Các điều khiển chính trong mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô (Trang 66 - 108)

a. Điều khiển quạt két nước và quạt giàn nóng.

Cấu trúc:

- 3 rơ le quạt ( rơ le quạt tốc độ cao, rơ le quạt tốc độ thấp, rơ le điều khiển). - 1 quạt chính và 1 quạt phụ.

Đặc điểm điều khiển.

- Khi bật khóa điện, nguồn điện (+) được cấp tới cuộn dây của các rơ le quạt và chờ nối mát tại ECU động cơ.

- Khi hai quạt mắc song song sẽ quay tốc độ cao. Khi hai quạt mắc nối tiếp sẽ quay với tốc độ thấp.

TH1: Quạt chính quay.

TH2: Hai quạt mắc nối tiếp, chạy tốc độ thấp. TH3: Hai quạt mắc song song, chạy tốc độ cao.

b. Điều khiển quạt giàn lạnh.

Cấu trúc:

- 1 mô tơ quạt giàn lạnh (Blower motor). - 1 rơ le quạt giàn lạnh ( Blower motor relay).

- 1 tranzistor công suất điều khiển tốc độ quạt (power tranzistor). - 1 rơ le quạt tốc độ cao (Max high relay).

Đặc điểm điều khiển:

- Khi bật khóa điện cuộn dây rơ le quạt giàn lạnh được cấp điện hút tiếp điểm đóng lại cấp điện (+) tới mô tơ quạt và qua transistor công suất.

- ECU A/C điều khiển đóng ngắt dòng điều khiển tới transistor công suất để nối mát hoặc ngắt nối mát cho quạt.

- Khi quạt quay tốc độ cao ECU A/C sẽ điều khiển nối mát cho cuộn dây của rơ le tốc độ cao. Khi đó dòng điện qua quạt không qua transistor nên không bị sụt áp.

TH1: Dòng điện qua quạt được điều khiển bởi transistor công suất. TH2: Điều khiển quạt chạy tốc độ cao.

c. Điều khiển máy nén.

Cấu trúc:

- 1 rơ le điều khiển máy nén (A/C compressor relay). - 1 máy nén (A/C compressor).

Đặc điểm điều khiển.

- Khi bật điều hòa cuộn dây rơ le ly hợp máy nén được cấp (+) tại cầu chì và được điều khiển nối mát bởi ECU động cơ (chân B14).

- Tín hiệu áp suất ga từ cảm biến áp suất ga (A/C pressure sensor) được gửi tới ECU động cơ để điều khiển đóng ngắt máy nén khi áp suất ga quá thấp hoặc quá cao. d. Điều khiển gió.

Cấu trúc:

- 1 Mô tơ trộn gió (Air mix control servo motor). - 1 Mô tơ lấy gió vào (Air inlet control servo motor). - 1 Mô tơ chia gió (Air vent mode control servo motor).

Đặc điểm điều khiển: Tùy theo việc điều chỉnh nhiệt độ mà ECU A/C sẽ điều khiển các mô tơ hoạt động theo các chế độ thích hợp.3.2.4. Mạch điện điều hòa.

3.3. MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐIỀU HÒA TRÊN XE 2001 HONDA ACCORD DX.3.3.1. Ký hiệu màu dây. 3.3.1. Ký hiệu màu dây.

