Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học
3.2.4. Cải tiến nội dung, hình thức, thanh tra, kiểm tra, đánh giá
3.2.4.1. Ý nghĩa của biện pháp
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá năng lực phẩm chất của đội ngũ CBQL có vai trị rất quan trọng đối các cấp QL. Hệ thống lý luận và thực tiễn đã khẳng định: lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà khơng có kiểm tra coi như khơng có lãnh đạo. Thanh tra, kiểm tra nhằm tìm hiểu xem các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những trục trặc, trì trệ và các nguyên nhân để sớm đưa ra những biện pháp, những quyết định khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Mặt khác phát hiện các mối liên hệ ngược về hiệu quả của sự tác động để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạch tạo ra khả năng thực thi phương pháp tốt hơn. Thanh tra, kiểm tra còn nhằm tác động đến hành vi của người CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ. Qua đó để động viên khuyến khích tính tích cực sáng tạo của người CBQL. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra mà khơng có đánh giá thì coi như khơng có thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra những ưu khuyết điểm trong hoạt động quản lý, để giúp cho CBQL thấy được kết quả hoạt động quản lý của mình, từ đó tìm ra những kinh nghiệm giúp cho họ có những quyết định đúng đắn khách quan đảm bảo cho quản lý có hiệu quả. Thơng qua thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại CBQL chính xác và khách quan hơn.Vì vậy thanh tra kiểm tra góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL ở trường THCS ngày một tốt hơn.
Đánh giá xếp loại CBQL ở các trường THCS nhằm để từng cá nhân thấy rõ ưu khuyết điểm của mình, tập thể đơn vị và các cấp quản lý giáo dục hiểu và nắm vững kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc phấn đấu rèn luyện nâng cao chất lượng CBQL và góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp GD-ĐT. Đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả
công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBQL. Đánh giá xếp loại gắn liền với kết quả, hiệu quả công tác của cá nhân cán bộ quản lý giáo dục với kết quả trên các mặt công tác của cơ quan đơn vị.
Bên cạnh đó, mỗi một giai đoạn, thời gian khác nhau việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo chiến lược giáo dục có khác nhau; mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương cũng có khác nhau . Để thúc đẩy được phong trào phát triển thì nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá cũng phải được cải tiến cho phù hợp với giai đoạn lịch sử và nhiệm vụ giáo dục khác nhau của từng giai đoạn. Vì vậy, cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL ở các trường THCS là quan trọng, cần thiết đối với phòng GD&ĐT. Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá là để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, thúc đẩy và phát huy vai trò của đội ngũ CBQL ở các trường THCS.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:
Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Lộc chủ yếu mới chỉ thanh tra, kiểm tra năng lực của đội ngũ CBQL ở các trường THCS ở 3 lĩnh vực: Thực hiện các chức năng quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm học bên trong nhà trường; lĩnh vực quản lý nhằm thực thi pháp luật, chính sách, qui chế điều lệ và các qui định nội bộ; quản lý tài chính, cơ sở vật chất thiết bị trường học phục vụ cho các hoạt động dạy và học bên trong nhà trường .Vì vậy, bên cạnh những nội dung trên chúng tôi thấy cần phải thanh tra, kiểm tra thêm 2 lĩnh vực khác đó là: 1)Lĩnh vực vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lý và phát triển trường THCS, đồng thời phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của môi trường giáo dục. 2)Lĩnh vực thiết lập, điều hành hệ thống thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo
dục. Cần kiểm tra sự tiến bộ của bản thân trong sự học tập rèn luyện, kiểm tra việc tự bồi dưỡng của mỗi người.
Trong những năm qua, phòng GD&ĐT huyện Mỹ Lộc chủ yếu thực hiện thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL bằng con đường gián tiếp. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của nhà trường, kiểm tra trên hồ sơ sổ sách lưu trong nhà trường. Qua nghiên cứu chúng tơi thấy : cần có kiểm tra trực tiếp nhiều hơn thơng qua các hình thức như : Hội thi CBQL giỏi, Hội thảo các lĩnh vực công tác quản lý, viết sáng kiến kinh nghiệm …. Thông qua các hoạt động của nhà trường kiểm tra đội ngũ CBQL cũng cần phải kết hợp nhiều hình thức khác nhau như:
+ Thanh tra, kiểm tra thường xuyên: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra
có hiệu quả nhất. Nó gắn liền với các hoạt động trong trường THCS. Phòng giáo dục cần có kế hoạch thanh tra tồn diện các nhà trường ít nhất 2 năm một lần; thanh tra chuyên đề đảm bảo mỗi trường trong năm học đều được thanh tra 100% các chuyên đề theo qui định của phòng GD&ĐT về chủ đề năm học và nhiệm vụ năm học. Mỗi đợt thanh tra, kiểm tra phải có : Thơng báo của phòng Giáo dục & đào tạo về việc thanh tra, kiểm tra cho các nhà trường và quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra; các biên bản thanh tra, kiểm theo mẫu qui định chung của Bộ GD&ĐT.
