2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Biện pháp thực hiện
Ban chủ nhiệm Dự án xây dựng chương trình cơng tác, kiểm tra việc thực hiện, điều chỉnh các thiếu sót phát sinh trong q trình thực hiện để đảm bảo thực hiện chương trình đúng như mục tiêu dự án.
- Triển khai, đào tạo chuyên gia, chuyên viên có thẩm quyền đánh giá nội bơ cho các thành viên, hội viên, nhà cung cấp, áp dụng tại vùng nuôi và nhà máy chế biến theo một qui trình quản lý cụ thể.
- Kiểm tra nội bộ về tổ chức thực hiện chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm tại nhà máy chế biến và vùng nuôi.
- Tổ chức đánh giá thử, hỗ trợ vùng ni và nhà máy chế biến thực hiện, tập đồn SGS đánh giá, cấp chứng nhận và công bố.
- Học viên sau khi được đào tạo sẽ thi cuối khóa và được tập địan SGS Việt Nam cấp giấy chứng nhận nếu thi đậu. Học viên này phải cam kết phục vụ lâu dài cho việc thực hiện chương trình.
- Đối với tập đồn SGS Việt Nam phải cam kết thực hiện đúng nội dung hợp đồng với Ban Chủ nhiệm.
2.2.Hình thức hỗ trợ:
Hai hình thức hỗ trợ sau: * Hình thức thứ nhất:
Hỗ trợ tồn phần chi phí đào tạo, tập huấn, chuyển giao do tập đoàn kiểm định chất lượng SGS thực hiện qua 10 bước ở nội dung.
Thực tế đã hỗ trợ tồn phần chi phí đào tạo cho 70 lượt cán bộ, người nuôi trong các bước 1, 8, 9; và chi phí soạn thảo các QTTH, Sổ tay chất lượng, Kế hoạch tổng thể SQF, xây dựng kế hoạch HACCP cho Chương trình quản lý chất lượng vùng ni an tồn VSTP ở Cần Thơ (các sản phẩm kèm theo phần phụ lục), chi phí xây dựng Sổ tay đào tạo chất lượng, Sổ tay đào tạo kỹ thuật nuôi tôm cá cho người nuôi và vùng nuôi tơm càng xanh và cá tra; chi phí cho chun gia đóng góp ý kiến xây dựng các tài liệu soạn thảo trên.
* Hình thức thứ hai:
Hỗ trợ một phần chi phí kiểm tra đánh giá, chứng nhận SQF 1000 đối với các vùng nuôi tôm cá của các câu lạc bộ nuôi cá tra, tôm càng xanh, dự kiến hỗ trợ 50%. Việc hỗ trợ này thực hiện ở bước 10: chứng nhận nhóm SQF1000CM.
Thực tế, do nhận thức được sự cần thiết của việc áp dụng và chứng nhận SQF1000-2000 ở nhà máy chế biến thủy sản và vùng nuôi cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, một số doanh nghiệp CBTSXK ở Cần Thơ - sau khi cử cán bộ tham gia từ bước 1- 9 của dự án - đã chủ động mời chuyên gia của Công ty SGS Việt Nam tiếp tục đào tạo và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn SQF1000-2000CM, cũng như tự trả chi phí xin chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF1000CM cho vùng nuôi và SQF 2000CM cho khâu chế biến thủy sản xuất khẩu như Công ty Sohafood, Công ty Caseamex, hay chỉ chứng nhận SQF 2000CM cho khâu chế biến thủy sản xuất khẩu như Công ty Việt Hải, Cơng ty Cafatex.
Và do chi phí hỗ trợ đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF1000CM theo đề cương xây dựng năm 2003 chênh lệch so với báo giá của Công ty SGS Việt Nam vào tháng 5 năm 2006 (50 USD/ giấy chứng nhận cho 1 hộ nuôi theo đề cương so với 205 USD/ giấy chứng nhận cho 1 hộ nuôi báo giá năm 2006); đồng thời do các doanh nghiệp CBTSXK cũng chưa có cam kết thu mua sản phẩm cá tra nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1000 với giá cả chênh lệch so với cá tra ni thơng thường, nên chưa khuyến khích được người nuôi tham gia thực hiện nuôi theo tiêu chuẩn SQF1000 mà dự án đề ra), nên Ban Chủ nhiệm dự án chưa thực hiện được bước 10 theo đề cương hay theo Hội đồng khoa học Sở Khoa học Công nghệ đồng ý cho thay đổi khi báo cáo nghiệm thu giai đoạn vào tháng 11/2006.
Một nguyên nhân nữa đưa đến việc BCN dự án xin dừng thực hiện bước 10 là do Bộ Nông nghiệp & PTNT năm 2007 chỉ đạo các cơ sở nuôi thủy sản xuất khẩu (nhất là nuôi tôm sú và cá tra) phải áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt GAP hay GaqP (Good Aquaculture Practise) để phù hợp với các ký kết thỏa thuận giữa cơ quan thẩm quyền Việt Nam về thực phẩm thủy sản và cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam như FDA (Mỹ), hay EU.
*Ghi chú:(US FDA) Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ Là cơ quan kiểm tra, bảo đảm chất lượng và sự an toàn của thực phẩm, dược phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ cũng như nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cơ quan này có nhiệm vụ bảo đảm thực phẩm an tồn và khơng có độc tố, mỹ phẩm khơng gây hại, thuốc men an toàn và hiệu quả, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông tin về sản phẩm. FDA thực thi Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (Food, Drug and Cosmetic Act – FDCA) và một vài luật khác về y tế cộng đồng.