Q trình nghiên cứu thực tiễn của chúng tơi được thực hiện theo trình tự như sau:
Giai đoạn 1:
Tiến hành nghiên cứu điểm luận tài liệu để hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến trầm cảm, trầm cảm sau sinh, các yếu tố văn hóa và chấn thương tâm lý có ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh…
Điểm lại các công cụ sàng lọc TCSS thường được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu gần đây. Tìm hiểu các thơng tin về chỉ số tâm trắc của các thang đo này để xác định độ hiệu lực và độ tin cậy của các thang đo.
Xây dựng bộ cơng cụ nghiên cứu hồn chỉnh cho đề tài.
Giai đoạn 2:
Tiến hành chọn mẫu, liên hệ cơ sở, điều tra thu thập số liệu.
Xây dựng giới thiệu tóm tắt về mục đích và nội dung nghiên cứu, liên hệ với 6 trạm y tế để được phép triển khai nghiên cứu.
Xác định phương thức chọn mẫu và các tiêu chuẩn loại trừ
Giới thiệu nghiên cứu, quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu đến những khách thể tiềm năng tại các trạm y tế; lấy chữ ký đồng ý tham gia nghiên cứu của các ứng viên tiềm năng.
Tiến hành thu thập số liệu bằng bảng hỏi lần 1 với các khách thể nghiên cứu được chọn đang mang thai từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 đến khám thai định kỳ tại cơ sở chăm sóc bà mẹ và trẻ em ban đầu tại tuyến xã (ở từng trạm y tế).
Đặt lịch hẹn thu thập số liệu đợt 2 trong khoảng thời gian 3 tháng sau sinh với các khách thể nghiên cứu
Tiến hành thu thập số liệu bằng bảng hỏi lần 2 với các khách thể nghiên cứu được chọn (thời điểm 3 tháng sau sinh).
Giai đoạn 3: Nhập liệu, sử lý số liệu nghiên cứu, viết báo cáo tổng hợp.
Số liệu được nhập theo từng đợt. Quá trình làm sạch số liệu được thực hiện theo hai bước (a) thủ cơng (những phiếu trả lời khơng hồn thành một phần nội dung bảng hỏi, đánh dấu các câu trả lời theo khuôn mẫu sẽ bị loại); (b) bằng thống kê (những phiếu trả lời thiếu các thông tin quan trọng trong thang đo trầm cảm EPDS hoặc PHQ9 hoặc GAD 7; những phiếu trả lời bị khuyết thiếu 10% các phương án trả lời sẽ bị loại). Sau hai bước sàng lọc, đợt 1 có 144 phiếu trả lời đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn; đợt 2 có 134 phiếu trả lời đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn.
Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 21.0 . Các phép thống kê được sử dụng gồm thống kê mơ tả (tần xuất, %, điểm trung bình, độ lệch chuẩn…) để mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm của các bà mẹ trước và sau sinh. Sử dụng các phép phân tích tương quan, kiểm định t ghép cặp, phân tích ANOVA và hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý và TCSS.
Từ số liệu nghiên cứu, báo cáo tổng hợp được viết. Nội dung chi tiết được trình bày trong chương III.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số công cụ và phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Đọc và phân tích tài liệu, sách và các cơng trình nghiên cứu về trầm cảm trước, trong và sau sinh của các tác giả trong và ngoài nước, các nguyên nhân sinh học, yếu tố tâm lý xã hội, các tress trong cuộc sống, các hỗ trợ trong xã hội, hài lịng hơn nhân với chồng…, để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và đưa ra các quan điểm cá nhân đối với các vấn đề đặt ra. Phương pháp phân tích tài liệu cịn giúp cho việc làm rõ các yếu tố tâm lý, tress trong cuộc sống…có liên quan tới các bà mẹ trước và sau sinh.
2.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Là phương pháp nghiên cứu quan trọng trong đề tài. Bảng hỏi được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu nhân khẩu học như tình trạng kinh tế, tuổi, nghề nghiệp,tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, tuổi thai… Để thấy được các yếu tố này có liên quan tới lo âu trầm cảm trước và sau sinh.
