1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại
2.1. Cái tơi trữ tình đa diện trong thơ Trần Dần
2.1.1. Cái tôi trong thơ và đặc điểm của cái tơi trữ tình trong thơ hiện đại
Về bản chất của cái tơi trữ tình, Kate Hamburger từng lưu ý độc giả “tránh mọi sự đồng nhất hố cái tơi của bài thơ với tác giả của nó”. Vì sự nhầm lẫn này vẫn liên tục diễn ra, đặc biệt với những độc giả của thơ tình. Ví như
Goeth, nhiều độc giả cứ đinh ninh nhân vật xưng tôi trong các bài thơ của
ông là Goeth và em là Frederike Brion, thật là chủ nghĩa tiểu sử - Paul Stocklein, nhà bình luận tinh tế về Goeth, cười cợt lẫn bất bình, đã kêu lên như vậy. Rõ ràng, khơng có tiêu chí logic nào, mỹ học nào cho phép chúng ta nói rằng chủ thể phát ngôn của bài thơ có thể đồng nhất hố hoặc khơng được đồng nhất hoá với nhà thơ. Mà sự đồng nhất hoá logic, trong trường hợp này, khơng có nghĩa là tất cả mọi lời phát ngơn của bài thơ, hoặc chính bài thơ trong tổng thể, phải tương ứng với một kinh nghiệm hiện thực của tác giả. “Kinh nghiệm có thể là hư cấu theo nghĩa phát minh, nhưng chủ thể của kinh nghiệm, và cùng với nó, chủ thể của phát ngơn, cái tơi trữ tình, chỉ có thể là hiện thực” [25,tr.306].
Khi so sánh thơ hiện đại với thơ cổ điển và lãng mạn, ngồi sự khác biệt về cách tạo hình, cái đầu tiên mà người ta nhắc tới là cái tôi. Từ xưa đến nay,
tác sáng tạo. Thời lãng mạn, cái tôi, với trạng thái ý thức và sự nhận thức của nó, là yếu tố chủ động cấu tạo nên bài thơ. Cái tôi, được quan niệm như một dữ kiện, trọng tâm của ý thức, tiếp nhận những cảm xúc. Sự tiếp nhận đó kích thích nó, khiến cái tơi tơ màu những nhận thức của mình về cuộc đời: tình yêu, buồn vui, hoang mang, lo sợ. N hưng đối với thế hệ thi nhân hiện đại, vị trí của "cái tơi” đã khơng cịn như trước nữa: nó đã mất địa vị độc tôn, hoặc đã lu mờ, hay đã bội phân, luỹ thừa trở thành cái tơi multiple tuỳ theo từng bài thơ. Tóm lại, thi ca hiện đại đặt lại vấn đề thân phận của cái tôi đã từng chi phối hệ thống tư tưởng của con người trong suốt hai mươi thế kỷ. Trong khi đó, do hồn cảnh lịch sử chiến tranh liên miên và khơng ít ngun nhân chủ quan do sự bảo thủ của các nhà thơ, cái tơi trữ tình trong thơ Việt N am thời Trần Dần, phần lớn vẫn dừng lại ở sự đơn phiến: hoặc là sự kéo dài của cái tơi lãng mạn, hoặc bị nhạt nhồ bởi cái ta, chỉ đến cuối thập niên 80, cái tôi thế sự đời tư mới bắt đầu phát triển. Dưới đây, chúng tơi sẽ tìm hiểu cái tôi Trần Dần trong sự đối sánh liện tục với chính nó và những cái tơi khác nó, cùng thời và khác thời để định vị bản sắc riêng.
