Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm khách thểnghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ tại huyện thường tín hà nội (Trang 41)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm khách thểnghiên cứu

3.1.1. Tuổi của nhóm khách thể nghiên cứu

Nhóm khách thể nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 26.85 tuổi (độ lệch chuẩn là ± 4,68). Khách thể có độ tuổi thấp nhất là 17 và khách thể tuổi cao nhất là 43. Đa phần các bà mẹ trong nhóm nghiên cứu có tuổi tập trung trong độ tuổi sinh đẻ từ 20-29 tuổi chiếm 68%. Nhóm khách thể có trong độ tuổi từ 30 trở lên chỉ chiếm 29%. Bảng 3.1 dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về đặc điểm và phân phối nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu.

Bảng 3.1. Tuổi của nhóm khách thể nghiên cứu

Nhóm tuổi N (%) Dƣới 20 4 3 Từ 20-29 91 68 Từ 30-39 38 28,3 Trên 39 1 .7 Tổng 134 100 X+SD (Min – Max) 26,85+ 4,68 (17-43)

3.1.2. Trình độ học vấn của nhóm khách thể nghiên cứu.

Trình độ học vấn của nhóm khách thể nghiên cứu được trình bày chi tiết trong bảng 3.1.2 dưới đây. Theo đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có trình độ văn hóa trung học phổ thơng (45,8%). Tiếp đến là nhóm có trình độ văn hóa cao đẳng – đại học chiếm (25,2%). Nhóm có trình độ văn hóa trung học cơ sở chiếm tỷ lệ (21,7%). Nhóm có trình độ văn hóa tiểu học chiếm (5,2%). Cịn nhóm có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,1%). Như vậy, mức trình độ học vấn chung của nhóm khách thể nghiên cứu có tính đại diện cho trình độ học vấn của phụ nữ tại các vùng nông thôn ngoại thành của Hà Nội. Xem bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn của khách thể nghiên cứu

Trình độ học vấn N (%) Tiểu học 7 5,2 Trung học cơ sở 28 21,7 Trung học phổ thông 62 45,8 Cao đẳng – Đại học 34 25,2 Sau đại học 3 2,1 Tổng 134 100

3.1.3. Nghề nghiệp của nhóm khách thể nghiêm cứu

Nghề nghiệp của nhóm khách thể nghiên cứu khá đa dạng tuy nhiên có đến 1/3 số khách thể nghiên cứu làm nông nghiệp thuần túy với (32,1%) khách thể nghiên cứu tự xác định nghề nghiệp chính là nơng dân. Tỷ lệ các bà mẹ ở nhà làm nội trợ cũng cao thứ hai chiếm (20,8%), nhóm nghề cơng nhân chiếm (17,1%), nhóm các bà mẹ là viên chức làm việc tại các cơ quan, công ty của nhà nước chiếm (12,6%), nhóm nghề tự dothì chiếm tỷ lệ (9,6%). Thấp nhất là nhóm bộ đội chiếm tỷ lệ (7,8%). Cơ cấu nghề nghiệp như vậy cũng khá đại diện cho khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu Nghề nghiệp N (%) Nghề nghiệp N (%) Công nhân 23 17,1 Bộ đội 11 7,8 Nông dân 42 32,1 Nội trợ 28 20,8 Cán bộ viên chức 17 12,6 Nghề tự do 13 9,6 Tổng 134 100

3.1.4. Thu nhập của nhóm khách thể nghiên cứu

Căn cứ trên số liệu tự báo cáo, có 82,8% khách thể nghiên cứu cho rằng thu nhập của gia đình ở mức đủ ăn và chi tiêu cho các nhu cầu giải trí cơ bản, 15,7% cho rằng thu nhập của gia đình chỉ đáp ứng chi tiêu ở mức tiết kiệm và chỉ có 1,5% khách thể nghiên cứu tự xác định gia đình thuộc diện có thu nhập cao, có các khoản tiền gửi tiết kiệm. Xem bảng 3.4 để biết chi tiết.

