Thực hiện phương pháp dạy học pháthiện và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề phương trình và bất phương trình vô tỷ (Trang 25 - 27)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Dạy học pháthiện và giải quyết vấn đề

1.1.8. Thực hiện phương pháp dạy học pháthiện và giải quyết vấn đề

Thực hiện phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề gồm 4 bước như sau ([3])

Bước 1. Phát hiện và thâm nhập vấn đề.

- Phát hiện vấn đề từ một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống do giáo viên đưa ra.

- Giải thích và chính xác hóa tình huống, hiểu đúng vấn đề được đặt ra - Phát biểu vấn đề và đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề .

Sau khi giáo viên đặt vấn đề, học sinh sẽ phát hiện vấn đề, sau đó tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.

Bước 2. Tìm giải pháp

Tìm các giải quyết vấn đề thường được thực hiện theo trình tự sau.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ khám phá và tìm giải pháp dạy học PH&GQVĐ

Giải thích sơ đồ

- Phân tích vấn đề, làm rõ mối liên hệ giữa cái đã có và cần tìm.

Tìm hiểu, phát hiện vấn đề

Khám phá vấn đề

Tìm chiến lược và phương pháp giải

Giải

- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề, thường được thực hiện thông qua các kỹ thuật như quy lạ về quen, khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa, lật ngược vấn đề, xem xét sự tương tự, tư duy hàm ...Trong q trình làm các đề xuất ln được đưa ra , điều chỉnh, loại bỏ, chuyển hướng khi thấy không phù hợp. Việc thực hiện giải quyết vấn đề có thể thực hiện nhiều lần đến khi tìm được hướng đi hợp lý.

+ Sau một hoặc một loạt các đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề phải hình thành được một giải pháp.

+ Sau khi có giải pháp ta phải kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp. Nếu giải pháp đó đúng thì đi đến kết thúc, nếu sai thì phải bắt đầu lại từ khâu phân tích cứ như vậy cho đến khi giải pháp là đúng.

Khi có nhiều giải pháp thì chọn giải pháp nào tối ưu nhất như ngắn nhất, thông dụng nhất, dễ hiểu nhất.

Bước 3. Trình bày giải pháp

Sau khi đã GQVĐ đặt ra học sinh trình bày lại tồn bộ từ việc phát biểu vấn đề đến tìm giải pháp. Trong khi trình bày cần tuân thủ các chuẩn mực đề tra như: ghi rõ giả thiết kết luận đối với bài tốn chứng minh, phân tích, cách dựng hình, biện luận...

Thơng thường học sinh THPT thì trình bày giải pháp được trình bày trước lớp, - Học sinh khác nhận xét bổ sung.

- Giáo viên kết luận chuẩn hóa.

Bước 4. Nghiên cứu sâu giải pháp

Đây là một bước cao nhất trong quá trình GQVĐ, cũng là yêu cầu mức cao nhất của tư duy.

- Tìm hiểu được những khả năng ứng dụng của kết quả.

- Đề xuất vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề...

- Xây dựng thành quy tắc từ cách giải quyết vấn đề. - Hoặc tìm cách giải khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề phương trình và bất phương trình vô tỷ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)