2.1.2. Bản sắc cái tôi Trần Dần: Cái tơi trữ tình đa diện
Khi sử dụng khái niệm cái tơi đa diện, chúng tôi muốn nhấn mạnh, trong cái tơi này có nhiều cái tơi cùng tồn tại hay một cái tôi mang nhiều khuôn mặt, diện mạo khác nhau, nhưng vẫn thống nhất, quy về một điểm. Trong đó, mỗi cái tơi đều độc lập và có giá trị ngang bằng, không một cái tôi nào tỏ ra lấn át bao trùm, hay có giá trị hơn những cái tơi cịn lại. Trong lịch sử thơ ca, cái tơi đã làm một hành trình ngoạn mục từ cái tôi phi ngã trong thơ trung đại, đến cái tôi bản ngã trong thơ Mới, và cái tôi đa diện (hay đa ngã –theo cách gọi của Thuỵ Khuê) là kết quả tư duy của một kiểu nhà thơ hiện đại. Cái tơi bản ngã cũng có thể hiểu như cái tĩnh của sự đơn phiến trong hội hoạ chân dung truyền thống. Cái tôi đa diện, trái lại, sinh động, phức tạp nhưng lại gần với con người thực và khó nắm bắt hơn, như hình ảnh con người
trong hội hoạ lập thể. Thơ Trần Dần không phải ngay từ đầu đã mang cái tôi đa diện, mà nó được hình thành qua cả quá trình, ban đầu là cái tôi lưỡng phân.
2.1.2.1. Cái tơi lưỡng phân, thai nghén và dự phóng
Sức sống của cái tơi trữ tình trong chặng đầu này thuộc về cái tôi mâu thuẫn mà thống nhất. Cái tơi mang tính chất lưỡng phân. N ó đi về giữa nỗi cơ đơn và tính cộng đồng, hồi nghi và lịng tin, can trường và yếu đuối. Khởi đầu của sự lưỡng phân là cái tôi chạm sử thi.
Cái tôi chạm sử thi
Khi tiến hành phân loại cái tơi trữ tình trong thơ, Lê Lưu Oanh đã chỉ ra sự đối lập lớn giữa cái tôi sử thi và cái tôi đời tư, thế sự [56,tr.35-36], nếu cái tôi sử thi là cái tơi chủ yếu của nền thơ kháng chiến thì cái tơi thế sự lại thống trị thơ hậu chiến. Điều này là một tất yếu lịch sử. Tuy nhiên, cái tơi trữ tình trong thơ Trần Dần thời chống Pháp và những năm đầu sau hồ bình khơng nằm trọn trong khái niệm cái tôi sử thi, mà chỉ nghiêng về sắc thái sử thi, chạm vào đặc tính sử thi. Dưới đây là minh chứng.
Hoà nhập vào cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc, cái tôi bất phương chủ nghĩa ngày nào tuyên ngôn về thơ Tượng trưng, đã chọn cho mình chỗ đứng khác: giữa lịng Việt Bắc, gian khổ, hào hùng. Tiếng nói của cái tơi, trong Đi! Đây Việt Bắc, vì thế, trước hết mang âm hưởng một cái tôi sử thi, vừa khoan thai, vừa mạnh mẽ trong chiêm nghiệm. Tiếng nói ấy khơng nghiêng về tâm sự riêng tư mà đại diện cho lương tâm thời đại: mang ơn đại ngàn, cảm giác mắc nợ nhân dân “nợ những người đã ngã không tên”, là tiếng lịng của mn chiến sĩ “chiến trường chung dầu dãi đạn bom”, khát vọng đi vì khao khát tự do và những chân trời mới. Đây cũng là diện mạo
chung của cái tôi trong thơ ca chống Pháp. N hận xét về cái tơi trữ tình trong thơ các nhà thơ xuất hiện từ sau Cách mạng tháng Tám, đã có ý kiến cho rằng: “Cái mà họ để lại cho chúng ta ngày nay, không phải là một cái tơi trữ tình đồ sộ, mạnh mẽ có bản lĩnh đến mức chi phối tồn bộ các nhân vật trữ tình khác. Cái tơi trữ tình của họ vẫn cịn dè dặt, khiêm tốn đằng sau chữ “chúng tôi”. N hưng rất khỏe khoắn, cái khoẻ khoắn có tính đại chúng, dân gian” [74,tr.190]. Tính đại chúng đã trở thành một đặc điểm cốt yếu của cái