Bảng 3.4. Đặc điểm về thu nhập của khách thể nghiên cứu

Mức thu nhập N (%)

Chi tiêu ở mức tiết kiệm 21 15.7

Đủ ăn và chi các nhu cầu giải

trí cơ bản 111 82.8

Thu nhập cao, có các khoản tiền gửi tiết kiệm

2 1,5

Tổng 134 100

3.1.5. Tuổi kết hơn của nhóm khách thể nghiên cứu

Nhóm khách thể nghiên cứu có tuổi kết hơn khá sớm. Nhóm kết hơn trong độ tuổi từ 18 -25 chiếm tỷ lệ cao nhất (74,6%). Tiếp đến là nhóm tuổi từ 26 – 35 chiếm (21%). Kết hôn khi dưới 18 tuổi chiếm (3,7%) và tỷ lệ kết hôn khi trên 35

tuổi chiếm (0,7%). Xem chi tiết bảng 3.5. Tuổi kết hôn này là sự thể hiện phù hợp với thực tế của các vùng nông thôn.

Bảng 3.5. Tuổi kết hơn của nhóm khách thể nghiên cứu

Tuổi kết hôn N (%) Dưới 18 tuổi 5 3,7 Từ 18 – 25 tuổi 100 74,6 Từ 26 – 35 tuổi 28 21 Trên 35 tuổi 1 0,7 Tổng 134 100

3.1.6. Tình trạng sống chung của nhóm khách thể nghiên cứu

Về tình trạng sống chung, trong nhóm khách thể nghiên cứu thì tỷ lệ sống chung với chồng con và gia đình chồng cao nhất chiếm (71,1%). Tiếp đến là nhóm khách thể sống trong các gia đình hạt nhân với chồng và con chiếm 22,2%. Thấp nhất là nhóm khách thể sống cùng với gia đình bố mẹ đẻ chiếm (6,7%).

Bảng 3.6. Tình trạng sống chung của nhóm nghiên cứu

Sống chung với N (%)

Chồng và con 30 22,2

Gia đình chồng 95 71,1

Gia đình mình 9 6,7

3.2. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ trƣớc khi sinh (6 – 9 tháng) và các yếu tố có liên quan

3.2.1. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ trước khi sinh (6-9 tháng) theo thang sàng lọc lo âu GAD7 và thang sàng lọc trầm cảm PHQ9 theo thang sàng lọc lo âu GAD7 và thang sàng lọc trầm cảm PHQ9

Số liệu phân tích cho thấy điểm trung bình chung của thang sàng lọc lo âu GAD7 trên nhóm khách thể trong khoảng thời gian mang thai từ 6-9 tháng là 2,75; điểm trungbình chung của thang sàng lọc trầm cảm PHQ9 trên nhóm khách thể trong khoảng thời gian mang thai từ 6-9 tháng là 3,31. Điều này cho thấy phần lớn các bà mẹ trong nhóm khách thể nghiên cứu khơng có các biểu hiện lo âu trầm cảm trong giai đoạn này. Áp dụng các điểm cutoff để tính phân loại về tình trạng lo âu trầm cảm của các bà mẹ trước khi sinh, số liệu trong bảng 3.7 cho thấy phần lớn khách thể nghiên cứu khơng có các biểu hiện lo âu (76,9%). Chỉ có 18,7% khách thể nghiên cứu có các biểu hiện tối thiểu của lo âu; có 3,7% khách thể nghiên cứu có biểu hiện đáp ứng lo âu vừa và chỉ có duy nhất 1 trường hợp có các biểu hiện lo âu nặng cần có sự quan tâm can thiệp ngay.