2.2.3.3. Bộ công cụ đo của chúng tôi sử dụng các thang đo, trắc nghiệm sau.
c. Thang đo TCSS của Edinburgh (EPDS)
Đã phát triển ở Scotland tại trung tâm y tế Livingston và Edinburgh là quy mô nghiên cứu rộng rãi nhất. Đã được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, thang đo tập trung vào cảm xúc của các bà mẹ chứ khơng tập trung vào các triệu chứng thể chất. Nó được phát triển để hỗ trợ cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu để phát hiện ra các bà mẹ . Hầu hết được sử dụng điểm cutoff từ 9 - 10 điểm. Trắc nghiệm này đã được Bác sĩ - Tiến sĩ Trần Tuấn phòng khám Tuna dịch ra Tiếng Việt. Trắc nghiệm được thiết kế với 10 item và mỗi item có 4 lựa chọn theo số điểm từ 0,1,2,3 theo chiều gia tăng của mức độ nặng của triệu chứng. Tổng số điểm được tính tốn bằng cách cộng điểm cả 10 câu, điểm tối đa là 30 điểm, điểm đánh giá TCSS từ điểm 10 hoặc nhiều hơn số điểm càng cao thì càng có nguy cơ TCSS.
d. Thang đo hài lịng trong quan hệ hơn nhân ADAS
Trắc nghiệm này có 6 item mỗi item thể hiện cho từng mục tiêu và giá trị, có 6 sự lựa chọn với số điểm từ 0 đến 5 các bà mẹ đánh giá vào một lựa chọn mà mình thấy hợp lý với mình. Câu thứ 7 là câu đánh giá chung mức độ hài lịng về quan hệ hơn nhân với chồng.
e. Thang đánh giá PDPI – R: phiên bản trước sinh
Bảng hỏi về các yếu tố có liên quan đến lo âu trầm cảm như tình trạng kinh tế, lịng tự trọng, lo lắng trước sinh, hỗ trợ xã hội, căng thẳng trong cuộc sống.
f. Thang đánh giá PDPI – R: phiên bản sau sinh
Bảng hỏi về việc căng thẳng trong việc chăm sóc con, tính cách trẻ, trầm cảm thoáng qua.
Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng là trắc nghiệm GAD 7 là trắc nghiệm đánh giá mức độ lo âu. Trắc nghiệm được thiết kế 7 item là những biểu hiện gây phiền phức cho các bà mẹ đang mang thai. Mỗi câu hỏi có 4 sự lựa chọn với số điểm từ 0 đến 3 các bà mẹ đánh giá vào một câu mà mình lựa chọn. Tổng số điểm sẽ được ghi nhận từ 0 - 21 điểm. Những bà mẹ nào có thang điểm từ 0 - 4 được coi là khơng có lo âu, từ 5 - 9 được coi là lo âu nhẹ, từ 10 - 14 lo âu vừa, từ 15 điểm trở lên được coi là lo âu nặng.
h. Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9
Phương pháp trắc nghiệm được sử dụng là trắc nghiệm PHQ9 là bảng hỏi về sức khỏe đánh giá mức độ trầm cảm. Trắc nghiệm được thiết kế 9 item là những vấn đề gây phiền phức thường xuyên cho các bà mẹ đang mang thai. Mỗi câu hỏi có 4 sự lựa chọn với số điểm từ 0 - 3 các bà mẹ đánh giá vào một câu mà mình lựa chọn. Tổng điểm cao nhất sẽ là 27 điểm và được phân loại như sau: từ 0 - 4 điểm là không trầm cảm, từ 5 - 9 điểm triệu chứng tối thiểu có nguy cơ, từ 10 - 14 điểm trầm cảm nhẹ, từ 15 - 19 điểm trầm cảm vừa, từ 20 - 27 điểm trầm cảm nặng. i. Các câu hỏi về phương pháp kiêng khem sau sinh
Bao gồm 17 cách kiêng khem, mỗi 1 câu có 2 lựa chọn có hoặc khơng do tác giả tìm hiểu và xây dựng dựa trên các nghiên cứu về văn hoá, các nghiên cứu về TCSS đi trước, phỏng vấn những người dân về các phương thức kiêng khem cho phụ nữ sau sinh.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần kết quả nghiên cứu sẽ tập trung trình bày các vấn đề chính: (i) mơ tả đặc điểm nhân khẩu học của khách thể nghiên cứu gồm nhóm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, tuổi kết hôn và sống chung; (ii) thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ trước khi sinh (6 – 9 tháng) và các yếu tố ảnh hưởng; (iii) thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh (3 tháng) và các yếu tố ảnh hưởng; (iv) mơ hình dự báo lo âu trầm cảm trước và sau sinh.
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm khách thể nghiên cứu.
3.1.1. Tuổi của nhóm khách thể nghiên cứu
Nhóm khách thể nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 26.85 tuổi (độ lệch chuẩn là ± 4,68). Khách thể có độ tuổi thấp nhất là 17 và khách thể tuổi cao nhất là 43. Đa phần các bà mẹ trong nhóm nghiên cứu có tuổi tập trung trong độ tuổi sinh đẻ từ 20-29 tuổi chiếm 68%. Nhóm khách thể có trong độ tuổi từ 30 trở lên chỉ chiếm 29%. Bảng 3.1 dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về đặc điểm và phân phối nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu.