Ký hiệu Giải thích Màu dây

BLK/YEL Black/ Yellow Đen/ Vàng

WHT/YEL White/ Yellow Trắng/ Vàng

BLU/ORG Blue/ Orange Xanh da trời/ Cam

BLU/RED Blue/ Red Xanh da trời/ Đỏ

BRN/YEL Brown/ Yellow Nâu/ Vàng

YEL/GRN Yellow/ Green Vàng/ Xanh lá cây

GRN/RED Green/ Red Xanh lá cây/ đỏ

GRN/WHT Green/ White Xanh lá cây/ Trắng

RED/BLK Red/ Black Đỏ/ Đen

YEL/GRN Yellow/ Green Vàng/ Xanh lá cây

3.3.2. Ký hiệu các giắc cắm:

Ký hiệu Tín hiệu

A1 Điều khiển hòa trộn khí

A2 Bật công tắc điều hòa

A3 Điều khiển gió ngoài

A4 Điều khiển gió trong

A5 Điều khiển sấy kính

A6 Điều khiển cửa gió bên

A8 Điều khiển gió nóng

A9 Điều khiển gió lạnh

A11 Mass

A12 Cảm biến bức xạ mặt trời

A13 Điện áp 5V

A14 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

A15 Nhiệt độ gió ra

A16 Cảm biến nhiệt độ trong xe

A17 Chế độ Mode 4

A18 Chế độ Mode 3

A19 Chế độ Mode 2

A20 Chế độ Mode 1

B2 Cầu chì

B3 Liên lạc với ECU động cơ B4 Rơ le quạt giàn lạnh tốc độ cao B5 Điều khiển transistor công suất B6 Tín hiệu phản hồi quạt giàn lạnh

B7 Sấy kính sau

B8 Mass

3.3.3. Các điều khiển chính.

a. Điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước.

Cấu trúc:

- 1 bộ điều khiển quạt. - 2 công tắc quạt thường mở .

- 1rơ le giàn nóng + 1 rơ le quạt nước làm mát. - 1 quạt giàn nóng + 1 quạt két nước làm mát.

Đặc điểm điều khiển:

- Khi bật khóa điện, điện (+) được cấp sẵn tại bộ điều khiển quạt nước làm mát. Khi hai công tắc quạt đóng sẽ điều khiển nối mass cho bộ điều khiển quạt.

b. Điều khiển quạt giàn lạnh.

Cấu trúc:

- 1 rơ le quạt giàn lạnh. - 1 quạt giàn lạnh. - 1 transistor công suất. - 1 rơ quạt tốc độ cao

Đặc điểm điều khiển:

- Khi bật điều hòa rơ le quạt lạnh được cấp điện luôn.

- Quạt quay với 3 cấp tốc độ: Tốc độ thấp (Khi qua điện trở), tốc độ trung bình (qua transistor công suất), tốc độ cao (đi thẳng).

c. Điều khiển máy nén.

Cấu trúc:

- Ly hợp máy nén (A/C compressor clutch).

- Rơ le ly hợp máy nén. (A/C compressor clutch relay). - Công tắc áp suất ga (A/C pressure switch).

Đặc điểm điều khiển:

- Giữa ECU A/C và ECU động cơ có tín hiệu trao đổi để điều khiển hoạt động của máy nén.

- ECU động cơ sẽ điều khiển hoạt động của máy nén thông qua việc nối mát cho cuộn dây của rơ le ly hợp.

- Để máy nén hoạt động thì ECU phải nhận được tín hiệu áp suất ga từ công tắc áp suất kép.

d. Điều khiển gió.

Cấu trúc:

- 1 Mô tơ trộn gió (Air mix control servo motor). - 1 Mô tơ lấy gió vào (Air inlet control servo motor). - 1 Mô tơ chia gió (Air vent mode control servo motor).

Đặc điểm điều khiển:

Tùy theo việc điều chỉnh nhiệt độ mà ECU A/C sẽ điều khiển các mô tơ hoạt động theo các chế độ thích hợp.

3.3.4. Sơ đồ mạch điện.

3.4. MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐIỀU HÒA XE 2000 LEXUS ES 3003.4.1. Ký hiệu màu dây. 3.4.1. Ký hiệu màu dây.

