PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA THÔNG THƯỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô (Trang 80 - 83)

PHẦN IV: KIỂM TRA, SỬA CHỮA MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HềA

4.1. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA THÔNG THƯỜNG

4.1.1. Kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp trên xe.

Để xác định được các hư hỏng trong hệ thống điều hòa trên xe ô tô.

Yêu cầu: Xác định kiểu xe, kiểu động cơ, kiểu điều hòa không khí. Xác định ngày giờ và tần số xảy ra sự cố. Xác định điều kiện đường xá, tình trạng thời tiết và xác định biểu hiện của hư hỏng.

Một số hư hỏng thường gặp.

STT Chi tiết Kiểm tra Biện pháp khắc phục

1 Máy nén + Nghe tiếng ồn

+ Phớt chắn dầu + Công tắc áp suất ga.

+ Các lá van.

+ Thay phớt chắn dầu, công tắc áp suất nếu bị hỏng.

+ Sửa chữa và vệ sinh máy nén.

2 Giàn nóng, giàn

lạnh + Rò rỉ.

+ Cặn bẩn.

+ Nếu rò rỉ ít có thể hàn lại, nếu nhiều thay thế mới.

+ Vệ sinh giàn nóng, giàn lạnh.

3 Phin lọc + Kiểm tra cặn bẩn, hơi

nước có trong hệ thống. + Nếu thấy có cặn bẩn hoặc hơi nước có trong hệ thống thì thay phin lọc.

4 Van tiết lưu + Điều chỉnh độ mở của van

tiết lưu, hoặc thay thế 5 Các đường ống

dẫn, gioăng đệm làm kín

+ Rò rỉ, nứt đường ống + Dập nát gioăng đệm

+ Thay thế đường ống nối và các gioăng đệm

6 Tấm lọc gió + Kiểm tra bụi bẩn + Vệ sinh làm sạch hoặc thay thế.

7 Quạt giàn nóng, giàn lạnh

+ Kiểm tra sự nứt, vỡ, cong vênh của cánh quạt.

+ Kiểm tra các chổi than.

+ Điều chỉnh hoặc thay thế cánh quạt.

+ Thay thế các chổi than đã quá mòn.

8 Ga lạnh + Kiểm tra áp suất ga + Kiểm tra chất lượng ga

+ Dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra.

+ Quan sát chất lượng ga qua mắt ga.

9 Bảng điều khiển + Kiểm tra hoạt động các phím bấm, núm điều khiển.

+ Nếu kẹt hoặc không có tín hiệu điện thì sửa chữa hoặc thay thế.

10 Dây curoa + Kiểm tra sức căng dây + Kiểm tra các vết rạn

+ Căng lại dây cho phù hợp.

+ Thay thế dây mới nếu dây

nứt trên dây. bị gioãng nhiều hoặc có nhiều vết rạn nứt xuất hiện

11 Các giắc cắm, cầu

chì, cảm biến. + Kiểm tra bị lỏng, bị oxy hóa, bị cháy, đứt không…

+ Sửa chữa hoặc thay thế mới

4.1.2. Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất ga.

a. Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất:

Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hòa làm việc cho phép ta có thể giả định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định được giá trị phù hợp để chẩn đoán sự cố.

b. Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất.

Khi thực hiện chẩn đoán bằng cách sử dụng đồng hồ đo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

+ Nhiệt độ nước làm mát động cơ: Sau khi được hâm nóng.

+ Tất cả các cửa: Được mở hoàn toàn.

+ Núm chọn luồng không khí: “FACE”.

+ Núm chọn dẫn khí vào: “RECIRC”.

+ Tốc độ động cơ: 1500 (vòng/phút)- R134a; 2000 (vòng/phút)- R12.

+ Núm chọn tốc độ quạt gió: HI + Núm chọn nhiệt độ: MAX COOL.

+ Công tắc điều hòa: ON.

