Biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học, sinh thái học của loài rệp sáp đốt trionymus sacchari (cockerell) hại mía và biện pháp phòng chống tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình năm 2012 (Trang 33 - 36)

+ Biện pháp hoá học

Lương Minh Khôi (1997) cho rằng dùng thuốc Supracid 40EC pha với nồng ñộ 0,1 – 0,15% phun ướt ñẫm lên thân lá mía sẽ làm giảm ñáng kể lượng rệp sáp trên lá mía.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 25

Phan Quốc Sủng (1999) khi nghiên cứu về rệp sáp hại cà phê ñã ñưa ra các loại thuốc có thể dùng ñể phòng trừ rệp là là Supracide, Methyparathion, simithion, danitol 10ND, Phosalone 35 ND…. Pha ở nồng

ñộ 0,2-0,3% không nên phun ñịnh kỳ, mà chỉ khi cây có rệp mới phun, những nơi mà rệp hại trung bình và nặng thì chỉ cần phun 2 lần, lần 2 cách lần một 2 tuần. Ông cũng cho biết không nên lạm dụng thuốc hoá học nhiều sẽ làm ảnh hưởng ñến thành phần thiên ñịch của rệp. Tác giả còn

ñề nghị nên dùng nấm Metartrizium ñể trừ rệp rất tốt cho công tác phòng trừ sinh học.

Nguyễn Ngọc Châu (1995) nghiên cứu về rệp sáp hại hồ tiêu (Pseudococcus citri) ñã ñưa ra ý kiến là biện pháp phòng trừ rệp sáp quan trọng nhất là khoanh khu vực bị nhiễm rệp sáp và xử lý triệt ñể bằng thuốc Mocap 6 EC. Ngoài ra thuốc Mocap 6 EC còn trừñược tuyến trùng. Lê ðức Khánh (2003) sử dụng một số loại thuốc n hư Sumicidin 0,2%, Supracide 0,15-0,2%, Decis 0,2%, tiến hành phun phòng trừ khi mật

ñộ chưa cao. Xử lý cây con sạch rệp trước khi ñem trồng. + Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học chủ ñộng thúc ñẩy quần thể kẻ thù tự nhiên vốn

ñã có trong hệ sinh thái nhưng chưa thể ngăn chặn dich hại ñạt tới mức thiệt hại kinh tế.

Biện pháp sử dụng nấm metarrhizium anisopliae phòng trừ rệp sáp giả hại rễ cà phê cho thấy: sử dụng nấm dưới dạng dịch bào tử ở nồng ñộ

108 bào tử/ml ñể trừ rệp sáp cho kết quả 70-100% sau 7 ngày phun. Thí nghiệm dùng nấm trừ rệp trong gốc cà phê trồng trong chậu sau 7 ngày có hiệu quả ñạt 75%, sau 14 ngày ñạt 100%. Hầu hết rệp chết ñều có nấm ký sinh, phủ lớp bột màu xanh. Sử dụng nấm từ rệp sáp hại cà phê trên diện rộng có hiệu quảở nồng ñộ dịch bào tử nấm là 108 bào tử/ml, phun lên hỗn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 26

hợp phân hữu cơ xốp (phân bò hoai trộn với vỏ cây cà phê) bón quanh gốc và giữ ẩm. Hiệu quả trừ rệp sau phun 45 ngày ñạt 90%, sau 12 tháng ñạt trên 70% ( Nguyễn Xuân Thanh, Phạm thị Thuỳ, 2005).

+ Biện pháp cơ học và canh tác

Rệp sáp mía lan truyền bằng hom, nên chú ý giữ hom mía sạch. Hom mía nên bóc hết lá bẹ và ngâm vào nước vôi. Trong canh tác nên giảm diện tích mía lưu gốc. Biện pháp bóc lá và giết rệp thủ công cũng ñem lại hiệu quả

cao và an toàn về môi trường (Lương Minh Khôi, 1997).

Vũ Khắc Nhượng (1993), Vũ Khắc Nhượng và cs (1989) lại cho rằng phải diệt tận gốc cỏ dại ñể hạn chế nơi sinh sống của rệp. Cỏ dại cần

ñược làm sạch ngay từ ñầu mùa mía. Khi xen canh trên vườn cà phê cần tránh trồng các cây là ký chủ của rệp sáp. Khi tưới nưới tránh hiện tượng chảy tràn trên mặt ñất nhất là từ nơi có rệp xuống nơi thấp hơn. Mùa mưa cần tạo các mương máng ñể hướng dòng chảy ra ngoài lô cà phê, khi tưới nên dùng biện pháp tưới thấm hoặc phun mưa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 27

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học, sinh thái học của loài rệp sáp đốt trionymus sacchari (cockerell) hại mía và biện pháp phòng chống tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình năm 2012 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)