Bảng 3.1. Tuổi của nhóm khách thể nghiên cứu
Nhóm tuổi N (%) Dƣới 20 4 3 Từ 20-29 91 68 Từ 30-39 38 28,3 Trên 39 1 .7 Tổng 134 100 X+SD (Min – Max) 26,85+ 4,68 (17-43)
3.1.2. Trình độ học vấn của nhóm khách thể nghiên cứu.
Trình độ học vấn của nhóm khách thể nghiên cứu được trình bày chi tiết trong bảng 3.1.2 dưới đây. Theo đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có trình độ văn hóa trung học phổ thơng (45,8%). Tiếp đến là nhóm có trình độ văn hóa cao đẳng – đại học chiếm (25,2%). Nhóm có trình độ văn hóa trung học cơ sở chiếm tỷ lệ (21,7%). Nhóm có trình độ văn hóa tiểu học chiếm (5,2%). Cịn nhóm có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,1%). Như vậy, mức trình độ học vấn chung của nhóm khách thể nghiên cứu có tính đại diện cho trình độ học vấn của phụ nữ tại các vùng nông thôn ngoại thành của Hà Nội. Xem bảng 3.2.
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn của khách thể nghiên cứu
Trình độ học vấn N (%) Tiểu học 7 5,2 Trung học cơ sở 28 21,7 Trung học phổ thông 62 45,8 Cao đẳng – Đại học 34 25,2 Sau đại học 3 2,1 Tổng 134 100
3.1.3. Nghề nghiệp của nhóm khách thể nghiêm cứu
Nghề nghiệp của nhóm khách thể nghiên cứu khá đa dạng tuy nhiên có đến 1/3 số khách thể nghiên cứu làm nông nghiệp thuần túy với (32,1%) khách thể nghiên cứu tự xác định nghề nghiệp chính là nơng dân. Tỷ lệ các bà mẹ ở nhà làm nội trợ cũng cao thứ hai chiếm (20,8%), nhóm nghề cơng nhân chiếm (17,1%), nhóm các bà mẹ là viên chức làm việc tại các cơ quan, công ty của nhà nước chiếm (12,6%), nhóm nghề tự dothì chiếm tỷ lệ (9,6%). Thấp nhất là nhóm bộ đội chiếm tỷ lệ (7,8%). Cơ cấu nghề nghiệp như vậy cũng khá đại diện cho khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu Nghề nghiệp N (%) Nghề nghiệp N (%) Công nhân 23 17,1 Bộ đội 11 7,8 Nông dân 42 32,1 Nội trợ 28 20,8 Cán bộ viên chức 17 12,6 Nghề tự do 13 9,6 Tổng 134 100
3.1.4. Thu nhập của nhóm khách thể nghiên cứu
Căn cứ trên số liệu tự báo cáo, có 82,8% khách thể nghiên cứu cho rằng thu nhập của gia đình ở mức đủ ăn và chi tiêu cho các nhu cầu giải trí cơ bản, 15,7% cho rằng thu nhập của gia đình chỉ đáp ứng chi tiêu ở mức tiết kiệm và chỉ có 1,5% khách thể nghiên cứu tự xác định gia đình thuộc diện có thu nhập cao, có các khoản tiền gửi tiết kiệm. Xem bảng 3.4 để biết chi tiết.
Bảng 3.4. Đặc điểm về thu nhập của khách thể nghiên cứu
Mức thu nhập N (%)
Chi tiêu ở mức tiết kiệm 21 15.7
Đủ ăn và chi các nhu cầu giải
trí cơ bản 111 82.8
Thu nhập cao, có các khoản tiền gửi tiết kiệm
2 1,5
Tổng 134 100
3.1.5. Tuổi kết hơn của nhóm khách thể nghiên cứu
Nhóm khách thể nghiên cứu có tuổi kết hơn khá sớm. Nhóm kết hơn trong độ tuổi từ 18 -25 chiếm tỷ lệ cao nhất (74,6%). Tiếp đến là nhóm tuổi từ 26 – 35 chiếm (21%). Kết hôn khi dưới 18 tuổi chiếm (3,7%) và tỷ lệ kết hôn khi trên 35
tuổi chiếm (0,7%). Xem chi tiết bảng 3.5. Tuổi kết hôn này là sự thể hiện phù hợp với thực tế của các vùng nông thôn.
