Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Một số khía cạnh tâm lý học trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành tâm lý học ứng dụng trong công tác tổ chức và lãnh đạo con người trong mọi lĩnh vực hoạt động như: sản xuất, kinh doanh, khoa học, văn học nghệ thuật, quân sự, kinh tế, chính trị....vv. Nó là một khoa học liên ngành giữa tâm lý học với nhiều khoa học khác. Đứng về mặt lý thuyết, tâm lý học quản lý giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo quần chúng, tránh được những sai lầm trong tuyển chọn, trong ứng xử, giao tiếp, trong hoạch định quản lý. Đứng về mặt thực tiễn ứng dụng nó giúp các nhà lãnh đạo, quản lý: biết sử dụng người tài; biết cách đối nhân xử thế để hài lòng khách đến, vui lòng khách đi; tạo ra sức mạnh của tinh thần, thúc đẩy sự sáng tạo cho mọi người; tạo ra bầu khơng khí tự do, dân chủ, bình đẳng cho mọi người; tránh sai lầm trong quan hệ người- người.
Qui luật chung của sự phát sinh, phát triển tâm lý ở con người là hoạt động nào thì tâm lý đó. Người làm cơng tác quản lý thì có tâm lý của CBQL. Người CBQL có phẩm chất riêng của họ, phẩm chất cá nhân của người CBQL là sự tổng hợp các phẩm chất chính trị, xã hội và những đặc điểm tâm lý cá nhân. Thực tế đã cho thấy có một số phong cách của người quản lý, lãnh đạo như: Người quản lý, lãnh đạo dân chủ: thể hiện là ln ln bình tĩnh trong hoạt động, phân cơng việc cho người dưới quyền hợp lý, trong giao tiếp tỏ ra ôn tồn, tôn trọng đối tượng quản lý, luôn chú ý quan sát công việc của cấp dưới thường xuyên giúp đỡ cấp dưới hồn thành nhiệm vụ, ln lắng nghe ý
kiến góp ý phê bình của người khác. Hoặc người quản lý, lãnh đạo độc đốn: Nó là tàn dư của tác phong cai trị phong kiến xưa kia để lại. Là những người ít tơn trọng ý kiến của cấp dưới, đòi hỏi cấp dưới làm việc quá nhiều, thái độ ứng xử lạnh nhạt, hay tự kiêu, tự đại. Kiểu người này hay gây ra trong tổ chức sự mất đồn kết, bè phái cục bộ. Ngồi ra cịn có phong cách của người quản lý, lãnh đạo thờ ơ: là những người vô trách nhiệm, làm việc cầm chừng, mọi công việc đều đưa ra bàn bạc để biểu quyết trốn tránh trách nhiệm. Loại người này có hại cho tổ chức, bởi vì thiếu sự chỉ huy thống nhất.
Các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục ngày nay cần có những năng lực cần thiết để thực thi pháp luật, chính sách, qui chế, điều lệ và các qui định nội bộ; quản lý bộ máy, điều hành đội ngũ thực hiện các hoạt động giáo dục, dạy học và hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học phục vụ cho các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường. Họ cần có năng lực để vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lý và phát triển nhà trường, đồng thời phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của môi trường giáo dục; năng lực thiết lập, điều hành hệ thống thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục & dạy học. Đặc biệt người CBQLGD phải biết thực hiện các chức năng quản lý: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Bên cạnh những năng lực trên những nhà lãnh đạo, quản lý cịn phải có những phẩm chất sau: Có lịng say mê làm lãnh đạo, quản lý, có mục tiêu lý tưởng rõ ràng, định hướng hoạt động nhất quán. Họ làm việc phải có tính ngun tắc. Tính nguyên tắc giúp nhà quản lý quy định sự bình đẳng trong quan hệ hành động, trong quan hệ hành vi của họ, biết kìm nén cảm xúc, tránh được những sai sót tình cảm gây ra. Họ phải có lịng tơn trọng, tin tưởng ở cấp dưới, biết biểu thị kích thích động viên cấp dưới, đồng thời phải là tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo. Phải là người đúng mực,tự chủ, có văn hố,
có lịng nhân đạo u thương con người; cơng tâm, bình tĩnh, lạc quan , khơng tự kiêu tự đại, có tính quảng giao, vui tươi cởi mở thân mật, dễ gần.
