2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Tiến (2003) cho rằng việc đảm bảo chất lượng ATVSTP thủy sản là mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và là tiêu chí để hội nhập tồn cầu. Bởi vì một trong những nguyên nhân hàng thủy sản Việt Nam bị các thị trường nhập khẩu trả về là do có chất lượng kém khơng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và không đảm bảo ATVSTP.
Từ những năm 1991, các nước nhập khẩu hàng thủy sản chế biến đông lạnh của Việt Nam như Mỹ, Nhật, EU.... yêu cầu hàng hóa thực phẩm thủy sản nhập vào thị trường phải được kiểm soát vi sinh vật gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh cấm. Và đặc biệt là sau những lô hàng thủy sản thực phẩm xuất khẩu bị phát hiện dư lượng kháng sinh cấm, việc thực hiện chương trình bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm từ vùng ni đến bàn ăn của người tiêu dùng là yêu cầu bắt buộc. Ngay từ lúc quy hoạch xây dựng ao nuôi, sản xuất con giống đến nuôi nguyên liệu, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ, yêu cầu quản lý vùng nuôi theo tiêu chuẩn chất lượng và ATVSTP, DNCBTSXK phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế HACCP trong quá trình chế biến trở thành điều kiện cần thiết để có thể xuất hàng thực phẩm thủy sản vào các thị trường tiêu thụ quốc tế.
Tùy thị trường nhập khẩu thực phẩm thủy sản mà các yêu cầu quản lý chất lượng được các nước đưa ra nhằm bắt buộc các nước xuất khẩu thủy sản phải tuân thủ.
Đối với nhà máy chế biến thủy sản, thì tất cả các thị trường đều yêu cầu phải thực hiện hệ thống quản lý chất lượng HACCP trên dây chuyền sản xuất thực phẩm.
Đối với vùng nuôi, FDA (Mỹ) yêu cầu áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt GAP, EU yêu cầu Eurep GAP, thị trường Đức yêu cầu nuôi sinh thái, thị trường Úc, Canada yêu cầu nuôi tự nhiên....
* Những phản ứng của thị trường đối với những nước sản xuất thủy sản không đảm bảo ATVS, ATDB, và bảo vệ môi trường.
Năm áp dụng Loại rào cản Nước áp đặt Nhóm hàng bị áp đặt Nội dung 1991 TBT, SPS
EU ĐVTS Nước thứ 3 XK TS vào EU phải
đáp ứng 3 điều kiện tương đương: -Tổ chức và năng lực cơ quan kiểm soát ATVS
-Hệ thống luật lệ ATVS
-ĐK sản xuất của các cơ sở chế biến TS
1991 SPS EU Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ
Các nước XK phải thực hiện chương trình kiểm sốt vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ
1996 SPS EU TS nuôi Các nước xuất khẩu phải thực hiện chương trình kiểm sốt an tồn dư lượng hố chất độc hại trong TS nuôi
1996 SPS Mỹ Tôm Bảo vệ rùa biển
Yêu cầu kiểm tra, chứng nhận xuất xứ tôm nuôi
1997 SPS Mỹ ĐVTS Yêu cầu các DN phải áp dụng HACCP. FDA định kỳ thanh tra việc thực hiện HACCP của DN 2000 SPS Úc SP Tôm Yêu cầu chứng nhận không mang
bệnh đốm trắng
2000 SPS Hàn
Quốc
SPTS Doanh nghiệp xuất khẩu vào Hàn Quốc theo danh sách được NFPQIS chấp thuận
2000 SPS Hàn
Quốc
SPTS PKN nước XK phải đủ năng lực kiểm soát các chỉ tiêu ATVS SPTS
2001 SPS EU ĐVTS Kiểm tra dư lượng 11 loại KS bị cấm, 34 loại KS hạn chế sử dụng trong TS
2002 SPS Nhật
Bản
Sản phẩm TS Yêu cầu ghi nhãn thực phẩm đã bị chiếu xạ/ thực phẩm biến đổi gen 2002 SPS Thái Lan SP Tôm Yêu cầu chứng nhận không mang
bệnh đốm trắng
2002 SPS Canada Sản phẩm TS Kiểm tra 34 loại kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng TS.
2003 TBT Mỹ SPTS Thực hiện luật chống khủng bố
sinh học, DN XK phải thực hiện đăng ký hoạt động DN, thông báo từng lô hàng NK
2003 SPS Trung
Quốc
SPTS Yêu cầu DN XKTS phải được CQTQ nước xuất khẩu kiểm sốt, cơng nhận
kiểm tra và chứng nhận
ATVS/kiểm dịch theo các chỉ tiêu do Trung Quốc qui định
2003 SPS Thuỵ Sĩ Nauy ĐVTS Chỉ NK sản phẩm của các DN trong danh sách EU 2004 SPS EU SPTS sơ chế, đơng lạnh
Phải kiểm sốt mầm bệnh
2004 SPS Mỹ Sản phẩm TS Kiểm tra 34 loại kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng TS. Để đáp ứng những yêu cầu của thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) từ năm 1998 đã ban hành các tiêu chuẩn về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến thủy sản, về chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP, về điều kiện ATVSTP đối với tàu khai thác thủy sản cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, các cảng cá, cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở nước đá cho chế biến (phụ lục 3: các tiêu chuẩn ngành thủy sản 28 TCN),
Nhưng về vùng nuôi thủy sản cung cấp nguyên liệu đến năm 2002, Bộ mới ban hành các tiêu chuẩn về cơ sở nuôi thủy sản đảm bảo điều kiện ATVSTP đối với cơ sở nuôi cá tra, cá ba sa. Đồng thời năm 2002, Bộ cũng ban hành các quyết định về thực hiện chương trình kiểm sốt dư lượng chất độc hại trong sản phẩm và động vật thủy sản nuôi (QĐ 15/2002/QĐ-BTS); quyết định về các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (QĐ 01/2002/QĐ-BTS)...
