Khai sinh hệ thống từ láy mới: từ nỗ lực biể uý đến hứng thú biểu âm

Một phần của tài liệu Thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng (Trang 95 - 99)

3. 1.2.1 Tinh thần Cacnaval

3.1.2. Khai sinh hệ thống từ láy mới: từ nỗ lực biể uý đến hứng thú biểu âm

Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ

láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm). Từ láy có thể xem như đơn vị song song

nhỏ nhất trong ngơn ngữ, là sự hịa phối âm thanh và ngữ nghĩa giữa hai yếu tố tương đương hoặc đối lập, tự bản chất đã có khái niệm nhị nguyên của đời sống, mang sẵn hình ảnh âm dương, hai yếu tố tác thành mối sinh động của mn lồi. Cấu trúc này giải thích khả năng biểu cảm, biểu niệm, tượng thanh, tượng hình của từ láy, giúp người đọc, người nghe khơng những nhận diện được vật thể bằng tên gọi, mà cịn hình dung ra dáng dấp, nghe được âm thanh và đôi khi cảm thấy cả chuyển động của vật thể. Do đó, từ láy có một địa vị quan trọng trong thi ca, mà cấu trúc cơ bản dựa vào hình ảnh, nhạc. Khi từ láy là cuộc hịa phối ngữ âm thì dễ hiểu một người say mê âm vang

của mỗi con âm như Trần Dần sẽ chú tâm khai thác những khả năng của nó. (Tất nhiên, ở trên chúng tơi đã tìm hiểu việc Trần Dần khai thác âm của chữ, của từ, nhưng đó cơ bản là những chữ, từ rời rạc, không theo cấu trúc nào rõ rệt, phần này, chúng tơi khảo sát những từ có cấu trúc theo phương thức láy). Tuy nhiên, phải từ Mùa sạch trở đi, ý thức tạo hệ từ láy mới ở nhà thơ mới rõ và được thực thi quyết liệt. Điều đó khơng có nghĩa, tần số của loại từ này trước đó thấp, mà ngược lại, chúng được khai thác tối đa nhằm bộc lộ thế giới tình cảm mãnh liệt của chủ thể. Diện mạo chung của từ láy thời kì trước Mùa

của nó và diện trường hiện thực xung quanh nó. Vì thế, chủ yếu là từ láy chỉ hoạt động và tâm trạng của con người. Điểm chung của hệ từ này là u ám, với những: tầm tã, nhay nhắt, nhưng nhức, lếch thếch, nức nở, trăng trối, buồn

bã, lủi thủi. Liền sau Bhân văn, tâm trạng chủ thể bộc lộ trực tiếp, sắc thái u

ám được đNy tới cực điểm, tần số đột ngột tăng, những: bơ vơ, lầm lỡ, vàng

vọt, lầm lầm, xù xụ, thui thủi, phũ phàng, nheo nhớt trần truồng, lang thang, xô bồ, lồng lộn, nhớn nhác.... N hưng dẫu sao, cho tới thời gian này, Trần

Dần vẫn tư duy theo lối cũ. Tức là từ láy của Trần Dần mới chỉ thắng được quán tính tập thể về trường biểu hiện, cịn sâu xa, nó chưa thắng được thói quen ngơn ngữ. Bằng chứng là: từ không mới, cách dùng chưa phá cách, kể cả trong những câu thơ hay: Bgày và đêm như lũ trẻ mồ côi – Lũ lượt dắt

nhau đi buồn bã; Ta cúi xuống đơi mơi tốc nẻ - Hơn mút lưỡi một hộp đêm nheo nhớt trần truồng. Tuy vậy, từ Bhất định thắng đến Cổng tỉnh, phạm vi

biểu ý của từ láy đã thay đổi. Từ chỗ thiên về biểu hiện chủ thể, dần chuyển sang thế giới bên ngoài chủ thể; từ miêu tả hoạt động và tâm trạng con người dần chuyển sang miêu tả về cảm giác của con người. Đã manh nha xuất hiện những từ láy khác lạ, dấu hiệu sự bứt phá của Trần Dần khỏi kho từ láy vốn phong phú nhưng có nguy cơ cạn kiệt vì sự lạm dụng của các nhà thơ:

Phố nào nưn nứt nụ dò lan?

Chơm chớp đèn mi lam tơ bòng mớ phố (Cổng tỉnh)

Mùa sạch đánh dấu thế giới từ láy khác, từ nỗ lực biểu ý trước đó sang

hứng thú biểu âm, khai thác yếu tố tạo hình. N hững từ láy có một vang âm lạ lùng dưới bàn tay Trần Dần, quen thuộc nhưng mới mẻ. Trần Dần ít sử dụng kiểu láy tồn bộ, có lẽ do tính chất đơn điệu và ngưng đọng, hoàn tất mà loại từ này gợi ra. N ó khơng mang tới diện mạo mới cho từ, không bộc lộ một sự triển diễn của ngôn ngữ trên bề mặt chữ. Bộ mặt ngữ âm của hai thành tố (hai tiếng) tuy khơng hồn tồn trùng khít nhau, nhưng rõ ràng phần đối về trọng âm của chúng rất nhỏ chỉ đủ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của

