Áp dụng tiêu chuẩn SQF trong nuôi cá tra ở ĐBSCL:

Một phần của tài liệu Dự án nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển xuất khẩu thủy sản tỉnh Cần thơ bằng thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế HACCP và SQF1000 2000 (Trang 29 - 30)

Năm 2001, An Giang là Tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL thực hiện dự án ứng dụng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF1000 và DNCBTSXK theo tiêu chuẩn SQF2000. Đến nay, An Giang đã có 3 vùng ni cá tra được chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF1000 , và 3 nhà máy CBTSXK đạt tiêu chuẩn SQF2000;

Năm 2006, huyện Châu Phú – An Giang, tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật cho gần 300 hộ, trong đó có 2 lớp chuyển giao quy trình sản xuất cá sạch theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, đã được bà con ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu qủa cao.

Mơ hình ni cá sạch của Chi hội nghề cá Thạnh Phú xã Bình Thuỷ là nơi thực hiện qui trình ni cá chất lượng cao khá thành công. Hiện chi hội nghề cá Thạnh Phú có 9 hộ ni cá tra với diện tích 30, 7 ha sản lượng cá ni trung bình mỗi vụ khoảng 2.500 tấn. Hầu hết các hộ nuôi cá đều tuân thủ thực hiện đúng qui trình ni cá sạch như thiết kế ao ni có hệ thống cấp thốt nước riêng biệt, thường xun sử dụng máy vét đáy ao, quản lý tốt nguồn giống sạch bệnh, sử dụng thức ăn công nghiệp, nhằm giảm dịch bệnh và đặc biệt cá hộ cam kết không sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì thực hiện tốt qui trình ni cá nên hộ chăn ni nào cũng đều có sản phẩm cá đạt chất lượng (http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=4166)

Năm 2003, Tỉnh Cần Thơ thực hiện dự án “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển xuất khẩu thủy sản tỉnh Cần Thơ bằng thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế HACCP và SQF1000-2000CM” từ nguồn vốn nghiên cứu khoa học công nghệ. Đến nay, dự án đã hoàn thành vầ đạt một số kết quả nhất định (báo cáo nghiệm thu dự án);

Năm 2006 UBND tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt cho phép ngành thủy sản tỉnh nhà được thực hiện “Chương trình hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn SQF 1000 cho vùng nuôi cá tra tỉnh Tiền Giang”, trước mắt thực hiện đề tài “Xây dựng mơ hình áp dụng tiêu chuẩn SQF cho vùng nuôi cá tra thuộc khu vực cồn Cổ Lịch xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè với diện tích 20 ha”, kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. NỘI DUNG 1. NỘI DUNG

Thành lập Ban điều hành thực hiện chương trình SQF 1000CM do Phó Giám đốc Sở Nơng nghiệp & PTNT tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang) làm Trưởng Ban. Nội dung dự án gồm 10 bước như sau:

Bước 1: Đào tạo chuyên viên HACCP và chuyên viên thực hành SQF 1000-2000CM, nhằm tổ chức thực hiện hệ thống vệ sinh an tồn thực phẩm tại vùng ni và tại nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.

Bước 2: Nhóm soạn thảo qui tắc thực hành (QTTH): Chuyên viên của

công ty SGS và học viên ở bước 1 cùng tổ tư vấn soạn thảo QTTH để áp dụng trong vùng nuôi thủy sản.

Bước 3: Xem xét văn bản QTTH, đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi

của các Sở , Ban, Ngành… nhằm tăng tính khả thi của QTTH.

Bước 4: Soạn thảo kế hoạch tổng thể SQF 1000CM-Hệ thống HACCP: Nhằm tổ chức thực hiện vùng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của SQF 1000CM - Hệ thống HACCP.

Bước 5: Tập hợp Sổ tay chất lượng (STCL) và QTTH.

Bước 6: Xem xét văn bản STCL các chuyên gia của công ty SGS Việt

Nam và tổ soạn thảo đã xem xét đánh giá và điều chỉnh STCL.

Bước 7: Soạn thảo sổ tay đào tạo cho chương trình: Các chuyên gia và tổ

tư vấn đã soạn thảo chương trình đào tạo cho các bước thực hiện ở những vùng nuôi tập trung.

Bước 8: Đào tạo giảng viên “SQF1000CM”: Công ty SGSVN đào tạo 25 giảng viên gồm cán bộ các Sở, Ban, ngành, các câu lạc bộ nuôi thủy sản.

Bước 9: Đào tạo chuyên viên đánh giá nội bộ. Sau khi đào tạo giảng viên

SQF, chuyên gia Công ty SGS VN tiếp tục đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ.

Bước 10: Đánh giá chứng nhận SQF1000-2000CM cho vùng nuôi và nhà

máy chế biến TSXK: 3 DNCBTSXK và 2 câu lạc bộ nuôi cá tra và nuôi tôm.

Một phần của tài liệu Dự án nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển xuất khẩu thủy sản tỉnh Cần thơ bằng thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế HACCP và SQF1000 2000 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)