Tuy nhiên, chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại theo quyết định 15/2002/QĐ-BTS của Bộ không bao quát đầy đủ nhu cầu kiểm soát dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong thủy sản, nhất là thủy sản tiêu thụ nội địa, nên Cần Thơ đã xin kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu dư lượng một số chất độc hại chủ yếu trong thủy vực và thủy sản năm 2002-2005. Chỉ qua thu mẫu chương trình và đề tài năm 2002-2003, Cần Thơ đã thu 131 mẫu thủy sản nguyên liệu, trong đó có 2 mẫu nhiễm dư lượng kháng sinh cấm, phải thành lập đội giám sát đình chỉ thu hoạch, điều tra tìm hiểu ngun nhân, thu mẫu phân tích tăng cường. Do đó vấn đề bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm từ vùng nuôi thủy sản cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đến bàn ăn của người tiêu dùng thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà doanh nghiệp, người nuôi thủy sản và trên hết là của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Dự án SQF thủy sản Cần Thơ thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng, ATVSTP thủy sản từ vùng nuôi đến bàn ăn của người tiêu dùng đúng quy định của các nhà nhập khẩu thực phẩm thủy sản của Việt Nam. Từ tháng 5/2003 đến nay, BCN dự án đã thực hiện hoàn thành 9 bước trong nội dung theo đề cương, cụ thể như sau:
Ban điều hành Dự án đã hợp đồng với Công ty SGS Việt Nam tổ chức lớp đào tạo 25 chuyên viên HACCP và chuyên viên thực hành SQF (Trong đó có 13 học viên tham gia đào tạo phục vụ cho quản lý, 12 học viên còn lại phục vụ cho việc thực hành trực tiếp cho các doanh nghiệp và vùng nuôi) cho cán bộ Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học - Công nghệ, Chi cục Thủy sản, Trạm Khuyến Nông các quận, huyện và cán bộ KCS các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thuộc tỉnh Cần Thơ cũ (Phụ lục 4: bảng 1). Thời gian lớp đào tạo là 5 ngày, từ 26-30/5/2003.
Khóa đào tạo này nhằm cung cấp cho các thành viên tham dự các kiến thức cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP & SQF. Đây là các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đang được áp dụng rộng rãi trong dây chuyền sản xuất thực phẩm trên thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, Ủy ban Tiêu chuẩn hoá thực phẩm Quốc tế CODEX (do WHO/ FAO sáng lập) đã thừa nhận HACCP là một hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ở Việt Nam, HACCP đã được biết đến từ năm 1992 và hiện nay nó đã được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt là thủy sản xuất khẩu.
Qua khóa đào tạo các thành viên tham gia có kiến thức chuyên sâu về cách xây dựng và thực hiện một kế hoạch HACCP, SQF; biết cách nhận diện mối nguy và đề xuất các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các mối nguy đó, cũng như đề xuất được các hành động khắc phục khi sự cố xảy ra trong quá trình ni thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu; biết được trình tự, thủ tục thành lập đội HACCP, các u cầu về trình độ chun mơn, thời gian cơng tác cũng như vị trí vai trị của các thành viên đội HACCP. Bên cạnh đó, học viên biết cách xây dựng chiến lược kiểm soát chất lượng, từ đó đề xuất lãnh đạo đơn vị các điều kiện cần thiết để vận hành và quản lý hệ thống tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất nhằm đảm bảo ATVSTP và bảo vệ mơi trường.
Sau khóa đào tạo, Công ty SGS tổ chức kiểm tra, thời gian kiểm tra chia làm 2 giai đoạn:
- Kiểm tra lý thuyết: thời gian 60 phút, kiểm tra trắc nghiệm, sau khi đạt bài thi trắc nghiệm, tiếp vào kiểm tra thực hành.
- Kiểm tra thực hành: thời gian 1 tuần. Lớp đào tạo được chia thành 4 nhóm thực hành, mỗi nhóm xây dựng kế hoạch HACCP cho vùng nuôi cá tra ao, cá tra bè, tôm càng xanh và nhà máy chế biến thủy sản; nộp về Công ty SGS Việt Nam chấm điểm.
Theo quy định, chỉ các thành viên tham dự khóa tập huấn kiểm tra có kết quả điểm đạt từ 70% trở lên mới đạt yêu cầu. Kết quả 25/25 thành viên khóa đào tạo đều đạt kết quả, và được Cơng ty SGS Việt Nam nộp hồ sơ về Công ty SGS chính ở Australia cấp giấy chứng nhận chuyên viên thực hành HACCP và SQF.
Hình 1: Các cán bộ tham dự khóa đào tạo HACCP & SQF1000-2000
Bước 2: Soạn thảo qui tắc thực hành (QTTH):
Cách thực hiện: BĐH đã thành lập ban soạn thảo và 3 tổ dự thảo QTTH cho cá tra nuôi ao, cá tra nuôi bè và tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Công ty SGS Việt Nam.
Thời gian 3 ngày từ 4-6/02/2004
Ban soạn thảo gồm các chuyên gia chất lượng của các DNCBTSXK và BĐH (quyết định thành lập kèm theo). Đồng thời chia thành viên khóa đào tạo ở bước 1 và một số cán bộ BĐH thành 3 tổ để soạn thảo Quy tắc thực hành cho 3 đối tượng cá tra nuôi ao, cá tra nuôi bè và tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa (phụ lục 4: bảng 2).
Ban soạn thảo cùng các thành viên đã áp dụng các tiêu chuẩn, các quyết định sau để làm cơ sở: