Thực trạng dạy học của GV theo quan điểm DHPH hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề các ứng dụng của đạo hàm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 37 - 38)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.6. Thực trạng dạy học phân hóa ở trường phổ thơng

1.6.1. Thực trạng dạy học của GV theo quan điểm DHPH hiện nay

Hoạt động giảng dạy của GV là khâu then chốt quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong một giờ học, người thầy phải xử lý ba mối quan hệ: quan hệ giữa người thầy với tri thức của nhân loại trong phạm vi giờ học, quan hệ giữa người thầy với quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan hệ giữa người thầy và học trị.

Người thầy phải có kỹ năng tổ chức để HS hình thành một tập thể biết học hỏi lẫn nhau.

Nhà sư phạm lão thành Nguyễn Cảnh Tồn ở Việt Nam có nói về công việc dạy của thầy và cơng việc của trị. Người thầy phải căn cứ vào bốn sức của HS mà có kế hoạch dạy hợp lý, đó là: sức chứa của HS, sức hút của HS, sức thấm của HS,

sức chế biến của HS.

Qua điều tra bằng phiếu và trao đổi trực tiếp với GV, chúng tôi thấy việc DHPH ở trường THPT cịn có một số vấn đề sau:

- Việc khảo sát đối tượng HS về một số vấn đề như: kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi học, phong cách, hứng thú của người học,…là rất cần thiết trong quá trình DHPH. Tuy nhiên, vấn đề này nhiều GV thực hiện chưa tốt hoặc là chưa thực hiện.

-Ở một bộ phận GV việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, …phù hợp với từng đối tượng HS còn chưa được chú ý.

-Trong giờ dạy, GV có kết hợp nhiều phương pháp dạy học và lựa chon những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học, nhưng một số thực hiện chưa tốt.

- Việc kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy chưa được quan tâm đúng mức. GV chỉ có những bài kiểm tra định kỳ và căn cứ vào đó để xếp loại HS mà khơng có những đánh giá thường xun trong q trình giảng dạy.

- Nhiều GV còn chưa quan tâm đến tình cảm cá nhân của HS, chưa tập trung vào năng lực, sở thích, tình cảm cá nhân của HS.

Nguyên nhân của những hạn chế:

-Do công tác tuyên truyền về dạy học theo quan điểm DHPH chưa được chú trọng.

- Do áp lực thi cử, bệnh thành tích nên trong dạy học nhiều khi GV không thể tập trung vào nhu cầu, năng lực, sở thích của HS.

- Do soạn giáo án cho giờ dạy học phân hóa rất tốn thời gian, công sức. - Do tổ chuyên môn chưa đi sâu, đi sát, chưa khuyến khích, động viên được GV dạy học theo quan điểm này. Việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy cũng như công tác soạn giảng của GV còn nể nang, nương nhẹ.

- Kinh phí hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự hấp dẫn người dạy.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới DHPH. - Việc đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận GV còn yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề các ứng dụng của đạo hàm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)