Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Mỹ Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở của huyện mỹ lộc tỉnh nam định trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Mỹ Lộc

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Mỹ Lộc được tái lập theo Nghị định số 19/CP ngày 26/02/1997 của Chính phủ. Diện tích khơng lớn, song có vị trí địa lý hết sức quan trọng, phía Đơng giáp sơng Hồng, phía Bắc giáp sơng Châu Giang. Là cửa ngõ phía Đơng và phía Tây của tỉnh Nam Định, địa bàn có nhiều thuận lợi trong việc hội nhập và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Mỹ Lộc có điều kiện giao thơng thuận lợi; có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đã được cải tạo nâng cấp đáp ứng nhu cầu giao thông nội tỉnh, liên tỉnh cùng với mạng lưới giao thông đường sơng. Với diện tích tự nhiên 9900,6 ha, độ PH cao, người dân Mỹ Lộc sản xuất chủ yếu là giống lúa nước. Một số diện tích đất ven sơng Hồng và sông Châu Giang được bồi đắp phù sa màu mỡ, những năm gần đây cho năng suất lúa cao.

2.1.2. Đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê của huyện Mỹ Lộc, tồn huyện có khoảng 120280 người được phân bố đồng đều trên 16 xã và thị trấn trong huyện với các độ tuổi khác nhau. Tính đến năm 2008 tỷ lệ sinh hàng năm là 1,21%; tỷ lệ chết 0,45%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,53 %. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 75894; tỷ lệ người lao động mù chữ khơng cịn; số người trong độ tuổi đi học khoảng 25150 người; học sinh phổ thông khoảng 18184 người; đang học chuyên môn nghiệp vụ, học nghề khoảng 976 người. Số người trong độ tuổi lao động có trình độ lớp 12 trở lên khoảng 78%. Số người trong độ tuổi lao động nông nhàn không đáng kể. Người dân làm nông nghiệp theo thời vụ, ngồi thời gian đó họ tự tìm kiếm việc làm theo khả năng ở thành phố Nam Định và các tỉnh lân cận.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thực hiện cơ chế thị trường, chủ trương phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn được triển khai, các mặt KT-XH của huyện có nhiều khởi sắc, CSVC, kỹ thuật của các ngành nghề được xây dựng và tăng cường. Nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, đời sống nhân dân được thiện, tỷ lệ người nghèo giảm chỉ cịn 14,5% (theo tiêu chí cũ), khơng cịn hộ đói. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước tăng trưởng, phát triển, bình quân thu nhập của một người dân khoảng 6 270 000 đồng/năm. Các cơng trình cơng cộng như: điện, đường, trường, trạm, trụ sở, kênh mương được đầu tư xây dựng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng nơng nghiệp trong cơ cấu kinh tế cịn q lớn. Cơ sở hạ tầng đã có tăng cường nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Đã có nhiều nhà đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn nhưng qui mơ cịn nhỏ, sức cạnh tranh hàng hoá thấp. So với các huyện trong tỉnh và các địa phương trên cả nước Mỹ Lộc vẫn là một huyện nghèo, gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến phong trào giáo dục và chất lượng giáo dục.

Trên địa bàn huyện, người dân Mỹ Lộc tham gia các tôn giáo chủ yếu là: phật giáo, thiên chúa giáo, đạo tin lành, họ ln gìn giữ lịng u nước, u giống nịi, đồn kết, sống tốt đời đẹp đạo. Các lĩnh vực về văn hoá xã hội từng bước phát triển và tiến bộ. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xố đói giảm nghèo, thể dục thể thao, văn hố - văn nghệ… phát triển rầm rộ. Cơng tác an ninh quốc phòng, cơng tác phịng chống tội phạm, phịng chống các tệ nạn xã hội… được chính quyền các cấp quan tâm đúng mức, tạo điều kiện cho việc giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội.

Huyện Mỹ Lộc ngày nay, phủ Thiên Trường xưa của các Vương Triều Trần. Mảnh đất đã được các vua Trần chọn làm nơi đóng đại bản doanh và lập điền trang thái ấp có đền thờ Đức Thánh Trần và đền thờ Thái sư Trần Thủ

Độ ở xã Mỹ Phúc, đền thờ Thái sư Trần Quang Khải ở xã Mỹ Thành, đền thờ đức Lang Quân thời Lý ở xã Mỹ Tân, Đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần ở xã Lộc Vượng. Thời Tự Đức có tam nguyên Trần Bích San và nhiều danh sĩ khác. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Mỹ Lộc có hàng vạn lượt người con tham gia quan đội, thanh niên xung phong, chiến đấu ở khắp các chiến trường. Đảng, Nhà nước đã phong tặng Đảng bộ và nhân dân Mỹ Lộc danh hiệu cao quí “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp”. Như vậy, Mỹ Lộc là một huyện có truyền thống cách mạng, là một huyện có nền văn hiến lâu đời. Mặc dù còn nghèo, song người dân nơi đây hiếu học, chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

2.2. Thực trạng về giáo dục cấp Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc

2.2.1. Khái quát chung về giáo dục của huyện Mỹ Lộc

2.2.1.1. Qui mô trường, lớp, học sinh

Trên địa bàn huyện các trường mầm non và Tiểu học, THCS được phân bố đều ở các xã. Một trung tâm giáo dục thường xuyên được bố trí thành hai cơ sở ở hai miền của huyện, tạo điều kiện cho học viên đi học. Các trường Mầm non đều là các trường bán công; các trường Tiểu học, THCS, THPT đều là các trường cơng lập, trên địa bàn khơng có trường phổ thơng tư thục hoặc dân lập, bán công.Qui mô phát triển ngành học phổ thông năm học 2007- 2008 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Qui mô cấp học phổ thông của Mỹ Lộc năm học 2007-2008

STT Các chỉ số Tổng Tiểu học THCS THPT

1 Số trường 33 15 15 3

2 Số lớp 491 226 189 76

3 Số học sinh 17884 7062 7426 3396

4 Tỷ lệ học sinh / lớp 36,42 31,25 39,29 44,68

2.2.1.2. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, ngành học

• Mầm non: Trong những năm qua ngành học mầm non có nhiều tiến bộ, làm

nền tảng vững chắc cho cấp học phổ thông. Tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi ra lớp ngày một cao. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng được đảm bảo, có biểu đồ theo dõi tăng trưởng, khơng có trẻ sức khỏe ở kênh C, khơng có trẻ suy dinh dưỡng và mắc bệnh béo phì. Các lớp chuyên đề được triển khai đầy đủ, đảm bảo cho trẻ có đủ kiến thức cần thiết theo độ tuổi, nhất là các cháu 5 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.

• Tiểu học: Cơng tác giáo dục tồn diện là một trong những mặt mạnh của cấp

Tiểu học trong huyện. Chất lượng học sinh đại trà luôn được giữ vững và đi vào chiều sâu, chất lượng học sinh giỏi ngày càng tiến bộ, kết quả năm sau cao hơn năm trước. 100% các trường trong huyện thực hiện tốt chương trình giáo dục đạo đức theo qui định của Bộ GD&ĐT. Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã đi vào nề nếp. Toàn cấp Tiểu học của huyện khơng có học sinh cần cố gắng, tỷ lệ lên lớp đạt 100%. Các hoạt động văn thể mỹ được bố trí dạy hợp lý trong các buổi hai của ngày tạo sân chơi cho học sinh, đảm bảo chơi mà học, học mà chơi.

• Trung học cơ sở: Các trường đã thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học

sinh thông qua việc dạy tốt môn giáo dục công dân, thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong, thông qua các hoạt động ngoại khố. Tồn huyện khơng có học sinh mắc tệ nạn xã hội. Chất lượng trí dục có nhiều tiến bộ, việc thực hiện cuộc vận động “Hai khơng” đã góp phần cho chất lượng thực đi vào chiều sâu. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học tiếp THPT trong tỉnh cũng tăng lên rõ rệt, chất lượng học sinh giỏi cũng có nhiều cố gắng, số giải năm sau cao hơn năm trước. Các hoạt động văn thể mỹ được phát triển góp phần chung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.

• Trung học phổ thơng: Chất lượng giáo dục tồn diện ln được chú trọng, cả

về mũi nhọn và đại trà. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai

tích cực và có hiệu quả. Các trường làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, vì vậy hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thi đỗ vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường nghề ngày càng cao.

