Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Bối cảnh về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
học cơ sở
1.2.1. Bối cảnh về kinh tế, chính trị, xã hội
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, khi mà nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh như vũ bão, nhân loại đang hướng tới một thế giới phẳng, thì sự nghiệp giáo dục địi hỏi phải có một sự phát triển để đáp ứng chung cho sự phát triển của xã hội.
Xét trên quan điểm kinh tế học giáo dục, chúng ta không thể phát triển giáo dục chỉ bằng hệ thống chính sách giáo dục mà địi hỏi cịn có cả nguồn ngân sách để thực hiện các mục tiêu của giáo dục. Đầu tư cho giáo dục bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị là việc đầu tư cho phát triển đội ngũ. Đội ngũ là lực lượng nòng cốt để tạo lên chất lượng giáo dục, trong đó điều khơng thể thiếu được là đội ngũ CBQL của ngành giáo dục. Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, loại đầu tư thông minh nhất, khôn ngoan nhất, hiệu quả nhất của mỗi quốc gia trong thế giới hiện đại. Chức năng kinh tế của giáo dục chính là : Đào tạo nhân lực, tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo lực lượng trực tiếp sản xuất cho nền kinh tế và quản lý xã hội.
Trong những năm qua Nhà nước ta đã và đang thực hiện cải cách hành chính, tiếp tục chấn chỉnh nề nếp làm việc, phát huy vai trị của đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức. Ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng song song với việc xây dựng
đội ngũ và đổi mới công tác quản lý Giáo dục Đào tạo. Ngành Giáo dục& Đào tạo đang tập trung xây dựng chuẩn giáo viên các cấp, đặc biệt là xây dựng chuẩn Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông và chuẩn Hiệu trưởng trường THCS. Mục tiêu là đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng về nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước địi hỏi có nguồn nhân lực cao, Nhà nước đang tập trung ngân sách cho công tác này, đây là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân.
1.2.2. Bối cảnh phát triển giáo dục
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng (2001) và Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục được coi trọng bởi vì vai trị của nó vơ cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Vai trò của giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH; là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Để có nhân lực khoa học cơng nghệ trình độ cao, CBQL, kinh doanh giỏi và cơng nhân kỹ thuật lành nghề thì phải ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. Vì vậy, Đảng đã chỉ đạo: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục; phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”[15, tr.22]. Mục tiêu của các cấp học được xác định cụ thể làm cơ sở để
xây dựng các bước đi cho từng giai đoạn.
Trong giai đoạn hiện nay, để hòa chung với sự phát triển giáo dục của các nước trên thế giới thì giáo dục Việt nam phải có những bước đổi mới. Song song với mục tiêu đổi mới về nội dung chương trình giáo dục, là việc
xây dựng và phát triển ĐNNG và CBQLGD. Trong Chiến lược phát triển GD&ĐT 2001-2010, Chính phủ đề ra mục tiêu: Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ CBQL giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực phẩm chất của từng người.