Lựa chọn chiến lược cấp công ty

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị chiến lược chiến lược kinh doanh ngân hàng seabank đến 2020 (Trang 34 - 37)

Xác định mục tiêu của ngân hàng trong giai đoạn 2015 – 2020, nhận biết được những cơ hội cũng như thách thức của thi trường ngân hàng – tài chính hiện nay, nắm rõ hơn ai hết về những tiềm lực, cơ hội của mình, Seabank đã định hướng chiến lược phù hợp với các đơn vị kinh doanh (SBU - huy động, tín dụng, thanh tốn quốc tế).

3.1. Lợi thế sẵn có

SeABank hiện đang sở hữu danh mục hơn 40 s ản phẩm bán lẻ đa dạng và phong phú dành cho khách hàng cá nhân với 5 nhóm sản phẩm chính, mang lại nhiều lợi nhuận và giải pháp tài chính linh hoạt cho khách hàng. Tiêu biểu có thể kể đến các hình thức cho vay vốn như:

 Thấu chi tài khoản – SeAFast

 Cho vay tiêu dùng – SeABuy

 Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo – SeAMore

 Cho vay mua ô tô – SeACar

 Cho vay mua nhà ở - SeAHome

 Cho vay khuyến học - SeAStudy

 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá – SeAValue

 Chứng minh tào chính du học…

Về tiết kiệm và sinh lời thì có các loại hình như sau:

 Tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ

 Tiết kiệm bậc thang

 Tiết kiệm thông minh

 Tiết kiệm online

 Tiết kiệm trả lãi hàng tháng

Bên cạnh đó, SeABank cịn có tiềm năng về dịch vụ thanh tốn quốc tế đa dạng như:

 Dịch vụ phát hành tín dụng nhập khẩu

Trang 34

 Dịch vụ thông báo LC xuất khẩu

 Dịch vụ chuyển nhượng thư tín dụng

 Dịch vụ xác nhân thư tín dụng…

Trên cơ sở lợi thế rất lớn về thị trường tín dụng tiêu dùng, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam và đặc biệt đối tượng khách hàng cá nhân, Nhóm làm đề tài đã lựa chọn chiến lược tăng trưởng tâp trung cho Seabank

3.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung

Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược đặt trọng tâm vào việc cải tiến chất lượng các gói dịch vụ về tín dụng, huy động, thanh tốn…; cố gắng khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm, dịch vụ hiện tại bằng cách thực hiện tốt hơn. Các chiến lược cụ thể để phục vụ cho chiến lược tăng trưởng tập trung:

3.2.1. Chiến lược k hác biệt hoá sản phẩm

Nhằm tạo sự khác biệt hoá dựa trên thế mạnh về xuất nhập khẩu, kinh doanh tiền tệ, đặc biệt chú ý phát triển theo chiều ngang với sự kết hợp các dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm ở các lĩnh vực khác nhằm đem đến những sản phẩm “trọn gói” cho khách hàng

3.2.2. Chiến lược phát triển mark eting – thị trường

Chú trọng và tăng chi phí đầu tư vào các hoạt động tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao khả năng ứng phó của NH trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tài chính, trước sự gia tăng áp lực cạnh tranh với các NH trong và ngoài nước.

3.2.3. Chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tạo ưu thế khi hội nhập và hạn chế sự thua thiệt so với các NH TMCP trên thị trường bán lẻ.

3.2.4. Chiến lược công nghệ

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống máy chủ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng kỹ thuật CNTT tiên tiến vào các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các dịch vụ NH. Đến năm 2015 phát triển kênh phân phối thông qua việc ứng dụng công

Trang 35

nghệ thông tin và công nghệ thẻ nhằm phát triển các dịch vụ điện tử dựa trên Internet, ATM, mobile,… Từ đó có thể thu hút thêm nhiều khách hàng cá nhân, các DN vừa và nhỏ, mở rộng thị trường bán lẻ thông qua các sản phẩm mang hàm lượng công nghệ cao.

Trang 36

CHƯƠNG 4

CÁC CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ CƠ SỞ VÀ CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị chiến lược chiến lược kinh doanh ngân hàng seabank đến 2020 (Trang 34 - 37)