Nguyên tắc quản lý môi trƣờng

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 60 - 62)

- Khuếch tán chấ tơ nhiễm đã hịa tan từ bề mặt phân chia vào trong chất lỏng.

c- Giải pháp sinh thái học

3.1.3. Nguyên tắc quản lý môi trƣờng

Tiêu chí chung của cơng tác quản lý mơi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự PTBV của đất nước, góp phần gìn giữ mơi trường chung của lồi người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

1. Hướng tới sự phát triển bền vững

Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý mơi trường. Để giải quyết nguyên tắc này, công tác quản lý môi trường phải tuân thủ những nguyên tắc của việc xây dựng một xã hội bền vững. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá

65

trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước, ngành và địa phương.

2. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường

Môi trường khơng có ranh giới khơng gian, do vậy sự ơ nhiễm hay suy thối thành phần mơi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác. Để thực hiện được nguyên tắc này, các quốc gia cần tích cực tham gia và tn thủ các cơng ước, hiệp định quốc tế về môi trường, đồng thời với việc ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định. Việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông qua các quy định luật pháp, các chương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực.

3. Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và cơng cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp

Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, cơng nghệ, v.v.. Mỗi loại biện pháp và cơng cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, để BVMT trong nền kinh tế thị trường, cơng cụ kinh tế có hiệu quả tốt hơn. Trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hóa thì cơng cụ luật pháp và chính sách có các thế mạnh riêng. Thành phần môi trường ở các khu vực cần bảo vệ thường rất đa dạng, do vậy các biện pháp và cơng cụ BVMT cần đa dạng và thích hợp với từng đối tượng.

4. Phòng ngừa tai biến, suy thối mơi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ơ nhiễm

- Phịng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ơ nhiễm. Ví dụ: phịng ngừa bướu cổ bằng biện pháp sử dụng muối iốt ít tốn kém hơn giải pháp chữa bệnh bướu cổ khi nó xảy ra với dân cư.

- Ngồi ra, khi chất ơ nhiễm tràn ra mơi trường, chúng có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trường và lan truyền theo các chuỗi thức ăn và không gian xung quanh. Để loại trừ các ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với con người và sinh vật, cần phải có nhiều cơng sức và tiền của hơn so với việc thực hiện các biện pháp phòng tránh.

5. Người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle - PPP)

Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí mơi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Dực trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế như thuế năng lượng, thuế cacbon, thuế SO2 ... Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các thành phần mơi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến mơi trường do việc sử dụng đó

66

gây ra. Phí rác thải, phí nước thải và các loại phí khác là các ví dụ về nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo vệ môi trường (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)