Bảng 3.7. Phân loại lo âu theo thang sàng lọc GAD-7

Phân loại theo GAD7 N %

Không lo âu 103 76.9

Lo âu nhẹ 25 18.7

Lo âu vừa 5 3.7

Lo âu nặng 1 .7

Tổng 134 100.0

Số liệu trong bảng 3.7 dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về phân loại trầm cảm theo thang sàng lọc PHQ-9. Theo thông tin trong bảng 3.7 phần lớn khách thể nghiên cứu không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm chiếm 64,9%. Tỷ lệ khách thể có các triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ bị trầm cảm chiếm 30,6%. Chỉ có 5 khách thể nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn của trầm cảm nhẹ và 1 khách thể nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn của trầm cảm vừa. Khơng có khách thể nghiên

cứu nào đáp ứng các tiêu chuẩn của trầm cảm nặng. Xem chi tiết trong bảng 3.8 dưới đây.

Bảng 3.8. Phân loại trầm cảmtheo thang sàng lọc PHQ-9

Phân loại theo PHQ-9 N %

Không trầm cảm 87 64.9

Triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ trầm cảm

41 30.6

Trầm cảm nhẹ 5 3.7

Trầm cảm vừa 1 .7

Tổng 134 100.0

3.2.2. Tương quan giữa lo âu, trầm cảm trước sinh và các biến số nghiên cứu khác khác

Tiếp theo, để tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện gây căng thẳng và chấn thương với nguy cơ lo âu trầm cảm trong thời gian mang thai, chúng tôi tiến hành xử lý tương quan giữa điểm số lo âu trầm cảm trước khi sinh với các biến số nghiên cứu có liên quan. Số liệu cho thấy có mối tương quan giữa tình trạng lo âu trầm cảm trước sinh đo bằng các thang đo sàng lọc lo âu GAD7 và PHQ9 với các biến nghiên cứu. Cụ thể là với lo âu, có các mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa điểm số lo âu và (i) sự thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ và chồng (r = -0,18; p<0,05) ; (ii) nhận được sự hỗ trợ từ chồng (r=-0,29; p<0,01); (iii) nhận được sự hỗ trợ từ gia đình (r=-0,20; p<0,01) và (iv) sự hài lòng về cuộc sống (r=- 0,39; p<0,01). Điều này có nghĩa là nếu người phụ nữ mang thai có sự thống nhất cao với chồng về các mục tiêu giá trị; nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chồng và gia đình; cảm thấy hài lịng về cuộc sống sẽ ít bị lo âu hơn. Ngược lại, có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa điểm số lo âu và các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống (r=0,37; p<0,01) có nghĩa là người phụ nữ càng trải nghiệm nhiều sự kiện căng thẳng trong cuộc sống ở giai đoạn mang thai từ 6-9 tháng thì càng có xu hướng lo âu.

Tương tự với trầm cảm, điểm trầm cảm đo bằng thang sàng lọc PHQ-9 có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với (i) sự thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ và chồng (r = -0,20; p<0,01); (ii) nhận được sự hỗ trợ từ gia đình (r=-0,25; p<0,01); (iii) hài lịng về cuộc hơn nhân với chồng (r=-0,27; p<0,01) và (iv) sự hài lịng về cuộc sống nói chung (r=-0,31; p<0,01). Điểm trầm cảm đo bằng thang sàng lọc PHQ-9 có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống (r= 0,25; p<0,01). Như vậy, cũng giống như lo âu, nếu người phụ nữ mang thai có sự thống nhất cao với chồng về các mục tiêu giá trị; nhận được nhiều sự hỗ trợ từ gia đình; cảm thấy hài lịng về cuộc hơn nhân với chồng và hài lịng về cuộc sống nói chung và ít trải nghiệm các sự kiện căng thẳng trong thời gian mang thai thì sẽ ít bị trầm cảm hơn. Số liệu chi tiết xem bảng 3.