+ Thanh tra, kiểm tra định kỳ: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo chương trình kế hoạch đã được xác định . Thông thường thanh tra kiểm tra định kỳ được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, mỗi năm học.
+ Thanh tra, kiểm tra bất thường: Bên cạnh hình thức trên thì phải thanh tra, kiểm tra đột xuất. Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra quan trọng và cơ bản do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi. Cần phải chú ý sử dụng linh hoạt 3 hình thức thanh tra, kiểm tra nói trên.
Để phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc ngày càng tốt hơn, phòng GD&ĐT cần phải thực hiện đúng qui trình thực hiện thanh tra, kiểm tra. Cụ thể là:
+ Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn ngành trong năm học. + Củng cố kiện tồn bộ phận thanh tra của phịng GD&ĐT và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.
+ Xây dựng lịch thanh tra, kiểm tra và nội dung thanh tra, kiểm tra theo từng kỳ; ra thông báo thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị chuẩn bị.
+ Ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra + Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra
+ Nghiệm thu kết quả thanh tra, kiểm tra; đánh giá kết quả làm việc của đoàn thanh tra, kiểm tra.
+ Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với việc đánh giá, do đó cấp quản lý cần chú ý thực hiện nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực; gắn công tác thanh tra, kiểm tra các tập thể nhà trường với thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL, từ đó làm cơ sở để thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL. Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng quy trình đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, cơng tâm, khách quan và hiệu quả. Hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải đúng, đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này. Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chúng ta phải chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đồn kết trong nội bộ của ngành.
Đối với công tác đánh giá:
Trong những năm vừa qua phòng GD&ĐT huyện Mỹ lộc đánh giá đội ngũ CBQL chủ yếu về năng lực quản lý theo kết quả thanh tra, kiểm tra 3 lĩnh vực như đã thực hiện nêu ở trên. Còn phẩm chất đạo đức thường đánh giá dựa trên nhận xét chung của tập thể giáo viên qua các đợt bình xét cuối học kỳ, cuối năm học. Để việc đánh giá phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác của đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc một cách toàn diện, trên cơ sở của pháp lệnh công chức, chúng tôi tiến hành đưa ra các nội dung cần đánh giá như sau:
+ Về phẩm chất đạo đức: Có 10 nội dung để đánh giá đó là: 1) Có lập trường tư tưởng, nhận thức và hành động đúng với quan điểm, đường lối, chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước ta hiện nay; 2) Quản lý, điều hành đơn vị, thực hiện nhiệm vụ được phân công đúng pháp luật và qui định của cấp trên; 3) Có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Gương mẫu, kỷ cương, dân chủ trong công việc và trong cuộc sống; 4) Đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo và đơn vị, sống giản dị, trong sáng, chân tình, khơng hách dịch, cửa quyền; 5) Hiểu biết, tôn trọng, hợp tác với các cộng sự, với các cấp quản lý và các ban ngành đồn thể có liên quan; 6) Gắn bó say mê tận tuỵ với cơng việc, có ý trí nghị lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm; bình tĩnh, chín chắn, cẩn trọng trong công việc; 7) Luôn gần gũi với cấp dưới, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho tập thể giáo viên; 8) Tiết kiệm, bảo vệ tài sản, tài chính của nhà trường. Khơng tham nhũng, lãng phí; 9) Khiêm tốn, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và nhân dân. Có ý thức tự phê bình, rèn luyện, tu dưỡng; 10) Có uy tín với tập thể, với nhân dân địa phương.
+ Về năng lực công tác: Chúng tôi mạnh dạn cải tiến nội dung đánh
giá theo 4 tiêu chuẩn và hiệu quả giáo dục, trong các tiêu chuẩn có những tiêu chí cụ thể, đó là:
Tiêu chuẩn1: Năng lực thực thi pháp luật, chính sách, qui chế, điều lệ và các
qui định nội bộ , gồm: Hiểu đúng, vận dụng đúng pháp luật, chính sách, qui chế, điều lệ trường THCS. Biết tổ chức các đoàn thể, tổ chức cá nhân trong trường thực hiện đúng luật, chính sách, qui chế, điều lệ trường THCS và qui định nội bộ của trường.
Tiêu chuẩn 2: Năng lực quản lý nhà trường trong đó có: quản lý hoạt động
dạy và học, quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường, quản lý đội ngũ giáo viên, cơng nhân viên trong nhà trường, quản lý tài chính, tài sản, quản lý CSVC và trang thiết bị dạy học, quản lý hệ thống thông tin.