+ Nhiệt độ đầu vào của điều hòa: 300C đến 350C.

Chú ý: Đối với xe có trang bị bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR, vì phía áp suất thấp được điều khiển bởi EPR nên các giá trị bất thường có thể không được chỉ ra trực tiếp trên áp suất đồng hồ.

Hình 4.1: Áp suất ga ở mức tiêu chuẩn.

+ Phía áp suất thấp: 0,15 ÷ 0,25 MPa (1,5 ÷ 2.5 kgf/cm2) + Phía áp suất cao: 1,6 ÷ 1,8 MPa (14 ÷ 16 kgf/cm2)

Một số hư hỏng thường gặp được kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất

Stt Hiện tượng Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1 Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất

+ Áp suất ở phía cao áp và thấp áp đều thấp hơn so với mức tiêu chuẩn

+ Thấy bọt khí qua quan sát mắt ga.

+ Mức độ lạnh không đủ.

+ Thiếu môi chất.

+ Rò rỉ ga.

+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa.

+ Nạp thêm môi chất lạnh.

2 Hệ thống thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt

+ Áp suất cao ở cả phía cao áp và thấp áp.

+Không có bọt ở mắt ga dù hoạt động ở tốc độ thấp.

+ Mức độ làm lạnh không đủ

+ Thừa môi chất.

+ Giải nhiệt giàn nóng kém

+ Điều chỉnh đúng lượng môi chất.

+ Vệ sinh giàn nóng.

+ Kiểm tra hệ thống làm mát của xe (quạt điện…) 3 Có hơi ẩm

trong hệ thống lạnh

+ Hệ thống hoạt động bình thường khi hệ thống điều hòa bắt đầu hoạt động. Sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân không tăng dần.

+ Quan sát thấy hơi ẩm tại mắt ga.

+ Hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh.

+ Thay phin lọc, bình chứa.

+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.

4 Sụt áp trong máy nén

+ Phía áp suất thấp: cao, phía áp suất cao: thấp.

+ Khi tắt máy điều hòa, ngay lập tức áp suất ở phía thấp áp và cao áp bằng nhau.

+ Khi làm việc thân máy nén không đủ nóng.

+ Mức độ làm lạnh không đủ

+ Sụt áp ở phía máy nén.

+ Kiểm tra sửa chữa máy nén

5 Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh

+ Khi tắc nghẽn hoàn toàn, giá trị áp suất ở phía thấp áp giảm xuống giá trị chân không ngay lập tức.

+ Khi có xu hướng tắc nghẽn, giá trị áp suất ở phía áp thấp giảm dần xuống giá trị chân không.

+ Có sự chênh lệch nhiệt độ trước và sau chỗ tắc

+ Bụi bẩn hoặc hơi ẩm gây tắc nghẽn, đóng băng tại van tiết lưu, van EPR hoặc các lỗ khác.

+ Rò rỉ ga ở thanh cảm nhận nhiệt

+ Phân loại nguyên nhân gây tắc. Thay thế các bộ phận, chi tiết gây ra tắc nghẽn.

+ Hút chân không hệ thống.

6 Khí lọt vào

hệ thống + Giá trị áp suất ở cả hai phía cao áp và thấp áp đều cao.

+ Hút chân không không triệt để.

+ Kiểm tra các đường ống dẫn.

+ Hút chân không

+ Khả năng làm lạnh giảm với sự tăng lên của áp suất thấp.

+ Thấy bọt khí qua mắt ga dù môi chất đã nạp đủ.

+ Rò rỉ trên các đường ống dẫn.

triệt để trước khi nạp ga.

7 Van tiết lưu

mở quá lớn + Áp suất phần thấp áp tăng, tính năng làm lạnh giảm (áp suất ở phía cao áp hầu như không đổi).

+ Bám tuyết trên đường ống áp suất thấp.

+ Hỏng van tiết lưu hoặc điều chỉnh không đúng

+Kiểm tra và sửa chữa tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w