Quy trình dạy học mơn Tốn theo hướng phân hóa nội tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề các ứng dụng của đạo hàm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Dạy học phân hóa

1.3.7. Quy trình dạy học mơn Tốn theo hướng phân hóa nội tại

Theo Lê Hoàng Hà [8, tr.44], để dạy học theo quan điểm phân hóa, trước hết GV cần phải nắm được các thơng tin cơ bản về HS như: Đặc điểm, tính cách, năng lực học tập, hồn cảnh gia đình, động cơ học tập và nhu cầu của mỗi em trong lớp.

Sau khi nghiên cứu, nắm vững nội dung và yêu cầu bài học, GV lên kế hoạch giảng dạy, thiết kế bài giảng sao cho có thể thu hút được tất cả các em trong lớp học tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp cho từng đối tượng, nhóm đối tượng HS...

Tổ chức dạy học theo quan điểm DHPH theo các bước như sau:

Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy về nhu cầu,

nguyện vọng, điều kiện học tập, ...

Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc nắm vị trí mơn học, mục tiêu

bài học và từ phân tích nhu cầu của HS.

Bước 3: Trong giờ dạy, GV kết hợp nhiều PPDH, phối hợp nhiều hình thức

lên lớp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, quan tâm đến các đối tượng HS.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình giảng dạy, tạo

nhiều cơ hội để HS thể hiện mình, giúp HS trở thành người tự tin vào chính mình.

Cũng cần phải nói thêm: Trong dạy học theo quan điểm phân hóa, cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trị để HS cởi mở, tự tin hơn.

Ví dụ: Ở chương trình lớp 12, trước khi dạy nội dung: Khảo sát sự biến thiên

và vẽ đồ thị của một số hàm đa thức, GV có thể xây dựng quy trình DHPH theo hướng nội tại như sau:

Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy.

Đây là bước đầu tiên giúp GV tổng hợp được nhu cầu, kiến thức và thái độ của HS trước khi giảng dạy, qua đó thiết kế bài dạy sao cho HS dễ tiếp thu nhất, đảm bảo nội dung và hiệu quả giảng dạy tối ưu.

a) Nhu cầu, hứng thú, khả năng của HS: Với HS thì hàm số là một phân kiến thức có liên quan nhiều đến kiến thức cũ. Các em khơng có kiến thức căn bản ở lớp dưới,

khả năng tượng tượng có hạn. Do đó, với những em học khá, giỏi rất say mê còn các em còn lại chỉ học đơn giản để đối phó.

b) Kiến thức cũ: HS phải có các kiến thức căn bản về đạo hàm, tọa độ của điểm, về sự tương giao của hai đồ thị, về khái niệm đồng biến nghịch biến, về cực trị, về các đường tiệm cận, về cách vẽ bảng biến thiên,…

c) Kĩ năng: HS cần phải có các kĩ năng tối thiểu kỹ năng tính tốn, tính đạo hàm, giải các phương trình cơ bản, tính giá trị của hàm số,…

d) Tư duy: Trong q trình học các em phải có khả năng tư duy lôgic, sáng tạo, khả năng liên kết và phát hiện vấn đề.

e) Thái độ học tập: Thái độ học tập phải nghiêm túc, tỉ mỉ.

Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS.

a) Xác định nội dung bài học: Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số là một nội dung quan trọng trong chương trình cũng như cung cấp kiến thức thiết thực cho HS. Nó là sự tổng hợp kiến thức hàm số mà HS học được từ lớp dưới, nắm được nội dung này HS sẽ thấy được hệ thống kiến thức trong chương trình.

b) Xác định mục tiêu bài học:

- Về kiến thức: Nhớ được các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số của các hàm đa thức bậc 3 và hàm trùng phương.

- Về kĩ năng: Vận dụng được các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số vào khảo sát các hàm đa thức bậc 3, hàm trùng phương.

- Về tư duy, thái độ: Rèn luyện tư duy logic, tư duy phân chia trường hợp,

rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ.

- Về năng lực cần hình thành: Các năng lực sau: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sáng tạo; Tự quản lý; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng công nghệ thơng tin; Sử dụng ngơn ngữ; Tính tốn.

- Chuẩn bị của GV và HS:

+ GV: Chuẩn bị kế hoạch dạy học: bao gồm hệ thống lý thuyết và bài tập phục vụ cho bài học, các phiếu bài tập, phần mềm vẽ đồ thị.

+ HS: Ôn lại kiến thức về hàm số đã học ở trước, đọc trước bài mới ở nhà. - Phương pháp: Nêu vấn đề, dẫn dắt đến công thức, phát vấn gợi mở, xây

c) Xác định nội dung kiến thức cần dạy:

- Dạy các bước: Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bao gồm: 1.Tập xác định:

2.Sự biến thiên:

a/Các giới hạn đặc biệt và tiệm cận b/Chiều biến thiên:

Tính y'

Giải phương trình y'0 . Lập bảng biến thiên

Kết luận về tính đồng biến, nghịch biến và cực trị. 3.Vẽ đồ thị

Đây là phần kiến thức cơ bản, học sinh có thể nắm được một cách dễ dàng. Tuy nhiên, trong mỗi hàm số thì có những trường hợp mà khi học học sinh phải được luyện tập mới có thể nắm bắt được.

- Đối với hàm đa thức bậc 3:

Loại 1: Hàm số có 2 điểm cực trị

Hàm đa thức bậc 3 có 2 điểm cực trị thì đồ thị vẽ đơn giản.

Loại 2: Hàm số khơng có điểm cực trị

Trong trường hợp này muốn vẽ đồ thị hàm số thì phải tính y'' rồi tìm điểm uốn và xét đến tính lồi lõm của đồ thị hàm số.

-Đối với hàm trùng phương: cũng có hai loại: một là có 3 điểm cực trị, hai

là chỉ có một điểm cực trị.

Bước 3: Trong giờ dạy, GV kết hợp nhiều PPDH, lựa chọn những hình thức

tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học:

Với mỗi dạng trên GV chuẩn bị ví dụ kèm theo, sử dụng phần mềm vẽ hình minh họa hoặc mơ hình minh họa để HS quan sát, theo dõi, như thế các em sẽ dễ tiếp thu kiến thức hơn vì trực quan, sinh động, khơng phải tưởng tượng.

Trong quá trình dạy thì tùy thuộc vào các đối tượng HS mà GV có thể chia nhỏ các yêu cầu cho phù hợp với năng lực của HS. Ví dụ đối với HS trung bình thì yêu cầu tự làm mục 1 (Tập xác định) và mục 2 (Sự biến thiên), phần vẽ đồ thị GV phải hướng dẫn cho HS một cách tỉ mỉ. Nếu là HS khá giỏi thì bài này HS sẽ gần

như có thể tự làm được, nếu vậy để tăng thêm hứng thú cho HS và để xây dựng nên một lớp học tư duy, GV có thể đưa thêm các câu hỏi khác cho bài toán.

Bước 4: kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình giảng dạy: Để

kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS, GV ra những bài tập phân hóa cho từng đối tượng HS hoặc bài tập tổng hợp để tùy vào đối tượng HS mà các em giải được một phần bài hoặc cả bài. Và lưu ý, sự tiến bộ ở đây là tính trên phương diện cá nhân, GV ghi nhận những sự tiến bộ của HS, dù là nhỏ nhất để góp phần tăng thêm động lực và khích lệ các em ngày càng tiến bộ hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề các ứng dụng của đạo hàm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)