Phát triển đội ngũ CBQL nói chung, đội ngũ CBQL ở các trường THCS nói riêng ta cần phải xem xét những phẩm chất, năng lực cần thiết phải có của người CBQL để xây dựng tiêu chí tuyển chọn cho phù hợp, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ có được những phẩm chất cần có.
1.4. Các đặc trƣng của cấp Trung học cơ sở
Cấp THCS có các cơ sở giáo dục là các trường THCS và những trường phổ thơng có cấp THCS, được bố trí ở tất cả các địa phương trong cả nước; tuỳ theo địa bàn dân cư, điều kiện kinh tế của các vùng miền, trường bao gồm học sinh của một xã, hoặc một phần của một xã, hoặc học sinh của liên xã trong một huyện. Các trường THCS trong một huyện do phòng giáo dục &đào tạo của huyện đó quản lý, chỉ đạo trực tiếp.
1.4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và chức năng của trường Trung học cơ sở
1.4.1.1. Mục tiêu: Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
1.4.1.2. Vị trí: Trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông của cấp THCS
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
1.4.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Trung học cơ sở
Theo điều lệ trường THCS những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thơng.
(2) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.
(3) Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
(4) Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. (5) Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
(6) Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo qui định của Nhà nước.
(7) Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. (8) Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng.
(9) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật
1.4.1.4. Vai trò và chức năng của trường Trung học cơ sở
Trường THCS là cơ sở giáo dục của cấp trung học, là cầu nối giữa cấp tiểu học với THPT của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường THCS có vai trị hết sức quan trọng trong việc trang bị kiến thức cơ bản nhất để học sinh có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp, giúp các em định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, có thể học tiếp hoặc bước vào cuộc sống lao động.
1.4.1.5. Phân loại hạng trường Trung học cơ sở
Hạng trường được qui định theo cơ cấu vùng miền và theo số lớp học trong mỗi trường của mỗi vùng miền. Qui định hạng trường giúp cho việc thực hiện ưu đãi của Nhà nước đối với CBQL ở các trường THCS được công bằng hơn. Hạng trường của cấp trung học cơ sở được qui định như bảng sau :
Bảng số 1.1. Qui định hạng trường THCS TT Trường THCS thuộc vùng, miền Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 1 Trung du, đồng bằng, thành phố Từ 28 lớp trở lên Từ 18 đến 27 lớp Dưới 18 lớp
2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo Từ 19 lớp trở lên Từ 10 đến 18 lớp Dưới 10 lớp
1.4.2. Đặc trưng đối với người học và người dạy ở cấp Trung học cơ sở
1.4.2.1. Đối với người học
Học sinh cấp THCS có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi, được cao hơn 1 tuổi đối với học sinh từ nước ngoài về, được cao hơn 2 tuổi đối với học sinh dân tộc thiểu số, trẻ mồ cơi, học sinh hồ nhập. Học sinh cấp học này ở lứa tuổi thiếu niên có tâm lý diễn biến phức tạp, chưa phải người lớn nhưng cũng khơng cịn trẻ con, vì vậy cần có sự quan tâm đặc biệt của nhà trường cũng như gia đình và xã hội. Để học sinh phát triển tồn diện thì giáo dục trong nhà trường phải diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, vừa có học nội khố, vừa có học ngoại khố..., địi hỏi nhà trường có những biện pháp quản lý phù hợp với học sinh ở lứa tuổi này.
1.4.2.2. Đối với người dạy
Giáo viên trường THCS là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Họ là những người có trình độ cao đẳng trở lên, được đào tạo trong các trường Sư phạm, hoặc các trường cao đẳng, đại học khác nhưng có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các khoa, trường sư phạm cấp. Giáo viên trong nhà trường là người giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường; họ là những người luôn luôn phải học tập, rèn luyện không ngừng; ln phải có những ngơn ngữ, hành vi ứng xử mẫu mực cho học sinh noi theo.
1.4.3. Vị trí , vai trò của người cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở
Trường THCS có 1 hiệu trưởng, tuỳ từng hạng trường mà có từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng, theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhiệm chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường THCS. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn qui định, đã dạy học ít nhất 5 năm ở cấp trung học hoặc cao hơn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có trình độ
chun mơn vững vàng; có năng lực quản lý, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, có sức khoẻ, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm. Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm (đối với trường công lập), công nhận (đối với trường dân lập, tư thục) hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THCS theo đề nghị của trưởng phịng GD&ĐT. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là những người tham gia QL nhà trường, họ đều là CBQL .