Tiêu chuẩn 3: Khả năng tham mưu và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng mơi trường giáo dục;
Tiêu chuẩn 4 (giành riêng cho hiệu trưởng): Có khả năng xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự phát triển của nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi.
Hiệu quả giáo dục gồm 2 tiêu chí: 1) Sự tiến bộ của bản thân trong học
tập, rèn luyện, kết quả tự học, tự bồi dưỡng. 2) Kết quả công tác thể hiện ở sự phát triển của nhà trường (kết quả xếp loại thi đua hàng năm về các mặt hoạt động của nhà trường).
Cách đánh giá xếp loại: Chúng tôi thực hiện với thang điểm 5
Điểm loại 1; 2; 3; 4; 5 tương ứng với a1,a2, a3, a4, a5 .Ta có: a1 = 1.m1 ; … ; a5 = 5.m5 ; với m1 là số người tham gia cho điểm 1; …; m5 là số người cho điểm 5 ; m = m1 + … + m5 = tổng số người tham gia đánh giá.
Điểm trung bình 1 tiêu chí = b = ( a1+ a2 + a3 + a4 + a5 ) : m Ta kí hiệu tiêu chí 1 là b1 … tiêu chí n là bn .
Điểm trung bình đánh giá phẩm chất đạo đức = ĐPC . Ta có:
ĐPC = ( b1 + b2 + … + bn ) : n (trong đó n là số tiêu chí đánh giá) Điểm trung bình đánh giá hiệu quả = Tổng điểm trung bình của 2 tiêu chí chia 2 = c Điểm trung bình 1 Tiêu chuẩn đánh giá năng lực công tác = Tổng số điểm trung bình của các tiêu chí trong tiêu chuẩn chia cho số tiêu chí trong tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn 1 có điểm trung bình tương ứng là d1…. Tiêu chuẩn t thì điểm trung bình là dt .
Điểm trung bình của các Tiêu chuẩn = d = ( d1 + d2 + …+ dt ) : t ( trong đó t
là số tiêu chuẩn cần đánh giá ).
Điểm bình quân chung để đánh giá năng lực quản lý ký hiệu là : ĐNL ĐNL = ( c + d ) : 2
Xếp loại : điểm 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với xếp loại: kém, yếu, trung bình, khá,
tốt. Điểm trung bình của một tiêu chí, một tiêu chuẩn và ĐPC, ĐNL nếu là số thập phân thì thực hiện qui tắc làm trịn số.
3.2.5. Hồn thiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên cán bộ quản lý
3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp
Thực hiện tốt chính sách, chế độ, khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL ở các trường THCS nhằm mục tiêu tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chính sách, chế độ, đãi ngộ là “địn bẩy’’, là động lực để đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL. Chế độ kỷ luật nghiêm minh giúp cho đội ngũ CBQL luôn luôn làm việc đúng pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường đi đúng hướng. Đây là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ, thách thức vơ cùng to lớn, các chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện các các chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật không đúng, hoặc chưa tốt sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm lòng tin của đội ngũ CBQL, làm cho họ thiếu nhiệt tình cơng tác, dẫn đến nhiều tiêu cực xấu, ảnh hưởng đến chất lượng chung.
Để phát huy tốt vai trò của người CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi nhận thấy cần phải có những chính sách địa phương riêng hỗ trợ cho cơng tác này.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Đối với các các chính sách, chế độ, đãi ngộ:
Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CBQL ở các trường THCS. Kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ CBQL ở các trường THCS trong việc thực hiện chế độ chính sách. Chúng tơi thấy cần phải ban hành chính sách, đãi ngộ của địa phương như :
+ Hỗ trợ kinh phí cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, tổng phụ trách giỏi cấp tỉnh nhằm động viên
khuyến khích cán bộ, giáo viên kịp thời tạo động lực cho họ phát huy hết khả năng của mình trong cơng tác.
+ Những CBQL chưa có đất để làm nhà ở, phịng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện cấp đất để họ làm nhà, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác.
+ Phân cơng vị trí cơng tác phù hợp với hồn cảnh của từng người. + Xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL ở các trường THCS . Phát huy vai trị cơng đồn, đối với những CBQL giỏi có thành tích xuất sắc được cơng đồn bố trí đi thăm quan, du lịch, nghỉ mát trong hè.
Thực hiện được các nội trên sẽ làm cho đội ngũ CBQL có thêm động cơ trong công tác, trong học tập và rèn luyện, tạo tâm lý thoải mái trong sinh hoạt và làm việc. Vì vậy phòng GD&ĐT cần tiến hành các việc sau đây: