Tương quan giữa lo âu, trầm cảm trong thời gian 3 tháng sau sinh và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ tại huyện thường tín hà nội (Trang 52 - 55)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh (3 tháng) và các

3.3.2. Tương quan giữa lo âu, trầm cảm trong thời gian 3 tháng sau sinh và

Khác với khuôn mẫu tương quan giữa lo âu trầm cảm trong giai đoạn mang thai và các biến số nghiên cứu có liên quan. Giai đoạn sau sinh người phụ nữ có xu hướng nhạy cảm nhiều hơn với các biến số gây lo âu trầm cảm. Bằng chứng được thể hiện trong bảng số liệu 3.3.2 với 10 biến số có tương quan ở mức ý nghĩa thống kê với điểm tổng lo âu đo bằng GAD-7, và 11 biến số có tương quan ở mức ý nghĩa thống kê với điểm trầm cảm sau sinh đo bằng PHQ-9 và thang đo sàng lọc trầm cảm sau sinh EPDS so với giai đoạn trước khi sinh chỉ có 5 biến số có có tương quan ở mức ý nghĩa thống kê với điểm lo âu trầm cảm đo bằng GAD-7 và PHQ-9. Mức tương quan giữa các biến số cũng có xu hướng chặt hơn.

Cụ thể là với lo âu, có các mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa điểm số lo âu và (i) sự thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ và chồng (r = -0,34; p<0,01) ; (ii) sự thống nhất dựa trên sự trao đổi vợ chồng (r = -0,17; p<0,05); (iii) sự hài lòng về cuộc sống vợ chồng (r = -0,29; p<0,01); (iv) nhận được sự hỗ trợ từ chồng (r=-0,34; p<0,01); (v) nhận được sự hỗ trợ từ gia đình (r=-0,25; p<0,01); (vi) nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè (r = -0,26; p<0,01); (vii) sự hài lòng về cuộc sống (r=-0,35; p<0,01). Có các mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa điểm số lo âu và (viii) các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống (r = 0,27; p<0,01);(ix) sự căng thẳng về việc chăm sóc trẻ sau sinh (r = 0,37; p<0,01); (x) khí chất trẻ khó khăn sau sinh (r = -0,26; p<0,01).

Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong mối tương quan giữa điểm số trầm cảm đo bằng PHQ-9, EPDS và 10 biến số nêu trên trong phần lo âu (cả về chiều của các mối tương quan). Tuy nhiên với trầm cảm, điểm số lòng tự trọng của người phụ nữ càng thấp thì người phụ nữ đó càng có nguy cơ trầm cảm (như với PHQ-9 (r = -0,17; p<0,05) và với EPDS (r = -0,25; p<0,01)

Ý nghĩa của các mối tương quan trênkhẳng định rằng sau khi sinh 3 tháng, phụ nữ trải nghiệm càng nhiều căng thẳng trong cuộc sống, gặp căng thẳng với khí chất khó khăn của trẻ và căng thẳng với việc chăm sóc trẻ sau sinh sẽ có xu hướng lo âu trầm cảm nhiều hơn. Những người phụ nữ có sự thống nhất cao về các mục tiêu giá trị với chồng, thống nhất hành động dựa trên sự trao đổi vợ chồng, có xu

hướng hài lòng về cuộc sống vợ chồng cũng như cuộc sống nói chung, nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chồng, gia đình và bạn bè sẽ có ít nguy cơ bị lo âu trầm cảm.

Kết quả phân tích cũng chỉ ra một điều thú vị là sự hài lịng về cuộc hơn nhân với chồng không tương quan ở mức ý nghĩa thống kê với điểm số lo âu trầm cảm đo bằng các thang đo. Có thể chính đứa con được sinh ra đã bù trừ lại những điều khơng hài lịng về cuộc hơn nhân của người phụ nữ vì vậy mối tương quan này khơng có ý nghĩa thống kê.

Cũng trái với giả thuyết đã được đặt ra từ phần mở đầu, tổng điểm số kiêng cữ sau sinh khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với điểm số lo âu trầm cảm đo bằng các thang đo của đề tài. Điều này sẽ được làm rõ hơn trong phần tiếp theo dưới đây.

Bảng 3.15 Tương quan giữa lo âu, trầm cảm 3 tháng sau sinh và các biến số có liên quan

Tổng điểm lo âu theo GAD7 Tổng điểm trầm cảm theo PHQ9 Tổng điểm trầm cảm sau sinh EPDS

Thống nhất mục tiêu giá trị giữa

vợ và chồng -.344

** -.298** -.323**

Thống nhất dựa trên sự trao đổi vợ

chồng -.179

* -.204* -.145 Tổng điểm hài lòng cuộc sống vợ chồng -.295** -.300** -.268**

Điểm tổng LTT -.165 -.173* -.257**

Nhận được hỗ trợ từ chồng -.345** -.310** -.422**

Nhận được hỗ trợ từ gia đình -.259** -.331** -.311**

Nhận được hỗ trợ từ bạn bè -.260** -.309** -.291**

Hài lịng về cuộc hơn nhân với

chồng -.067 .009 .055

sống

Điểm trung bình hài lịng trong

cuộc sống -.358

** -.398** -.446**

Tổng điểm kiêng cữ sau sinh .014 .130 .138

Tổng điểm căng thẳng về việc

chăm sóc trẻ sau sinh .377

** .395** .288**

Tổng điểm khí chất trẻ khó khăn

sau sinh .260

** .364** .208*

Ghi chú: p<0,05; ** p<0,01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ tại huyện thường tín hà nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)