Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh (3 tháng) theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ tại huyện thường tín hà nội (Trang 51 - 52)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh (3 tháng) và các

3.3.1. Thực trạng lo âu và trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh (3 tháng) theo

thang sàng lọc lo âu GAD7, thang sàng lọc trầm cảm PHQ9, thang đo trầm cảm sau sinh EPDS

Số liệu phân tích cho thấy điểm trung bình chung của thang sàng lọc lo âu GAD7 trên nhóm khách thể trong khoảng thời gian sau khi sinh 3 tháng là 3,55; Điểm trungbình chung của thang sàng lọc trầm cảm PHQ-9 trên nhóm khách thể trong khoảng thời gian sau khi sinh 3 tháng là 3,33. Điểm trung bình chung của thang đo trầm cảm sau sinh EPDS là 6,07.

Chi tiết hơn, khi áp dụng các điểm cutoff để tính phân loại về tình trạng lo âu trầm cảm của các bà mẹ sau khi sinh 3 tháng cho từng thang đo ta thấy như sau: - Về tình trạng lo âu theo thang đo sàng lọc GAD-7, số liệu trong bảng 3.12 cho thấy phần lớn khách thể nghiên cứu khơng có các biểu hiện lo âu (67,2%). Có 26,9% khách thể nghiên cứu có các biểu hiện tối thiểu của lo âu; có 5,2% khách thể nghiên cứu có biểu hiện đáp ứng lo âu vừa và chỉ có duy nhất 1 trường hợp có các biểu hiện lo âu nặng cần có sự quan tâm can thiệp ngay. Khn mẫu lo âu này cũng rất nhất quán với thực trạng lo âu của các bà mẹ trong quá trình mang thai từ 6-9 tháng tuy nhiên tỉ lệ các bà mẹ lo âu nặng và vừa có tăng lên sau khi sinh.

Bảng 3.12. Phân loại lo âu theo thang sàng lọc GAD-7

Phân loại theo GAD7 N %

Không lo âu 90 67.2

Lo âu nhẹ 36 26.9

Lo âu vừa 7 5.2

Lo âu nặng 1 .7

Tổng 134 100.0

- Về tình trạng trầm cảm đo bằng thang sàng lọc PHQ-9, số liệu trong bảng 3.13 cho thấy phần lớn khách thể nghiên cứu không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm

chiếm 76,1%. Tỷ lệ khách thể có các triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ bị trầm cảm chiếm 18,7%. Có 7 khách thể nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn của trầm cảm nhẹ chiếm 5,2%. Khơng có khách thể nghiên cứu nào đáp ứng tiêu chuẩn của trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Xem chi tiết trong bảng 3.13 dưới đây.

Bảng 3.13. Phân loại trầm cảm theo thang sàng lọc PHQ-9

Phân loại theo PHQ-9 N %

Không trầm cảm 102 76.1

Triệu chứng tối thiểu, có nguy cơ trầm cảm

25 18.7

Trầm cảm nhẹ 7 5.2

Tổng 134 100.0

- Về tình trạng trầm cảm đo bằng thang sàng lọc EPDS, số liệu trong bảng 3.14 cũng cho thấy phần lớn khách thể nghiên cứu không đáp ứng các biểu hiện trầm cảm chiếm 75,4%. Tỷ lệ khách thể có các triệu chứng trầm cảm ở mức nguy cơ chiếm 14,9%. Số lượng khách thể nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn của trầm cảm sau sinh ở mức cần can thiệp là 13 người chiếm 9,7%. Xem chi tiết trong bảng 3.14 dưới đây.

Bảng 3.14. Phân loại trầm cảm theo thang trầm cảm sau sinh EDPS

Phân loại theo EDPS N %

Không trầm cảm 101 75.4 Trầm cảm (điểm 10-12) 20 14.9 Trầm cảm cần can thiệp (điểm >13) 13 9.7 Tổng 134 100.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa, chấn thương tâm lý với nguy cơ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ tại huyện thường tín hà nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)