Bảng 3.5. Tuổi kết hơn của nhóm khách thể nghiên cứu
Tuổi kết hôn N (%) Dưới 18 tuổi 5 3,7 Từ 18 – 25 tuổi 100 74,6 Từ 26 – 35 tuổi 28 21 Trên 35 tuổi 1 0,7 Tổng 134 100
3.1.6. Tình trạng sống chung của nhóm khách thể nghiên cứu
Về tình trạng sống chung, trong nhóm khách thể nghiên cứu thì tỷ lệ sống chung với chồng con và gia đình chồng cao nhất chiếm (71,1%). Tiếp đến là nhóm khách thể sống trong các gia đình hạt nhân với chồng và con chiếm 22,2%. Thấp nhất là nhóm khách thể sống cùng với gia đình bố mẹ đẻ chiếm (6,7%).
Bảng 3.6. Tình trạng sống chung của nhóm nghiên cứu
Sống chung với N (%)
Chồng và con 30 22,2
Gia đình chồng 95 71,1
Gia đình mình 9 6,7
3.2. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ trƣớc khi sinh (6 – 9 tháng) và các yếu tố có liên quan
3.2.1. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ trước khi sinh (6-9 tháng) theo thang sàng lọc lo âu GAD7 và thang sàng lọc trầm cảm PHQ9 theo thang sàng lọc lo âu GAD7 và thang sàng lọc trầm cảm PHQ9
Số liệu phân tích cho thấy điểm trung bình chung của thang sàng lọc lo âu GAD7 trên nhóm khách thể trong khoảng thời gian mang thai từ 6-9 tháng là 2,75; điểm trungbình chung của thang sàng lọc trầm cảm PHQ9 trên nhóm khách thể trong khoảng thời gian mang thai từ 6-9 tháng là 3,31. Điều này cho thấy phần lớn các bà mẹ trong nhóm khách thể nghiên cứu khơng có các biểu hiện lo âu trầm cảm trong giai đoạn này. Áp dụng các điểm cutoff để tính phân loại về tình trạng lo âu trầm cảm của các bà mẹ trước khi sinh, số liệu trong bảng 3.7 cho thấy phần lớn khách thể nghiên cứu khơng có các biểu hiện lo âu (76,9%). Chỉ có 18,7% khách thể nghiên cứu có các biểu hiện tối thiểu của lo âu; có 3,7% khách thể nghiên cứu có biểu hiện đáp ứng lo âu vừa và chỉ có duy nhất 1 trường hợp có các biểu hiện lo âu nặng cần có sự quan tâm can thiệp ngay.
Bảng 3.7. Phân loại lo âu theo thang sàng lọc GAD-7
Phân loại theo GAD7 N %
Không lo âu 103 76.9
Lo âu nhẹ 25 18.7
Lo âu vừa 5 3.7
Lo âu nặng 1 .7
Tổng 134 100.0
Số liệu trong bảng 3.7 dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về phân loại trầm cảm theo thang sàng lọc PHQ-9. Theo thông tin trong bảng 3.7 phần lớn khách thể nghiên cứu không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm chiếm 64,9%. Tỷ lệ khách thể có các triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ bị trầm cảm chiếm 30,6%. Chỉ có 5 khách thể nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn của trầm cảm nhẹ và 1 khách thể nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn của trầm cảm vừa. Khơng có khách thể nghiên
cứu nào đáp ứng các tiêu chuẩn của trầm cảm nặng. Xem chi tiết trong bảng 3.8 dưới đây.
Bảng 3.8. Phân loại trầm cảmtheo thang sàng lọc PHQ-9
Phân loại theo PHQ-9 N %
Không trầm cảm 87 64.9
Triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ trầm cảm
41 30.6
Trầm cảm nhẹ 5 3.7
Trầm cảm vừa 1 .7
Tổng 134 100.0
3.2.2. Tương quan giữa lo âu, trầm cảm trước sinh và các biến số nghiên cứu khác khác
Tiếp theo, để tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện gây căng thẳng và chấn thương với nguy cơ lo âu trầm cảm trong thời gian mang thai, chúng tôi tiến hành xử lý tương quan giữa điểm số lo âu trầm cảm trước khi sinh với các biến số nghiên cứu có liên quan. Số liệu cho thấy có mối tương quan giữa tình trạng lo âu trầm cảm trước sinh đo bằng các thang đo sàng lọc lo âu GAD7 và PHQ9 với các biến nghiên cứu. Cụ thể là với lo âu, có các mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa điểm số lo âu và (i) sự thống nhất mục tiêu giá trị giữa vợ và chồng (r = -0,18; p<0,05) ; (ii) nhận được sự hỗ trợ từ chồng (r=-0,29; p<0,01); (iii) nhận được sự hỗ trợ từ gia đình (r=-0,20; p<0,01) và (iv) sự hài lòng về cuộc sống (r=-