Thực trạng dạy học pháthiện và giải quyết vấn đề trong chủ đề phương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề phương trình và bất phương trình vô tỷ (Trang 31 - 33)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Thực trạng dạy học pháthiện và giải quyết vấn đề trong chủ đề phương trình

trình và bất phương trình vơ tỷ ở cấp THPT

Chúng tôi dự giờ một số tiết day trong chủ đề phương trình, bất phương trình vơ tỷ của các giáo viên tốn trường THPT Tơ Hiệu để quan sát thái độ học tập của học sinh và tiến trình dạy của giáo viên từ đó đánh giá mức độ sử dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, cũng như hiệu quả của nó.

Qua điều tra tác giả xin đưa ra một số nhận định như sau :

Hiện nay việc dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề còn nhiều hạn chế

Về phía giáo viên : Trong giảng dạy, tuy đã có những thầy cơ giáo tâm huyết với nghề, thường xuyên trau dồi chuyên môn, đổi mới phương pháp để không ngừng nâng cao chất lương giảng dạy, không những trang bị cho học sinh kiến thức cần thiết mà cịn rất coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Nhưng bên cạnh đó cịn khơng ít các thầy cơ giáo chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh ; chỉ dừng lại ở mức độ rèn kỹ năng tính tốn đối với từng dạng bài cụ thể ; chưa chú ý tới việc hướng dẫn học sinh phát triển năng lực bản thân.

Mơn Tốn ở trường THPT là môn học thuận lợi cho việc phát triển tư duy cho học sinh thế nhưng nhiều thầy cô dạy Toán chưa tận dung được điều này. Trong các tiết dạy, giáo viên chưa thật sự khơi dậy được sự tị mị, tính ham hiểu biết, khả năng tự phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh . Trong các đề kiểm tra còn thiên về kiểm tra khối lượng kiến thức, nặng về kĩ năng tính tốn ; chưa chú ý đến việc đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của học sinh…Nói cách khác, giáo viên chưa có nhiều biện pháp kích hoạt được khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh.

Việc để thực hiện tiết dạy phát hiện và giải quyết vấn đề cần rất nhiều thời gian do đó trong 45 phút khơng đáp ứng hết được yêu cầu nếu giáo viên không khéo léo trong tổ chức.

Lớp học có 40 học sinh như vậy là đơng, do vậy giáo viên rất khó trong theo dõi và hướng dẫn học sinh thảo luận.

Để có tiết dạy sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cần người giáo viên cần nhiều thời gian để đầu tư giáo án, điều này không phải giáo viên nào cũng làm được.

Về phía học sinh : Học sinh gặp khó khăn khi chuyển hóa từ hoạt động trí

tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, không vận dụng linh hoạt được các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa… Đa số các em khi giải ra kết quả một bài tốn là dừng lại khơng có thói quen đào sâu suy nghĩ nắm được cốt lõi của bài tốn, khơng chịu suy nghĩ thêm để tìm lời giải khác cũng như xem xét lời giải đó có tối ưu hay chưa, khơng xem xét bài tốn dưới nhiều khía cạnh khác nhau cũng như khơng mở rộng khai thác bài tốn…Do đó mà rất ít học sinh có khả năng tự ra được đề tốn mới. Tính tự giác và độc lập trong học tập của các em chưa cao, cịn ỷ lại vào thầy cơ giáo, khơng dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự đọc sách tham khảo để bồi dưỡng kiến thức cho mình.

Việc áp dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề không áp dụng được cho mọi đối tượng học sinh, với những em có tố chất tốt thì thực hiện dạy học theo phương pháp này khá thuận lợi. Cịn với học sinh trung bình thì cần nhiều thời gian, và hiệu quả khơng cao.

Đứng trước thực trạng như vậy chúng tơi thấy rất cần có các biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả để bồi dưỡng và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho các em học sinh. Khi học sinh có được năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong tốn học từ đó hình thành nên năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong đời sống thực thì nhiệm vụ của người thầy mới được coi là thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông theo chủ đề phương trình và bất phương trình vô tỷ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)