CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
7. Phân tích kết quả thực nghiệm
Các kết quả thu được được trình bày ở các bảng từ bảng 1 đến bảng 11 sau đó được tổng hợp ở bảng 12 và 13.
7.1. Xét về tỷ lệ học sinh kém, trung bình, khá-giỏi: xem ở bảng 13 tổng hợp
và phân loại kết quả học tập của học sinh, chúng ta thấy:
+ Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm luôn thấp hơn ở lớp đối chứng.
+ Tỷ lệ học sinh trung bình thì gần tương đương hoặc ở lớp đối chứng có lớn hơn chút ít.
+ Tỷ lệ học sinh khá-giỏi ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng. Như vậy phương án thực nghiệm (dạy học nêu vấn đề ơrixtic) đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của học sinh, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh kém và tăng tỷ lệ học sinh khá-giỏi.
7.2. Xét các giá trị tham số đặc trưng.
+ Giá trị trung bình cộng: XTN luôn lớn hơn XĐC
+ Giá trị độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (V) của các lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp đều nhỏ hơn ở các lớp đối chứng, có một số ít trường hợp STN > SĐC.
Như vậy, hiệu quả dạy học của dạy học nêu vấn đề ơrixtic cao hơn và ổn định hơn so với các phương pháp khác.
+ Giá trị hệ số biến thiên (V) tương đối lớn (V > 15%) ở các lớp đối chứng và thực nghiệm cho thấy: việc nghiên cứu khả năng nhận thức ở đối tượng con người có sự biến động rất cao so với các đối tượng nghiên cứu khác.
7.3. Xét đồ thị các đường lũy tích:
Trên đây chúng tơi đã trình bày các đường lũy tích của các bài thực nghiệm và đối chứng. Nhìn chung, các đường lũy tích của các lớp thực nghiệm đều nằm
về phía bên phải và phía dưới của các lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ chất
lượng của các lớp thực nghiệm luôn tốt hơn các lớp đối chứng.
7.4. Xác định theo phép thử Student: Để kết luận về sự khác nhau giữa 2
phương án thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa thống kê.
Ở trên, chúng ta đã so sánh tham số X, thì thấy XTN luôn lớn hơn XĐC. Vấn đề đặt ra là kết quả khác nhau đó có thực sự là do hiệu quả của phương pháp dạy học nêu vấn đề ơrixtic hay không hay là chỉ do “may rủi”? vậy cần kiểm định sự khác nhau của X theo cơng thức số 6 (đã trình bày ở phần mở đầu).
Sau đây là một vài trường hợp:
Bài: các halogen: t = (7,17 – 6,05) ) 47 , 2 20 , 2 ( 41 2 2 + = 2,17 k , tα (α = 0,05, k = 80) = 2,00
Như vậy t > tα,k ⇒ sự khác nhau giữa XTN(7,17) và XĐC(6,05) là có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là phương pháp dạy học nêu vấn đề ơrixtic có hiệu quả hơn phương pháp truyền thống với mức ý nghĩa 0,05 (nghĩa là chỉ trừ 5 trường hợp trong 100 trường hợp là không thực chất). Bài: Clo t = (6,17 – 4,17) ) 24 , 2 34 , 2 ( 41 2 2 + = 3,95 k , tα (α = 0,05, k = 80) = 2,00
Như vậy t > tα,k ⇒ sự khác nhau giữa XTN(6,17) và XĐC(4,17) là có ý nghĩa thống kê. Bài: phân nhóm chính nhóm VI t = (6,30 – 4,81) ) 17 , 2 17 , 2 ( 43 2 2 + = 3,18 k , tα (α = 0,05, k = 84) = 2,00
Như vậy t > tα,k ⇒ sự khác nhau giữa XTN(6,30) và XĐC(4,81) là có ý nghĩa thống kê.
7.5. Mức độ trả lời các câu hỏi và khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề
7.5.1. Mức độ trả lời các câu hỏi: Tổng hợp các câu trả lời của học sinh
chúng tôi nhận thấy:
- Đối với loại câu hỏi tái hiện kiến thức thì mức độ chênh lệch của lớp thực nghiệm và đối chứng là không lớn lắm.
- Đối với loại câu hỏi cần có sự vận dụng kiến thức, phân tích so sánh thì tỷ lệ học sinh trả lời đúng ở khối thực nghiệm cao hơn khối đối chứng.
Ví dụ: đối với bài Clo.
* Câu hỏi tái hiện kiến thức là:
1. Trong các phản ứng với kim loại và hidro, clo đóng vai trị là:
a. Chất oxi hố b. Chất khử
c. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử d. Khơng thể hiện tính oxi hố, tính khử
2. Trong phịng thí nghiệm, clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất nào trong các hợp chất sau:
a. HCl b. HClO c. HClO2 d. HClO3 e. HClO4 * Câu hỏi phân tích so sánh là:
3. Nhận xét nào sau đây khơng chính xác:
a. Clo là một chất khí màu vàng lục
b. Clo là một chất khí tan trong nước, tác dụng một phần với nước tạo ra hai axít là HCl và HClO.
c. Khí Clo làm mất màu giấy quỳ tím ẩm
d. Clo có tính oxi hố mạnh nhất trong các halogen.
4. Một học sinh viết các phương trình phản ứng sau:
Fe + Cl2 ⎯⎯→t0 FeCl2 (1) Mg + Cl2 ⎯⎯→t0 MgCl2 (2) 2Na + Cl2 ⎯⎯→t0 2NaCl (3) 2Au +3 Cl2 ⎯⎯→t0 2AuCl3 (4)
Học sinh đó đã viết đúng các phương trình phản ứng sau:
a. (1), (2),(3),(4) b. (2), (3) c. (2),(3),(4) d. (1),(2),(3) * Câu hỏi vận dụng kiến thức là:
5. Dẫn khí clo đi qua dung dịch natri cacbonat thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra:
a. Có khí cacbonic thốt ra. b. Có khí hidroclorua thốt ra. c. Khơng có hiện tượng gì.
Tổng hợp các câu trả lời của học sinh chúng tơi có bảng so sánh:
Loại câu hỏi % học sinh khối thực nghiệm trả lời đúng % học sinh khối đối chứng trả lời đúng
Tái hiện 79,3 78,9
Phân tích, so sánh 75,3 59,1
Vận dụng 53,0 22,9
Câu hỏi số 5 được xem là một tình huống có vấn đề mà học sinh phải biết vận dụng sáng tạo kiến thức đã học về bài Clo để giải quyết. Ở 2 lớp đối chứng chỉ có 19 học sinh trả lời được câu hỏi này, trong khi ở 2 lớp thực nghiệm có tới 44 học sinh trả lời được câu hỏi này. Vì các em đã được luyện tập cách giải quyết vấn đề khi vận dụng kiến thức cũ. Như vậy dạy học nêu vấn đề ơrixtic bước đầu hình thành cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
Nhận xét chung
Từ những nhận xét trên cho phép chúng tôi kết luận rằng dạy học nêu vấn đề ơrixtic có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học lớp 10 PTTH trên các phương diện: nâng cao nhận thức của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Như vậy, dạy học nêu vấn đề ơrixtic là một trong những phương hướng tích cực để đổi mới phương pháp dạy học.
PHẦN III: Kết luận chung và kiến nghị