tôi thơ kháng chiến. Xưng tôi mà thực chất là ta, cảm thụ có thể mang màu
sắc cá nhân nhưng quan niệm thNm mỹ và tư tưởng thực chất đã chịu quy định sâu sắc của tinh thần đại chúng. N hững tính chất này đều bộc lộ khá rõ trong Đi! Đây Việt Bắc. Duy có điều, nó ít dè dặt, thay vào đó là sắc thái tự tin, điềm đạm của người mang niềm tin mình đã hiểu thấu ta và hoà nhập trọn vẹn vào. Khi hiện diện cùng cộng đồng và giữa cộng đồng như vậy, cái tôi thể hiện rõ sự đĩnh đạc, bề thế, như thể tiếng nói của nó hơm nay là sự lắng đọng trầm tích của những Bình Bgơ đại cáo, Hịch tướng sĩ thuở nào:
Ở đây ta đã long đong chín mùa xuân xạm lửa Ở đây ta dấy nghiệp nhọc nhằn
Hai tay trắng mưu cơ tần tảo Mới làm nên đất nước bây giờ
Trần Dần gọi cuộc sống những năm tháng đó bằng cụm từ bản hùng ca
nguy hiểm, nhà thơ không tô vẽ hiện thực khiến nó trở nên rực rỡ như một
khúc tráng ca. Cái tôi Trần Dần tuy hùng mà khơng rộn rã. N ó tiết chế những tiếng reo nồng nhiệt. Dù cảm phục những con người đã làm nên chiến thắng, nhà thơ không “hoan hô chiến sĩ Điện Biên/Chiến sĩ anh hùng đầu nung lửa
sắt”, mà lặng lẽ tạc chân dung họ theo cách khác. Cùng một chất liệu hiện
thực như Tố Hữu khai thác “56 ngày đêm/ khoét núi/ ngủ rừng/ mưa dầm/
cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ gan khơng núng/ chí khơng mịn”, nhưng Trần
Dần khơng tuyệt đối hoá sự anh hùng của chiến sĩ với một giọng điệu như thác cuốn. Từ chối lối sống cũng như cách viết theo quy luật ồ ạt, hớt hải,
mạnh mà nông, khỏe mà hời hợt của một thời chiến tranh, nên ngay khi hồ
bình lập lại, trong lúc tất cả vẫn say men chiến thắng, cái tôi Trần Dần đã khơng qn nhắc lại món nợ lớn của dân tộc với Việt Bắc, với nhân dân: Việt
Bắc cho ta vay địa thế! Vay từ bó củi nắm tên/ Vay từ những hang sâu núi hiểm/ Cả trám bùi măng đắng đã nuôi ta. Cái tôi đã bộc lộ cảm quan lịch sử
thấu đáo và triệt để của Trần Dần, khi cảnh tỉnh:
Đi! Tất cả! Dù quen tay vỗ nợ Cũng chớ bao giờ vỗ nợ nhân dân.
Có thể khẳng định, Trần Dần theo kháng chiến bằng một tinh thần lãng mạn nhưng không phải lạc quan Cách mạng. Cái tôi này vừa có chất lính mạnh mẽ chắc nịch trong thơ Chính Hữu, vừa có sự lãng mạn bi tráng kiểu Quang Dũng, vừa khơng ngi trăn trở đau xót, như linh cảm về một “chân trời tua tủa mảnh gai” (chữ của Hoàng Cầm). Vị thế phát ngơn mà nó lựa chọn là sự tổng hợp: vừa nói tiếng nói của một chiến sĩ Hà thành trực tiếp tham gia chiến đấu, bộc lộ tâm sự của quần chúng vô danh (làm nên lịch sử nhưng thường chịu thiệt thòi), vừa ở vị thế một trí thức suy ngẫm về hiện thực. Vì thế, chúng tôi cho rằng, ở điểm này, cái tôi thơ Trần Dần mạnh mẽ hơn, cao lớn hơn những cái tơi khác trong dịng thơ kháng chiến.