LT BLU Light Blue Xanh da trời nhạt

GRN Green Xanh lá cây

BRN/WHT Brown/ White Nâu/ trắng

PNK Pink Hồng

YEL Yellow Vàng

BLU/BLK Blue/ Black Xanh da trời/ đen

WHT White Trắng

ORG Orange Cam

PNK/BLK Pink/ Black Hồng/ đen

BLK Black Đen

GRY/ BLK Gray/ Black Xám/ đen

GRN/WHT Green/ White Xanh da trời/ trắng

YEL/BLK Yellow/ Black Vàng/ đen

BRN Brown Nâu

LT GRN/ BLK Light Green/ Black Xanh lá cây nhạt/ đen

GRY/ BLK Gray/ Black Xám/ đen

LT BLU/ BLK Light Blue/ Black Xanh da trời nhạt/ đen

BLU Blue Xanh da trời

PNK/WHT Pink/ White Hồng / trắng

GRN/BLK Green/ Black Xanh lá cây / đen

RED Red Đỏ

WHT/BLK White/ Black Trắng/ đen

YEL/BLU Yellow/ Blue Vàng/ xanh da trời

3.4.2. Ký hiệu chân giắc cắm.

Ký hiệu Tín hiệu

SG Mát

Lock Khóa máy nén

Face Chế độ thổi lên mặt

AIF Chế độ lấy gió ngoài

AIR Chế độ lấy gió trong

AMC Chế độ Max Cool

AMH Chế độ Max Hot

S5 Điện áp 5V

B+ Điện áp ắc quy

GND Mát

IGN Điện áp ECU

B/L Chế độ Bi-level

Foot Chế độ gió thổi xuống chân

F/D Chế độ thổi xuống chân và thổi xấy kính

DEF Chế độ thổi sấy kính

IG+ Từ khóa điện

TAM Tín hiệu cảm biến nhiệt độ môi trường

TR Tín hiệu cảm biến nhiệt độ trong xe

TS Tín hiệu cảm biến bức xạ mặt trời

TE Tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

TPI Tín hiệu vị trí điều khiển Fresh/ Rec

TP Tín hiệu vị trí điều khiển Cool/Hot

PSW Tín hiệu công tắc áp suất ga

BLW Tín hiệu điều khiển quạt giàn lạnh

3.4.3. Các điều khiển cơ bản.

a. Điều khiển quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát.

Cấu trúc:

- 3 rơ le quạt (fan 1 relay, fan 2 relay, fan 3 relay). - 1 quạt giàn nóng + 1 quạt két nước.

- 1 rơ le chính của động cơ (engine main relay).

- 1 công tắc áp suất đơn + 2 công tắc nhiệt độ nước làm mát.

Đặc điểm điều khiển:

- Khi bật khóa điện rơ le chính của động cơ được cấp điện.

- Các công tắc áp suất, công tắc nhiệt độ nước 1, 2 có nhiệm vụ nối mát cho cuộn dây của rơ le quạt tùy theo từng chế độ: chỉ quạt giàn nóng làm việc; chỉ quạt két nước làm mát làm việc; hai quạt mắc nối tiếp cùng làm việc.

b. Điều khiển quạt giàn lạnh.

Cấu trúc:

- 1 rơ le quạt giàn lạnh (Blower relay) - 1 quạt giàn lạnh (Blower motor)

- 1 bộ điều khiển quạt giàn lạnh (A/C blower motor controller) - 1 điện trở quạt (Blower resistor)

- Cuộn dây rơ le quạt được cấp (+) sẵn khi bật khóa điện và chờ nối mát bởi ECU A/C (chân HR).

- Tốc độ quạt được điều khiển bởi transistor công suất trong bộ điều khiển quạt.

- Khi quạt quay tốc độ thấp, dòng điện qua điện trở quạt (Blower resistor). c. Điều khiển máy nén.

Cấu trúc:

- Rơ le ly hợp máy nén (MG CLT relay).

- Máy nén (cuộn dây ly hợp máy nén + cảm biến tốc độ máy nén).

Đặc điểm điều khiển.

- Cuộn dây rơ le ly hợp máy nén được cấp (+) sẵn khi bật khóa điện, chờ nối mát bởi ECU động cơ.

