Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông hoài đức b, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

2.2.8. Đánh giá chung

2.2.8.1. Đánh giá thực trạng

Nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục đạo đức thơng qua việc phân tích các phiếu hỏi, qua phỏng vấn và quan sát trực tiếp tại trường THPT Hồi Đức B cho thấy:

Nhìn chung tất cả các lực lượng tham gia vào chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện đều có nhận thức rất tốt về vai trị, vị trí và ý nghĩa của hoạt động giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Hoạt động giáo dục đạo đức được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho các em. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận nhỏ cán bộ giáo viên, PHHS và học sinh nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về vấn đề này, vì thế đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động.

Về hình thức và nội dung hoạt động giáo dục đạo đức, nhìn chung các hoạt động này được đánh giá cao nhưng vẫn cịn một số hoạt động mang tính hình thức, vì thế cần phải nghiên cứu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức với nội dung đa dạng, phong phú hơn, hình thức thể hiện hấp dẫn hơn, cần đặc biệt lưu ý đến những hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, phù hợp với sở thích, niềm đam mê của các em thì hoạt động giáo dục đạo đức sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh chủ yếu là phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè; tác động tiêu cực của môi trường xã hội; nội dung, kế hoạch giáo dục cụ thể; sự phối hợp với

các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương; sự phối hợp giữa các thành phần, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và giữa nhà trường và gia đình.

Trong cơng tác quản lý, chỉ đạo của cán bộ quản lý đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho thấy nhà trường đã rất chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học, cho từng tháng, từng tuần, cho các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, kế hoạch kiểm tra đánh giá...Tuy nhiên, kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng; kế hoạch sử dụng kinh phí, trang thiết bị cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế vì vậy hiệu quả giáo dục chưa cao.

2.2.8.2. Nguyên nhân của thực trạng * Nguyên nhân chủ quan:

Việc nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức của cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, GVCN, GVBM, học sinh, PHHS, cán bộ quản lý địa phương nhìn chung là tốt, mặc dù vậy vẫn còn một bộ phận nhỏ GV, PHHS và học sinh nhận thức chưa tốt về hoạt động này.

Đối với các em học sinh, phần lớn các em rất hứng thú khi tham gia hoạt động giáo dục đạo đức, nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức tốt về hoạt động này, ý thức tự tu dưỡng rèn luyện và tinh thần tự quản của một số tập thể và cá nhân học sinh chưa cao. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động.

Đối với đội ngũ GV, phần lớn đội ngũ GV đặc biệt là GVCN đều năng động, nhiệt tình, có ý thức trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ GVCN, GVBM nghiệp vụ sư phạm chưa cao, chưa thực sự tâm huyết với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Thời gian dành cho việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm, hồn cảnh của học sinh cịn ít, khơng thực sự gần gũi với học sinh, vì vậy khơng hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em. Một số thầy, cô chủ nhiệm chủ yếu thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giờ sinh hoạt lớp hàng tuần. Trong giờ sinh hoạt chủ yếu là phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm khuyết điểm của học sinh nên thường

rất nặng nề, khô cứng. Nhận xét của GV thường áp đặt, chủ quan, một chiều, thiếu dân chủ.

Đối với đội ngũ GVBM nhất là những mơn học có ưu thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD..., nhiều thầy cơ cịn coi nhẹ, chưa phát huy được hết lợi thế của các môn học, chủ yếu nặng về cung cấp kiến thức, ít chú ý đến giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bải giảng, cho rằng đây chỉ là những hoạt động bổ trợ không quan trọng, không chú ý giáo dục, uốn nắn học sinh, vì thế hiệu quả của hoạt động giáo dục đạo đức qua các môn học chưa cao.

Về các nội dung và hình thức hoạt động giáo dục đạo đức tuy nhà trường đã có nhiều đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhưng vẫn còn đơn điệu và hiệu quả giáo dục chưa cao.

