Một số biện pháp thực hiện dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề các ứng dụng của đạo hàm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 43 - 46)

1.6.2 .Thực trạng hoạt động học tập của HS theo quan điểm DHPH hiện nay

2.2. Một số biện pháp thực hiện dạy học phân hóa

2.2.1. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra để đánh giá, chẩn đoán, phân loại đối tượng HS theo trình độ tượng HS theo trình độ

2.2.1.1. Kết hợp kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên

GV cần thận trọng khi đưa ra kết luận một HS nào đó thuộc nhóm trình độ nào. Do vậy, cần phải kết hợp nhiều hình thức kiểm tra trong dạy học để có kết quả khách quan và chính xác.

Trong q trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, và khả năng vận dụng của người học. Đối với học sinh, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy q trình học tập phát triển khơng ngừng; tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của học sinh; cung cấp thơng tin phản hồi có tác dụng giúp cho giáo viên giảng dạy tốt hơn; giúp cho bản thân người giáo viên trong công tác quản lý và giảng dạy tốt hơn.

Do mục tiêu của kiểm tra, đánh giá là để có những hiểu biết về những gì học sinh biết (và không biết) nhằm tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy và học. Giáo viên có thể được sử dụng thường xuyên phương pháp cho bài kiểm nếu các giáo viên phân tích được học sinh đang đứng ở đâu trong việc học tập và cung cấp

các phản hồi cụ thể liên quan đến khả năng và cách thức để nâng cao thành tích học tập. Giáo viên thường xuyên cho các bài kiểm tra ngắn sau mỗi chủ đề học, qua đó có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh như thế nào.

Như vậy, nếu việc kiểm tra và chấm bài được thực hiện nghiêm túc thì dựa vào bài kiểm tra có thể phân loại được các đối tượng học sinh và có những nội dung phân hóa cho phù hợp với từng đối tượng.

2.2.1.2. Quan sát, theo dõi học sinh qua từng tiết học

Ngoài việc kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên, các kỹ thuật chẳng hạn như quan sát của giáo viên và thảo luận trong lớp học cũng có một vị thế quan trọng bên cạnh các phân tích bài kiểm tra.

GV nên có sổ tay ghi chép kết quả quan sát, theo dõi hàng ngày, trong đó lưu ý đến những trường hợp đặc biệt, hoặc quá xuất sắc hoặc quá yếu để tiến hành DHPH phù hợp.

Giáo viên có thể tự trang bị cho mình một cuốn sổ cá nhân để theo dõi những sai lầm của HS để kịp thời có những tác động phù hợp, hay là theo dõi những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh để trong những hoàn cảnh cụ thể có những lời khen ngợi khuyến khích tinh thần tự vươn lên khẳng định mình của các em.

Ví dụ có thể có cuốn sổ theo dõi học sinh như sau:

STT Họ và tên Sai lầm Tiến bộ

1 Nguyễn Văn A Ngày:

Sai lầm: Ngày: Ghi nhận: Ngày: Sai lầm: Ngày: Ghi nhận: 2 ……………… 3 ……………..

Nhờ cuốn sổ ghi chép như trên giáo viên có thể được cung cấp các thơng tin:

- Đối với học sinh trung bình, học sinh yếu: Giáo viên nắm được Các sai lầm của từng học sinh ở từng thời điểm, cũng như sai lầm đó đã được sửa chữa hay chưa để có biện pháp tác động phù hợp.

- Đối với học sinh có lực học khá, giỏi: Giáo viên có thể nắm bắt được học sinh đó đã đạt được những kết quả vượt trội, bất ngờ nào để có những lời khen hay có những câu hỏi, bài tập nâng cao cho phù hợp.

2.2.1.3.Kết hợp kiểm tra độ khó và độ nhanh, tăng cường cho HS tự đánh giá

Độ khó của bài tập theo các cấp độ nhận thức sau:

- Cấp độ 1 - Nhận biết: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ

nhận biết hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt ở mức độ bắt chước làm được một việc đã học, có thái độ tiếp nhận. HS học xếp loại lực yếu dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề nội dung. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 1 có thể quy về nhóm động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được, thuật lại được, nhận dạng được, chỉ ra được, ..

- Cấp độ 2 – Thơng hiểu: Đó là những câu hỏi u cầu về kiến thức đạt ở mức độ

thông hiểu hoặc câu hỏi yêu cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc đã học, có thái độ đúng mực. HS xếp loại học lực trung bình dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy diễn các ngun nhân, dự đốn các hệ quả. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, trình bày được, mơ tả được, diễn giải được,...

- Cấp độ 3 - Vận dụng thấp: Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức

độ vận dụng cơ bản, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lơgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng. HS xếp loại học lực khá dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện ở việc sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận dụng được, giải thích được, giải được bài tập, làm được...

- Cấp độ 4 - Vận dụng cao: Đó là những câu hỏi về kiến thức đạt ở mức độ vận

năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân HS địi hỏi đến sự tư duy lơgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng. HS xếp loại học lực giỏi dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ phận cấu thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể hiện ở việc so sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ, nhận ra tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ 4 có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh được, giải thích được, giải được bài tập, suy luận được, thiết kế được.

Hiện nay, GV thường chỉ thiết kế đề kiểm tra theo độ khó. Để có thể phân loại sâu hơn, GV thiết kế đề kiểm tra kết hợp độ khó và độ nhanh, tức là tăng số lượng bài tập trong mỗi lần kiểm tra, kết quả đánh giá không theo thang điểm 10 mà là GV ghi nhận trong cùng một khoảng thời gian đó, HS làm đúng được bao nhiêu bài. Cách làm này khuyến khích HS phát huy hết khả năng của mình đồng thời có thể tự đánh giá khả năng của mình so với các bạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề các ứng dụng của đạo hàm cho học sinh trung học phổ thông (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)