Giáo dục thường xuyên và giáo dục khác: Chất lượng giáo dục toàn diện là

một điểm yếu của các lớp bổ túc THPT. Việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” làm tốt đã thanh lọc được nhiều học sinh yếu kém, chuyển đi học nghề ngắn hạn và lao động phổ thông. Các trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh, tạo cơ hội học tập cho người dân trong huyện, người dân đã được đáp ứng nhu cầu học tập “cần gì học nấy”.

2.2.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Theo thống kê của phịng GD&ĐT tồn huyện Mỹ Lộc có 1519 cán bộ giáo viên, cơng nhân viên, trong đó CBQL có 119 người, hành chính phục vụ, y tế là 102 người; tỷ lệ Đảng viên là 33,87%. Đại đa số giáo viên và CBQL có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (tỷ lệ đạt 98,9 % ). Số lượng giáo viên đủ nhưng cơ cấu chủng loại chưa đồng đều, cấp trung học còn thiếu giáo viên Vật lý, Địa lý, Hố học và Cơng nghệ. Đội ngũ giáo viên có tỷ lệ đa phần là nữ (82 %), nhiều giáo viên trẻ, trên 70% số giáo viên và CBQL, nhân viên phục vụ dạy học và làm việc ở huyện Mỹ Lộc nhưng cư trú ở thành phố Nam Định, vì vậy việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn.

2.2.1.4. Về đầu tư tài chính

Trong những năm gần đây ngân sách chi cho giáo dục ngày càng tăng, ngoài số tiền chi cho xây dựng cơ bản thì ngân sách chi cho con người và chi thường xuyên như sau:

Bảng 2.2. Ngân sách chi cho cho giáo dục của huyện từ năm 2004 đến 2008

Hạng mục chi 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng số tiền được

cấp 14,235 Tỷ đồng 17, 345 Tỷ đồng 22, 453 Tỷ đồng 28,765 Tỷ đồng 31, 395 Tỷ đồng Chi thường xuyên 5% 7,6% 10,28% 13,99% 20% Chi cho con người 95% 92,4% 89,72% 86,01% 80%

2.2.1.5. Về cơ sở vật chất và trường chuẩn

Các cấp học đảm bảo đủ phòng học cho học sinh. Đối với cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên, các trường là nhà cao tầng kiên cố, cấp học mầm non đảm bảo có phịng học khơng đổ nát, khơng tranh tre lá nứa. Trang thiết bị dạy học đối với các cấp đảm bảo mức tối thiểu cho việc dạy và học. Ngành học phổ thông đảm bảo thiết bị để thực hiện đổi mới chương trình, các cấp học đều có trường đạt chuẩn quốc gia.

2.2.2. Thực trạng về giáo dục cấp Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc

2.2.2.1. Qui mô trường, lớp, học sinh, giáo viên

Mạng lưới trường lớp đảm bảo cân đối giữa các vùng miền trong huyện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và củng cố chất lượng phổ cập giáo dục. Số trường học trong 5 năm vẫn giữ nguyên, nhưng số lớp học giảm dần do số lượng học sinh giảm dần theo các năm. Số lượng học sinh và lớp học giảm dần được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 2.3. Số lượng học sinh, số lớp học trong 5 năm

STT Năm học Số học sinh Số lớp Số trường

1 2003 - 2004 8450 211 15

2 2004 – 2005 8215 200 15

3 2005 – 2006 7889 196 15

4 2006 – 2007 7762 192 15

5 2007 - 2008 7426 189 15

(Nguồn: Thống Kê của Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Lộc, năm 2008. )

Trong 5 năm số lớp học ở cấp THCS của huyện Mỹ Lộc giảm 22 lớp do số học sinh giảm từ năm học 2003-2004 đến 2007-2008 là 1024 em. Số lớp học giảm nhưng hạng trường và số trường khơng đổi. Ta có thể mơ hình hóa số lượng học sinh, số lớp học ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc trong các năm học từ 2003- 2004 đến 2007- 2008 bằng các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Số lượng học sinh giảm dần từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008

Biểu đồ 2.2. Số lớp học giảm dần từ năm học2003-2004 đến2007-2008

Số học sinh giảm dần là do huyện Mỹ Lộc đã thực hiện tốt các chính sách về dân số, tỷ lệ sinh con hàng năm giảm, do đó số lượng học sinh giảm dần, dẫn đến số lớp học giảm dần. 175 180 185 190 195 200 205 210 215 2003-2004 Năm học Số lớp 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 6500 7000 7500 8000 8500 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Số học sinh Năm học