Bảng 3.9. Tương quan giữa lo âu trầm cảm trước sinh và các biến số

Các biến số Tổng điểm lo âu theo GAD7 Tổng điểm trầm cảm theo PHQ9

Thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ

và chồng -.186* -.208*

Thống nhất dựa trên sự trao đổi vợ

chồng .065 .028

Tổng điểm hài lòng cuộc sống vợ

chồng -.040 -.076

Điểm tổng lòng tự trọng .128 .065

Nhận được hỗ trợ từ chồng -.297** -.134

Nhận được hỗ trợ từ gia đình -.205* -.250**

Nhận được hỗ trợ từ bạn bè .036 -.154

Hài lịng về cuộc hơn nhân với

chồng -.168 -.270**

Các sự kiện căng thẳng trong cuộc

sống .370** .257**

Điểm trung bình hài lịng trong cuộc

sống -.391** -.319**

Ghi chú: * p<0,05; ** p<0,01

3.2.3. Mơ hình hồi quy lo âu và trầm cảm trước khi sinh

Tiếp theo, để khẳng định các yếu tố nào thực sự có ảnh hưởng đến tình trạng lo âu trầm cảm của các bà mẹ trước khi sinh chúng tơi thực hiện phân tích hồi quy với biến phụ thuộc lần lượt là điểm lo âu đo bằng thang đo sàng lọc GAD-

7 và điểm trầm cảm đo bằng thang đo sàng lọc PHQ-9; các biến độc lập bao gồm tất cả các biến đã được nêu trong bảng 3.9 gồm (i) lòng tự trọng, sựhài lòng cuộc về sống vợ chồng, (ii) nhận được hỗ trợ từ chồng, (iii) sự hài lịng về cuộc hơn nhân với chồng, (iv) nhận được hỗ trợ từ bạn bè, (v) các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, (vi) sự hài lịng trong cuộc sống nói chung, (vii) nhận được hỗ trợ từ gia đình, (viii) sự thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ và chồng, (ix) sự thống nhất dựa trên trao đổi vợ chồng. Số liệu phân tích của từng mơ hình được trình bày trong bảng 3.10 và 3.11 dưới đây.

Trong mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là điểm số thang đo sàng lọc lo âu GAD-7 tại bảng 3.10, chúng ta thấy khi đưa tất cả các biến vào trong mơ hình hồi quy thì chỉ có 3 biến số có ảnh hưởng đến tình trạng lo âu của các bà mẹ trong thời gian mang thai đó là (i) nhận được sự hỗ trợ từ chồng; (ii) các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và (iii) sự hài lòng về cuộc sống nói chung.

Phương trình dự báo tình trạng lo âu của các bà mẹ trong thời gian mang thai từ 6-9 tháng là:

Lo âu đo bằng GAD-7 trước sinh = β-0,23 x Điểm nhận được sự hỗ trợ từ chồng + 0,23 x Điểm các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống – 0,26 x Điểm sự hài lịng về cuộc sống nói chung.

Bảng 3.10. Mơ hình hồi quy lo âu trước sinh và các biến số

Mơ hình 1: biến phụ thuộc là điểm số GAD-7 trước sinh

Cịn trong mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là điểm số thang đo sàng lọc trầm cảm PHQ-9 tại bảng 3.11, chúng ta thấy khi đưa tất cả các biến vào trong mơ hình hồi quy thì chỉ có 2 biến số có ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm của các bà mẹ trong thời gian mang thai trong khoảng thời gian từ 6-9 tháng là (i) sự hài lòng về cuộc hơn nhân với chồng; (ii) sự hài lịng về cuộc sống nói chung.

