Lựa chọn và bảo vệ nguồn nƣớc

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 29 - 31)

Nguy cơ thiếu nước đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá không thể thiếu đối với mọi hoạt động sống của cơ thể. Nước chiếm 60 – 70% trọng lượng cơ thể và là dung môi của hầu hết các chất chuyển hóa dưới dạng hịa tan trong nước, nước cịn tham gia vào nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, tham gia bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể qua con đường nước tiểu, mồ hơi. Nước giúp điều hịa thân nhiệt, làm giảm độ quánh của máu, giúp cho q trình tuần hồn dễ dàng hơn. Nước rất cần thiết nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Do vậy, các bạn cần phải nhanh chóng có biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quan trọng này.

Hiện nay nguồn nước mà người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày thường được lấy từ: Hệ thống cung cấp nước tập trung (nước máy), nước mưa, nước giếng khơi, nước máng lần, nước giếng khoan…

Theo báo cáo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước mặt lục địa đang suy giảm, có nơi bị ơ nhiễm nặng. Các hồ, ao, kênh, mương trong các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt quá mức quy chuẩn cho phép.

*Nguồn nƣớc mặt ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng

Cụ thể, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt tới 840 tỷ m3

, nhưng có hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nguồn nước quốc tế. Chẳng hạn như sông Cửu Long phụ thuộc đến 95% tổng lượng nước từ nguồn nước quốc tế, cịn sơng Hồng - Thái Bình phụ thuộc đến 40%. Vì vậy, tình trạng suy kiệt trong hệ thống sơng, hồ chứa nước của nước ta đang ở mức báo động.

Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Nhưng trên thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tỉnh Ninh Thuận đã khai thác tới 80% lượng dòng chảy trên địa bàn. Việc khai thác nguồn nước quá mức đã làm suy thoái nghiêm trọng về

34

số lượng và chất lượng tài nguyên nước, trên các lưu vực sông lớn như sông Hồng, Thái Bình và sơng Đồng Nai.

Bên cạnh đó, tình trạng nhiều khu cơng nghiệp, nhà máy, khu đô thị xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng khơng sử dụng được. Đặc biệt, nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp đang là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), riêng với ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng nước thải có chứa xyanua (CN-) và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Năm 2012, cụm công nghiệp Tham Lương, TP Hồ Chí Minh mỗi ngày xả thải lên 500.000m3

. Ở Thái Nguyên, nước thải công nghiệp từ các ngành sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu... chiếm 15% tổng lưu lượng nước sông Cầu về mùa cạn.

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, nên lưu lượng nước thải từ ngành này chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu. Do việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón bất hợp lý, nên trung bình 20 - 30% lượng thuốc và phân bón sử dụng trong nông nghiệp không được cây trồng hấp thụ sẽ theo nước mưa và nước tưới chảy vào nguồn nước mặt, tích lũy trong đất. Không những gây ô nhiễm nguồn nước mặt, mà cịn thấm vào nguồn nước ngầm và gây ơ nhiễm đất.

* Hoàn chỉnh việc quy hoạch để bảo vệ tài nguyên nƣớc

Theo ơng Lê Kế Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, nguồn nước ngầm chiếm 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt cho đô thị đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc kiểm sốt ơ nhiễm nguồn nước ngày càng khó khăn khi nhà máy vẫn mọc lên với mật độ dày đặc, trong khi việc xử lý nguồn nước thải hầu như không được chú trọng.

Để nâng cao hiệu quả của các hoạt động bảo về nguồn nước, Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh mơi trường sẽ được Thủ tướng Chính phủ phát động từ ngày 29/4 đến 6/5/2013. Theo đó, mục tiêu chính của Chương trình tập trung vào khu vực nông thôn với các hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơng trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; tăng cường tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân nhằm tăng tỉ lệ số người được sử dụng nước sạch. Phấn đấu đến hết năm 2015 có 85% dân số nơng thơn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 65% số hộ gia đình ở nơng thơn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% trường học mầm non, phổ thông và trạm y tế xã đủ nước sạch.

Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) khởi động dự án quản lý ô nhiễm nước các khu công nghiệp lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - Đáy trong 5 năm 2013 – 2018 với tổng vốn gần 60 triệu USD. Cùng với đó, Tổng cục Mơi trường và các tổ chức bảo vệ môi trường đã ra

35

sức kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... cùng có những hoạt động thiết thực bảo vệ nguồn nước.

Ơng Vũ Văn Thặng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, chỉ tiêu nước sạch và vệ sinh mơi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn liền với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, ứng phó trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu. Bảo vệ nguồn nước và môi trường đã và đang là vấn đề mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi vậy, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và địa phương nên có những hành động thiết thực và cụ thể để bảo vệ nguồn nước tại chính nơi mình sinh sống.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về môi trường nước, cần phải lập hành lang bảo vệ nước, gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi; hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư; hồ, ao lớn có chức năng điều hịa; đầm, đầm phá; sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng… Tại các tỉnh, UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm cắm mốc chỉ giới và quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. UBND cấp tỉnh sẽ xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng các nguồn nước trên địa bàn. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện, cấp xã cũng cần thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)