Các trường THCS của huyện đều được đặt ở vị trí trung tâm của các xã, thuận tiện giao thông, đảm bảo về cảnh quan, mơi trường sư phạm. Diện tích đất của các nhà trường đều đảm bảo 15 2

m /1 học sinh trở lên, có sổ đỏ của UBND huyện cấp. Có hai trường hạng 1, cịn lại chủ yếu là trường hạng 3. Số lượng học sinh, giáo viên ở các trường THCS được thể hiện như sau:

Bảng 2.4. Qui mô lớp học, học sinh, giáo viên của các trường trong huyện Mỹ Lộc năm học 2007 - 2008

Tên xã Số lớp Số phòng học Số học sinh Tỷ lệ hs/ lớp Số giáo viên Số CBQL Tỷ lệ GV/lớp Hành chính phục vụ Mỹ thuận 12 16 424 35,33 25 2 2,08 2 Mỹ thịnh 9 10 371 41,22 20 2 2,22 2 Mỹ thành 8 8 310 38,75 18 2 2,25 2 Mỹ tiến 9 9 306 34,00 21 2 2,3 2 Mỹ hưng 28 24 1260 45,00 67 3 2,4 4 Mỹ thắng 28 38 1148 41,00 70 3 2,5 4 Mỹ hà 12 12 500 41,67 25 2 2,08 2 Mỹ phúc 12 20 468 39,00 26 2 2,17 4 Mỹ trung 8 8 309 38,63 18 2 2,25 2 Mỹ tân 14 16 615 43,93 30 2 2,14 2 Mỹ xá 12 20 504 42,00 27 2 2,25 4 Lộc hạ 9 12 288 32,00 23 2 2,55 3 Lộc vượng 9 10 333 37,00 25 2 2,78 3 Lộc hoà 10 11 311 31,00 26 2 2,6 3 Lộc an 9 10 279 31,00 22 2 2,44 3 Tổng 189 224 7426 39,29 443 32 2,34 42

Qua bảng trên ta thấy số lượng giáo viên và CBQL được bố trí tương đối phù hợp với các lớp học của các trường.

2.2.2.2. Đặc điểm và chất lượng học sinh cấp Trung học cơ sở của huyện Mỹ lộc

Huyện Mỹ Lộc là đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi năm 2003. Trong huyện vẫn còn học sinh trong diện hồ nhập, các em này hầu hết là gia đình có hồn cảnh khó khăn. Học sinh Mỹ Lộc chăm chỉ, chịu khó, biết vâng lời thầy cơ giáo. Trong những năm qua chất lượng đại trà đã đi vào chiều sâu, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm, khơng có học sinh ngồi

nhầm lớp. Chất lượng học sinh được thể hiện ở kết quả rèn luyện và học tập trong 5 năm từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008 như sau:

Bảng 2.5. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh cấp THCS trong 5 năm

STT Năm học Hạnh kiểm Tốt (%) Khá(%) Trung bình(%) Yếu(%) 1 2003 – 2004 59,10 37,40 3,30 0,20 2 2004 – 2005 63,90 29,20 6,50 0,40 3 2005 – 2006 64,30 28,69 6,44 0,50 4 2006 – 2007 62,60 32,40 4,80 0,20 5 2007 - 2008 64,48 30,12 5,20 0,20

(Nguồn: Thống Kê của Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Lộc, năm 2008. )

Bảng 2.6. Xếp loại học lực của học sinh cấp THCS trong 5 năm

STT Năm học

Học lực

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

1 2003 – 2004 15,30 37,8 42,10 4,20 0,60

2 2004 – 2005 13,90 42,10 39,50 4,00 0,50

3 2005 – 2006 17,39 36,45 42,85 3,11 0,20

4 2006 – 2007 13,10 38,50 38,80 8,80 0,74

5 2007 - 2008 13,10 40,69 38,12 7,54 0,52

(Nguồn: Thống Kê của Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Lộc, năm 2008. ) 2.2.2.3. Đội ngũ giáo viên cấp Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở của huyện mỹ lộc tỉnh nam định trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)