Tỉnh thức và chất vấn
Đặc điểm thơ 1954-1965 là “phát triển mạnh mẽ theo hai hướng, hai cảm hứng trung tâm là yêu nước và chủ nghĩa xã hội” [45,tr.234]. Thế nhưng hiệp định Giơnevơ bị vi phạm, tổng tuyển cử thống nhất hai miền không thành hiện thực, “mối tình nam Bắc do đó trở nên băn khoăn có chút ngậm ngùi. Hình bóng người tập kết trằn trọc vì nhớ thương và phảng phất như buồn tủi trong một số bài thơ” [45,tr.237]. Tuy vậy, những tác phNm ca ngợi đất nước rực rỡ trong khơng khí náo nức của ngày đầu hồ bình, trong tư thế của con người vừa chiến thắng vẫn giữ vai trị chủ đạo. Đất nước này, nói như Trần Mai N inh: “Tôi lim dim cặp mắt/ Không thấy nơi nào không đẹp/ Không
giàu”, hay Tế Hanh “Dòng thơ tơi càng thưa bóng mây sầu/ Càng lấp lánh những ánh trời hy vọng”.
Cái tơi trữ tình trong thơ Trần Dần, ngay lúc chạm sử thi như cái tôi chung ấy, vẫn nghe thấy một tiếng gọi khác, của cái tơi thế sự. N ó đòi được biểu hiện những phương diện khác của tâm hồn, mà trong hoàn cảnh kháng chiến, người ta muốn nén lại, thậm chí gạt bỏ đi. N ói về những ngày chiến đấu, cái tơi lại khai thác cái mất và cái đói. N ội dung này dễ dẫn tới sự thở than, uỷ mị, xuất phát từ sự đòi hỏi những quyền lợi riêng tư. N hưng trái lại, Trần Dần diễn tả cái đã mất để khắc sâu hơn cái phải giành lại được:
Tôi mất quê hương từ khi mới đẻ…
Bgày đã mất những mặt trời không ấm nữa Đêm lại còn mất nốt chiêm bao
N gười ta có nói tới cái được của chiến tranh. Trần Dần khơng phủ nhận, nhưng nó xót: bao giấc mơ đã phải vùi sâu, bao khát vọng phải kìm nén. Con người sống gấp hơn khi ranh giới sống chết mong manh, vì thế bớt những suy nghĩ chiều sâu. Do đó mà đói. Trận đói dài của cái tôi ham hiểu biết. Khát khao tri thức bức thiết như khát vọng tự do. Vì tự do với nó là tự do khám phá và sáng tạo. N ên sau kháng chiến, khi đa số vẫn sử dụng dấu chấm than cho chiến thắng hào hùng, Trần Dần ném ra câu hỏi: Vì đâu? Con tàu
cuộc sống/ bỏ neo/ lên bến nghỉ/ hàng năm? Và cấp thiết đề nghị một đổi
thay Phải sửa sang/ cái vỏ con tàu/ đây đó/ ít nhiều/ hoen gỉ? Sự ngưng trệ, trì đọng trong lối sống, chậm bắt nhịp với những đổi thay khiến cái tôi Trần Dần nhức nhối. Tỉnh thức bắt đầu từ mối hoài nghi, khiến Trần Dần khơng thể chung dịng mà ca hát tiếp. Cái tôi thơ ông đã thấm đẫm u buồn khi nó nhận ra Bgười ta/ đốt/ tràng pháo cười/ vô tận. Bhưng rồi/ tiếng cười/ gục
xuống quanh mâm. Rồi/ kỷ -niệm -mưa- dầm/ lên tiếng gọi. Thơ kháng chiến
không vắng những câu thơ, bài thơ nói về tình cảm riêng tư, ở đó, tình cảm lứa đơi hồ thắm trong tình u đất nước. Độc giả hiện đại có thể cho sự gắn kết đó là gượng gạo, nhưng đó là một hiện thực, là cảm thức của thời đại nói