Và phương trình dự báo tình trạng trầm cảm của các bà mẹ trong thời gian mang thai từ 6-9 tháng sẽ có dạng như sau:

Các biến số độc lập

Hệ số Beta

chuẩn t p

Hằng số (Constant) 3.587 .000

Thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ

và chồng -.315 -1.118 .266

Thống nhất dựa trên sự trao đổi vợ

chồng -.251 -.511 .610

Tổng điểm hài lòng cuộc sống vợ

chồng .589 .911 .364

Nhận được hỗ trợ từ chồng -.233 -2.771 .006

Nhận được hỗ trợ từ gia đình -.043 -.443 .658

Nhận được hỗ trợ từ bạn bè .087 1.008 .316

Hài lịng về cuộc hơn nhân với chồng -.074 -.910 .365

Các sự kiện căng thẳng trong cuộc

sống .233 2.640 .009

Điểm trung bình hài lịng trong cuộc

sống -.260 -2.868 .005

Trầm cảm đo bằng PHQ-9 trước sinh =β -0,21 x Điểm sự hài lịng về cuộc hơn nhân với chồng - 0,23 x Điểm sự hài lịng về cuộc sống nói chung.

Xem số liệu chi tiết tại bảng 3.11

Bảng 3.11. Mơ hình hồi quytrầm cảm trước sinh và các biến số

Mơ hình 2: biến phụ thuộc là điểm số PHQ-9 trước sinh

Các biến số độc lập

Hệ số Beta

chuẩn t p

Hằng số (Constant) 2.740 .007

Thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ và chồng

-.248 -.834 .406

Thống nhất dựa trên sự trao đổi vợ chồng

-.060 -.116 .908

Tổng điểm hài lòng cuộc sống vợ chồng

.341 .499 .619

Nhận được hỗ trợ từ chồng .018 .207 .836

Nhận được hỗ trợ từ gia đình -.094 -.914 .363 Nhận được hỗ trợ từ bạn bè -.105 -1.149 .253

Hài lịng về cuộc hơn nhân với chồng -.210 -2.443 .016

Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống

.123 1.313 .192

Điểm trung bình hài lịng trong cuộc sống

-.230 -2.401 .018

3.3. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh (3 tháng) và các yếu tố có liên quan yếu tố có liên quan

3.3.1. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh (3 tháng) theo thang sàng lọc lo âu GAD7, thang sàng lọc trầm cảm PHQ9, thang đo trầm cảm thang sàng lọc lo âu GAD7, thang sàng lọc trầm cảm PHQ9, thang đo trầm cảm sau sinh EPDS

Số liệu phân tích cho thấy điểm trung bình chung của thang sàng lọc lo âu GAD7 trên nhóm khách thể trong khoảng thời gian sau khi sinh 3 tháng là 3,55; Điểm trungbình chung của thang sàng lọc trầm cảm PHQ-9 trên nhóm khách thể trong khoảng thời gian sau khi sinh 3 tháng là 3,33. Điểm trung bình chung của thang đo trầm cảm sau sinh EPDS là 6,07.

Chi tiết hơn, khi áp dụng các điểm cutoff để tính phân loại về tình trạng lo âu trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh 3 tháng cho từng thang đo ta thấy như sau: - Về tình trạng lo âu theo thang đo sàng lọc GAD-7, số liệu trong bảng 3.12 cho thấy phần lớn khách thể nghiên cứu không có các biểu hiện lo âu (67,2%). Có 26,9% khách thể nghiên cứu có các biểu hiện tối thiểu của lo âu; có 5,2% khách thể nghiên cứu có biểu hiện đáp ứng lo âu vừa và chỉ có duy nhất 1 trường hợp có các biểu hiện lo âu nặng cần có sự quan tâm can thiệp ngay. Khuôn mẫu lo âu này cũng rất nhất quán với thực trạng lo âu của các bà mẹ trong quá trình mang thai từ 6-9 tháng tuy nhiên tỉ lệ các bà mẹ lo âu nặng và vừa có tăng lên sau khi sinh.

Bảng 3.12. Phân loại lo âu theo thang sàng lọc GAD-7

Phân loại theo GAD7 N %

Không lo âu 90 67.2

Lo âu nhẹ 36 26.9

Lo âu vừa 7 5.2

Lo âu nặng 1 .7

Tổng 134 100.0

- Về tình trạng trầm cảm đo bằng thang sàng lọc PHQ-9, số liệu trong bảng 3.13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ tại huyện thường tín hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)