- ECU A/C nhận các tín hiệu: tín hiệu bật khóa điện (IG+); tín hiệu từ công tắc áp suất kép (PSW); tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh (TE); tín hiệu cảm biến tốc độ máy nén (Lock). ECU A/C và ECU động cơ trao đổi thông tin qua chân (IGN) để điều khiển điều hòa.

d. Điều khiển gió.

Cấu trúc:

- 1 Mô tơ trộn gió (Air mix control servo motor). - 1 Mô tơ lấy gió vào (Air inlet control servo motor). - 1 Mô tơ chia gió (Air vent mode control servo motor).

Đặc điểm điều khiển:

Tùy theo việc điều chỉnh nhiệt độ mà ECU A/C sẽ điều khiển các mô tơ hoạt động theo các chế độ thích hợp.

3.4.4. Sơ đồ mạch điện

PHẦN IV: KIỂM TRA, SỬA CHỮA MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA.

4.1. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, SỬA CHỮA THÔNG THƯỜNG.

4.1.1. Kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp trên xe.

Để xác định được các hư hỏng trong hệ thống điều hòa trên xe ô tô.

Yêu cầu: Xác định kiểu xe, kiểu động cơ, kiểu điều hòa không khí. Xác định ngày giờ và tần số xảy ra sự cố. Xác định điều kiện đường xá, tình trạng thời tiết và xác định biểu hiện của hư hỏng.

Một số hư hỏng thường gặp.

STT Chi tiết Kiểm tra Biện pháp khắc phục 1 Máy nén + Nghe tiếng ồn

+ Phớt chắn dầu + Công tắc áp suất ga. + Các lá van.

+ Thay phớt chắn dầu, công tắc áp suất nếu bị hỏng. + Sửa chữa và vệ sinh máy nén.

2 Giàn nóng, giàn

lạnh + Rò rỉ.+ Cặn bẩn. + Nếu rò rỉ ít có thể hàn lại, nếu nhiều thay thế mới. + Vệ sinh giàn nóng, giàn lạnh.

3 Phin lọc + Kiểm tra cặn bẩn, hơi

nước có trong hệ thống. + Nếu thấy có cặn bẩn hoặc hơi nước có trong hệ thống thì thay phin lọc.

4 Van tiết lưu + Điều chỉnh độ mở của van

tiết lưu, hoặc thay thế 5 Các đường ống

dẫn, gioăng đệm làm kín

+ Rò rỉ, nứt đường ống + Dập nát gioăng đệm

+ Thay thế đường ống nối và các gioăng đệm

6 Tấm lọc gió + Kiểm tra bụi bẩn + Vệ sinh làm sạch hoặc thay thế.

7 Quạt giàn nóng, giàn lạnh

+ Kiểm tra sự nứt, vỡ, cong vênh của cánh quạt.

+ Kiểm tra các chổi than.

+ Điều chỉnh hoặc thay thế cánh quạt.

+ Thay thế các chổi than đã quá mòn.

8 Ga lạnh + Kiểm tra áp suất ga + Kiểm tra chất lượng ga

+ Dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra.

+ Quan sát chất lượng ga qua mắt ga.

9 Bảng điều khiển + Kiểm tra hoạt động các phím bấm, núm điều khiển.

+ Nếu kẹt hoặc không có tín hiệu điện thì sửa chữa hoặc thay thế.

10 Dây curoa + Kiểm tra sức căng dây + Kiểm tra các vết rạn

+ Căng lại dây cho phù hợp. + Thay thế dây mới nếu dây

nứt trên dây. bị gioãng nhiều hoặc có nhiều vết rạn nứt xuất hiện

11 Các giắc cắm, cầu

chì, cảm biến. + Kiểm tra bị lỏng, bị oxy hóa, bị cháy, đứt không…

+ Sửa chữa hoặc thay thế mới

4.1.2. Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất ga.a. Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất: a. Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất:

Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hòa làm việc cho phép ta có thể giả định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định được giá trị phù hợp để chẩn đoán sự cố.

b. Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất.