chung. Cách ứng xử với tình riêng của mỗi cái tơi góp phần bộc lộ tính cách và bản lĩnh của nhà thơ. Đa số giấu đi hay e dè biểu hiện vì Khi riêng tây ta
thấy mình xấu hổ (Chế Lan Viên). Cái tôi Trần Dần ngược lại, trăn trở liên
tục về cách ứng xử với tình cảm bản năng này. N ó liên tục đưa ra những giả thiết hịng giải thốt tình riêng, “hố giải” tội nhớ thương. Có hai phương thức chủ yếu, hoặc giết đi như giết kẻ thù hoặc phóng chiếu ra bằng nước mắt, thở than. Cả hai đều bất khả với cái tơi, vì chính đơi mơi những viên đạn
dày/ đêm trừ tịch/ càng kêu/ càng đắng. Càng tìm cách xố đi, tình cảm càng
hiện diện mãnh liệt. Chính trên con đường đi tìm giải pháp, cái tôi đã đối thoại với đời sống về những quy luật bất cập nhân tình của nó.
Hồi nghi và chất vấn, do đó, là cách thức hiện diện của cái tơi Trần Dần ở thời điểm liền sau 1954. N ó khiến thơ Trần Dần chứa cảm thức sơ khai của kẻ độc hành. Con người thơ bộc lộ một cách cực đoan, mãnh liệt. Đó là con người với cảm thức khơng cịn đường thối lui, mới mẻ và đầy sức cơng phá:
địi thống nhất/ phải địi từ việc nhỏ - Từ cái ăn/ cái ngủ/ chuyện riêng tư – Từ suy nghĩ/ nựng con/ và tán vợ. N hững phNm chất này, đã thai nghén và dự
phóng cho một cái tơi đa diện, bùng nổ ở chặng thơ sau.
2.1.2.2. Cái Tôi đa diện và những biến thể Bùng nổ, đương đầu với “thế giới tàn bạo” Bùng nổ, đương đầu với “thế giới tàn bạo”
Thời điểm 59- 60 vốn được coi là những năm kinh hoàng, sau vụ Bhân
Văn- Giai phEm. Khơng khí đen tối dội lại không chỉ trong Cổng tỉnh của
Trần Dần, mà Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm cũng chung âm hưởng. Thông qua sự hồi tưởng về một thời trong lịch sử cận đại, cái tôi bộc lộ sự chống chọi quyết liệt với “thế giới tàn bạo”, dù cuộc đương đầu ấy, như Đônkihôtê chống lại cối xay gió: Tơi cịn một mình kháng cự với mênh mông. U uất là
cảm giác chung của tập thơ - dạ trường thiên tiểu thuyết này. Sự trở về hàm
ngôn những đổ vỡ mà cái tôi nếm trải sau bao cuộc tuần du. Không như chàng thi sĩ của Mưa Thuận Thành, cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc, rồi miên
man tìm mình trong thế giới Cỏ Bồng Thi; kẻ hồi cố thành N am nhìn lại
qng đời mình Tơi đã sống đã lỡ lầm chẳng nhỏ, rồi kết luận trong bơ vơ mà bất chấp: Thơi thế là đành: tơi chẳng có ai yêu! Li khai cái ta hay chúng
ta, chúng tôi…triệt để kể từ thời khắc ấy. Cái tôi đứt dây cương kiềm toả: Khổ to rồi! Khơng có cơng ăn việc làm trên trái đất
Tơi nhảy chồm mỗi lúc gió lên
Mau mau! Lấy tình u xích tên rồ kia lại! Kẻo nó nhảy từ gác mười tầng
Vồ một phố đèn lên