Về sự phối hợp giữa các lực lượng cho thấy mặc dù nhà trường đã chú ý nhiều đến công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục, song sự phối hợp này cịn chưa thường xun, chưa có cơ chế phối hợp nhịp nhàng và quy trách nhiệm cụ thể do đó chưa phát huy hết sức mạnh vốn có của các lực lượng này trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và các yếu tố đảm bảo khác cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục đạo đức. Nhà trường hiện nay đang phấn đấu đạt trường chuẩn Quốc gia, vì vậy ngồi hệ thống cơ sở vật chất hiện có, trong năm học vừa qua nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất và đã được bàn giao đưa vào sử dụng khu nhà thể chất, nhà đa năng, hệ thống phịng học bộ mơn, thư viện, phòng truyền thống … với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đây là những yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động giáo dục đạo đức được thực hiện hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thực tế tổ chức hoạt động địi hỏi nguồn kinh phí lớn, vì thế nhà trường cần phải làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, qua đó có thêm kinh phí cho các hoạt động chung của nhà trường trong đó có hoạt động giáo dục đạo đức.

* Nguyên nhân khách quan

Hiện nay, việc đánh giá nhà trường, đánh giá GV, đánh giá học sinh của ngành giáo dục cũng như của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả của hoạt động dạy và học. Vì vậy, đã tạo áp lực rất lớn đối với nhà trường về chất lượng dạy và học các mơn văn hóa, chính vì thế giáo dục đạo đức thường bị coi nhẹ. Đối với cấp học THPT, việc thi tốt nghiệp và thi Đại học, Cao đẳng là áp lực rất lớn đối với cả GV, học sinh và PHHS, vì thế các hoạt động dạy và học được coi là hoạt động chủ yếu của nhà trường trong khi đó các mặt giáo dục khác trong đó có hoạt động giáo dục đạo đức có lúc bị xem nhẹ.

Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những biến đổi của xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống đã tác động đến mọi mặt giáo dục của nhà trường hình thành nên một bộ phận thanh niên học sinh có lối sống thực dụng, coi trọng vật chất, coi nhẹ những giá trị tinh thần. Ngồi ra, do sự du nhập các văn hóa phẩm khơng lành mạnh thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng internet… đã hàng ngày, hàng giờ tấn công vào lớp trẻ, tầng lớp vốn nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới trong khi kinh nghiệm sống còn hạn chế dễ dàng làm cho các em quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống mà chúng ta đã gìn giữ bao đời nay.

Trường THPT Hoài Đức B là trường ngoại thành, trong những năm gần đây, do nền kinh tế nói chung có nhiều khó khăn, người dân địa phương chủ yếu sống bằng nông nghiệp nhưng nhiều thôn xã đất nông nghiệp phần lớn bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị và làm đường giao thơng, vì thế nhiều gia đình kinh tế rất khó khăn, phải bươn trải lo cho cuộc sống nên ảnh hưởng đến việc đầu tư cho giáo dục của con em.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm qua, trường THPT Hoài Đức B đã quan tâm và có

nhiều cố gắng trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định và đã thực sự góp phần đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên, cơng tác quản lý của nhà trường nói chung, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng cịn bộc lộ nhiều bất cập: Bộ máy tổ chức quản lí giáo dục đạo đức chưa đồng bộ, sự phối hợp trong công tác chưa được chặt chẽ; năng lực của nhiều GVCN lớp còn hạn chế; việc xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chưa thật tốt; việc kiểm tra, đánh giá chưa tiến hành thường xuyên, quy định chưa chặt chẽ; việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục thiếu chặt chẽ, chưa phát huy được vai trò tự giáo dục của học sinh. Để khắc phục những hạn chế này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung địi hỏi BGH nhà trường phải đổi mới các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Hoài Đức B nhằm nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục cũng như học sinh về vai trị, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Cần tổ chức, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các lực lượng phối hợp thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.

CHƢƠNG 3

ĐỔI MỚI BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HỒI ĐỨC B, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông hoài đức b, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)