Khi thực hiện chẩn đoán bằng cách sử dụng đồng hồ đo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

+ Nhiệt độ nước làm mát động cơ: Sau khi được hâm nóng. + Tất cả các cửa: Được mở hoàn toàn.

+ Núm chọn luồng không khí: “FACE”. + Núm chọn dẫn khí vào: “RECIRC”.

+ Tốc độ động cơ: 1500 (vòng/phút)- R134a; 2000 (vòng/phút)- R12. + Núm chọn tốc độ quạt gió: HI

+ Núm chọn nhiệt độ: MAX COOL. + Công tắc điều hòa: ON.

+ Nhiệt độ đầu vào của điều hòa: 300C đến 350C.

Chú ý: Đối với xe có trang bị bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh EPR, vì phía áp suất thấp được điều khiển bởi EPR nên các giá trị bất thường có thể không được chỉ ra trực tiếp trên áp suất đồng hồ.

Hình 4.1: Áp suất ga ở mức tiêu chuẩn.

+ Phía áp suất thấp: 0,15 ÷ 0,25 MPa (1,5 ÷ 2.5 kgf/cm2) + Phía áp suất cao: 1,6 ÷ 1,8 MPa (14 ÷ 16 kgf/cm2)

Một số hư hỏng thường gặp được kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất

Stt Hiện tượng Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1 Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất

+ Áp suất ở phía cao áp và thấp áp đều thấp hơn so với mức tiêu chuẩn

+ Thấy bọt khí qua quan sát mắt ga. + Mức độ lạnh không đủ. + Thiếu môi chất. + Rò rỉ ga. + Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa. + Nạp thêm môi chất lạnh. 2 Hệ thống thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt

+ Áp suất cao ở cả phía cao áp và thấp áp. +Không có bọt ở mắt ga dù hoạt động ở tốc độ thấp. + Mức độ làm lạnh không đủ + Thừa môi chất. + Giải nhiệt giàn nóng kém + Điều chỉnh đúng lượng môi chất. + Vệ sinh giàn nóng. + Kiểm tra hệ thống làm mát của xe (quạt điện…) 3 Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh + Hệ thống hoạt động bình thường khi hệ thống điều hòa bắt đầu hoạt động. Sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân không tăng dần. + Quan sát thấy hơi ẩm tại mắt ga. + Hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh. + Thay phin lọc, bình chứa. + Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.

4 Sụt áp trong máy nén

+ Phía áp suất thấp: cao, phía áp suất cao: thấp.

+ Khi tắt máy điều hòa, ngay lập tức áp suất ở phía thấp áp và cao áp bằng nhau. + Khi làm việc thân máy nén không đủ nóng.

+ Mức độ làm lạnh không đủ

+ Sụt áp ở phía máy nén.

+ Kiểm tra sửa chữa máy nén

5 Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh

+ Khi tắc nghẽn hoàn toàn, giá trị áp suất ở phía thấp áp giảm xuống giá trị chân không ngay lập tức. + Khi có xu hướng tắc nghẽn, giá trị áp suất ở phía áp thấp giảm dần xuống giá trị chân không. + Có sự chênh lệch nhiệt độ trước và sau chỗ tắc + Bụi bẩn hoặc hơi ẩm gây tắc nghẽn, đóng băng tại van tiết lưu, van EPR hoặc các lỗ khác. + Rò rỉ ga ở thanh cảm nhận nhiệt + Phân loại nguyên nhân gây tắc. Thay thế các bộ phận, chi tiết gây ra tắc nghẽn. + Hút chân không hệ thống. 6 Khí lọt vào

hệ thống + Giá trị áp suất ở cả hai phía cao áp và thấp áp đều cao. + Hút chân không không triệt để. + Kiểm tra các đường ống dẫn. + Hút chân không

+ Khả năng làm lạnh giảm với sự tăng lên của áp suất thấp. + Thấy bọt khí qua mắt ga dù môi chất đã nạp đủ. + Rò rỉ trên các đường ống dẫn.

triệt để trước khi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô (Trang 66 - 108)