Người CBQL ở các trường THCS có vị trí là người đại diện cho chính quyền về mặt thực thi luật pháp, chính sách giáo dục nói chung, các qui chế giáo dục và điều lệ trường THCS nói riêng trong trường THCS. Họ là hạt nhân tạo động lực cho bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực trường THCS thực hiện các hoạt động giáo dục (trong đó tập trung vào điều hành đội ngũ thực hiện nhiệm vụ dạy học) có hiệu quả hơn. CBQL trường THCS là chủ sự huy động và quản lý tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị trường học; là tác nhân thiết lập và phát huy tác dụng của mơi trường giáo dục. Họ cịn là nhân tố thiết lập, vận hành hệ thống thông tin và truyền thông giáo dục trong trường THCS.
1.4.4. Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở
1.4.4.1. Đối với Hiệu trưởng của trường Trung học cơ sở
Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường chịu trách nhiệm trước Nhà nước quản lý toàn diện nhà trường; vừa là người thủ trưởng vừa là thủ lĩnh, là người điều hành nhà trường làm cho người dưới quyền tâm phục, khẩu phục. Với cấp trên Hiệu trưởng là người quản lý nhà trường, với cấp dưới hiệu trưởng là người lãnh đạo nhà trường. Hiệu trưởng là người xây dựng tầm nhìn phát triển của nhà trường; chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học; đánh giá giáo viên, học sinh về kết quả lao động dạy và học. Hiệu trưởng là người chấp hành chỉ thị cấp trên; liên hệ chủ yếu với cộng đồng; là chuyên gia quan hệ công chúng trong đời sống nhà trường; chịu trách nhiệm về cơ sở
vật chất thiết bị dạy học của nhà trường. Bên cạnh đó hiệu trưởng cịn tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt động ngoại khố của nhà trường; giám sát việc thực hiện luật pháp, hiện thực cổ vũ các sáng kiến giáo dục, dạy học. Hiệu trưởng có quyền hạn theo qui định
1.4.4.2. Đối với phó Hiệu trưởng của trường Trung học cơ sở
Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng trong một vài lĩnh vực cụ thể. Phó hiệu trưởng thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công, cùng với hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao. Phó hiệu trưởng có trách nhiệm thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng uỷ quyền.
1.5. Yêu cầu và nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trƣờng Trung học cơ sở Trung học cơ sở
1.5.1. Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Trong đề án xây dựng, nâng cao chất lượng ĐNNG và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010, có mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước” [30,tr.10].
Để thực hiện được mục tiêu trên, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS cũng phải thoả mãn đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phát triển đúng định hướng, có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:
(1) Lấy phát triển bền vững làm trung tâm. Đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ CBQL, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài trong tương lai.
(2) Việc phát triển đội ngũ CBQL phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
(3) Phát triển đội ngũ CBQLGD phải phù hợp với các đặc trưng của cấp học, của loại hình trường.
(4) Đảm bảo sự chủ động, sáng tạo trong việc lập qui hoạch cũng như sự chủ động, tích cực của cấp quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ CBQL, sao cho các nhà trường có đội ngũ Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện nhiệm vụ.
(5) Đảm bảo môi trường dân chủ trong việc phát triển đội ngũ, bồi dưỡng toàn diện về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, năng lực tổ chức điều hành của đội ngũ CBQL dần dần đi vào chun mơn hố đội ngũ CBQL.
(6) Phát triển đội ngũ CBQL phải bảm sát vào nhu cầu, cơ cấu sử dụng của đơn vị, đồng thời lấy lợi ích của người lao động là nguyên tắc phát triển.
1.5.2. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Trên cơ sở lý luận đã phân tích ở trên, ta có nội dung phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS bao gồm:
Thứ nhất là thực hiện qui hoạch, tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm.
- Qui hoạch là việc trù tính kế hoạch. Qui hoạch đội ngũ là việc trù tính kế hoach đội ngũ, là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý và cơ quan quản lý, giúp cho người quản lý hoặc cơ quan quản lý biết được số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chun mơn, cơ cấu giới, …của từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả qui hoạch làm cơ