… cuốn hút học sinh vào các hoạt động vui tươi lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội.
- BGH cần thường xuyên chỉ đạo, giám sát và kịp thời hỗ trợ về điều kiện thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí... để Đồn trường hoạt động hiệu quả nhất.
3.2.6. Nâng cao chất lượng các môn học có ưu thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.6.1. Mục tiêu
Thông qua các môn học giúp:
+ Cung cấp cho các em vốn tri thức về đạo đức học. + Định hướng cho quá trình phát triển nhân cách của HS.
+ Có thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ với mọi người, với tự nhiên và với xã hội.
3.2.6.2. Nội dung
Thông qua các môn khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là môn GDCD, học sinh được trang bị kiến thức tối thiểu về các vấn đề chính trị xã hội như lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự vận động và thể phát triển của tự nhiên và xã hội, về xây dựng CNXH ở Việt Nam, về các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và nhân loại,… như tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu, nghĩa vụ, lương tâm,… các kiến thức về kinh tế, pháp luật, quyền và nghĩa vụ của
công dân,… Bên cạnh đó, thơng qua mơn học tự nhiên cịn giúp cho các em có thế giới quan rộng mở và phong phú từ đó giúp các em càng say mê hơn nữa trong học tập và rèn luyện.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện - Đối với bộ môn GDCD:
Đây là mơn học có ưu thế nhất trong vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, hệ thống kiến thức trong đó rất đa dạng phong phú thuộc nhiều lĩnh vực và nhiều ngành khoa học khác nhau trong tất cả các mặt của đời sống xã hội như: Triết học, kinh tế chính trị học, đạo đức học,… Thông qua môn học này, học sinh sẽ được nâng cao nhận thức lý luận về triết học, kinh tế chính trị học, XHCN khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng và thể phát triển kinh tế, văn hố xã hội, về tình bạn, tình u, hơn nhân, gia đình… giúp cho học sinh hình thành những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số giáo viên trong đó có cả một số cán bộ quản lý cho rằng đây là “môn phụ”, ai cũng dạy được nên kết quả giảng dạy lại càng hạn chế. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng ta cần chú trọng đầu tư đúng mức hơn đến một mơn học rất có nhiều lợi thế trong q trình giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 Ban hành Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS, học sinh THPT, trong đó nêu rõ giáo viên dạy môn GDCD sẽ tham gia cùng GVCN lớp trong việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Đây là điểm rất mới trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác:
Thông qua các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, … cũng có nhiều thuận lợi để lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức cho các em. Các môn học này giúp học sinh nâng cao hiểu biết về truyền thống lịch sử – văn hoá