Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Tiểu kết Chương 1
Trong Chương này luận văn đã làm rõ các khái niệm về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, các khái niệm cơ bản, đặc điểm, mức độ…
Dạy học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề ngày càng chứng minh tính hiệu quả về phát triển năng lực cho học sinh. Vấn đề không phải là có nên sử dụng nó khơng mà sử dụng như thế nào. Để từ việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong tốn học từ đó có thể vận dụng vào trong thực tiễn, những vấn đề của cuộc sống.
Việc bồi dưỡng và phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong quá trình dạy học là rất cần thiết. Khai thác tiềm năng của chủ đề “Phương trình, bất phương trình vơ tỷ để phát triển năng lưc GQVĐ cho học sinh là hướng đi đúng. Mỗi giáo viên cần ln ln suy nghĩ để tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
CHƯƠNG 2
DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TRÌNH, BẤT PHƯƠNG TRÌNH VƠ TỶ
Trong chương này trình bày cách sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để giải một lớp các bài tốn phương trình và bất phương trình vơ tỷ.
Trong mỗi chủ đề phương pháp dạy học được xây dựng theo các bước.
- Gợi vấn đề và phát hiện vấn đề: Giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề sau đó dẫn dắt học sinh phát hiện vấn đề.
- Đề xuất và trình bày giải pháp: Học sinh có thể tìm ra giải pháp, hoặc giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phát hiện và đưa ra giải pháp.
- Khái qt hóa: từ những ví dụ học sinh đã làm, từ đó khái quát phương thức giải quyết vấn đề cho những dạng tương tự, củng cố năng lực giải quyết vấn đề. - Hệ thống bài tập củng cố, bằng cách tương tự hóa học sinh có thể làm được . Trong quá trình xây dựng bài tập chúng tôi chủ yếu dựa vào các tài liệu tham khảo, một số đề thi Đại học, học sinh giỏi trong những năm gần đây, theo mức độ từ cơ bản đến phức tạp, nhưng phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Từ đó hình thành nên năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong toán học cũng như trong cuộc sống.