yếu tố gốc trong yếu tố được gọi là yếu tố láy . N hà thơ chủ yếu tạo ra láy âm, cả âm lẫn vần. Phương thức tạo sinh từ láy mới của ông, đặc biệt trong láy 2 tiếng: từ một động từ mang nghĩa gốc, ông lặp lại một bộ phận nào đó của từ, làm cho từ láy động từ đó có khả năng diễn tả trạng thái đang diễn ra, chưa hoàn tất của hành động; chưa hề xuất hiện trong từ điển từ láy Tiếng Việt:

mòng mọc, thăn thắt, mày mạy, hày hạy, dơn dờn, đăm đắp, lạt xà lạt xạt, lựt xựt, xần xật, xồn xột, gừm gựt. N hưng tất cả những chữ lạ của Trần Dần thực

ra đều có thể tìm được trong hiện thực, nếu chúng ta tìm cách dùng chữ mà phiên âm lại âm thanh, tiếng động của cuộc sống thường nhật, nếu chúng ta biểu đạt lại những động tác, trạng thái của con người và sự vật chưa được gọi tên trong từ điển. Âm thanh không chỉ hạn chế trong một số phiên âm ít ỏi đã được thói quen biến thành qui ước: lục cục - lục bục - đùng - đồng - ầm - ì - xì xì… Chưa kể đến việc ghi lại một cách trung thành muôn vàn cách phát âm tiếng Việt, cách đọc sai dấu của người Việt, vốn thay đổi theo từng kilômét địa lý. Theo ý kiến này, Trần Dần là người quan sát và ghi nhận hiện thực trung thực. Trần Trọng Vũ đã lấy một ví dụ: ở Hà N ội có phố Hàng Thiếc, phố Hàng Đồng, mỗi lần tới là bước vào một thế giới khác lạ của âm thanh và động tác. N gười dân lao động ngay trên vỉa hè. N ếu sử dụng tiếng Việt theo thói quen thường nhật, có thể tả rằng «Ở phố Hàng Thiếc, người đập, người gõ, người cắt, người xén, người hàn, vv… một lúc là đinh tai, nhức mắt». N hưng nếu sử dụng lại chữ của Trần Dần, sẽ có một kết quả khác: «N gười hát - người mát - người xạt. N gười ngạt - người thạt - người đạt. N gười phạt - người lạc tạc. N gười tác vác - người lốc xốc. N gười thúc - người múc - người xúc. N gười đúc - người khục - người pục. N gười đục - người đoác. N gười tát

- người tạt - người vạc. N gười đạc… người nhìn gừm gựt. N gười ghì xồn

xột…» Khơng cần phải thêm vào lời bình luận «một lúc là đinh tai, nhức mắt» nữa. Đây chỉ là một ví dụ để chứng minh rằng ở giai đoạn này Trần Dần muốn hiện thực xuất hiện một cách trực tiếp và trực diện nhất trong thơ. Khơng cịn phải thơng qua những trạng thái tình cảm của nhà thơ, bằng cách

loại ra ngoài tác phNm những cảm xúc, những bình phNm như ơng đã làm ở giai đoạn trước: giai đoạn của «chiều vơ lễ», của «tơi ngồi vơ giác, vơ tri», của «chng khánh thẫn thờ», của «Ơi chao! Thu rồi!… Bất tử»…” [95]. Trần Dần không ngừng khám phá cái khả năng tiềm Nn trong từ láy Việt. Trong số các tác phNm của ông, bài thơ Trên quả đất mùa giống như một ngày hội lớn của từ láy - những guơng mặt cũ được làm mới, những khuôn mặt mới không ngừng được sinh sôi: Khi nốt chân mùa dày dạy gió mùa/ Giọt điện mùa lEy

bEy đèn mùa/ Đồng hồ mùa trôi chảy tuổi mùa/ Gặp gỡ mùa rong ruổi ngã ba

mùa…hay Mùa cau ỏn ẻn trầu mùa/ Mùa duyên hò hẹn trăng mùa/ Mùa na

dụn dịn vườn mùa…Mùa phùn xột xệt công trường mùa/. N hững từ gạch chân

đều không có trong từ điển từ láy tiếng Việt. N ghĩa của nó do câu thơ gợi

nên. Dày dạy là chuyển động nhẹ, đụng chạm khẽ, gần như cạy mà dùng

chân, như lay mà có điểm nhấn, day mà không dồn sức, nhay mà thả, một bằng một trắc, dấm dẳng, dan díu, gợi hơn là gọi. Ấy là cách mà nốt chân

mùa (khác hẳn bước chân, dấu chân) tương tác với (hay bởi) gió mùa. Trêu

mà gợi tình, gợi tình mà thanh nhã, nhớ câu thơ Hàn Mặc Tử ngày nào: Sột

soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lý bóng xuân sang. LEy bEy vốn tồn

tại như một tính từ chỉ cơ thể “không vững, run rNy một cách yếu đuối” [27,tr.180], nhưng lắp nét nghĩa này vào câu thơ trên, câu thơ đóng chết mọi tưởng tượng. Tức là từ láy cũ này địi thốt nghĩa, sự sống mới của nó nằm ở kết hợp từ xung quanh nó. Giọt điện lEy bEy, bởi liền trước là hình ảnh gió mùa, gió chuyển làm đèn rung, gió lạnh làm cái rét thấm vào cả những gì vơ hình nhất (điện). N hưng vì nhà thơ gọi giọt điện, nên câu thơ cịn mở ra hình ảnh khác, những giọt nước, giọt mưa run run chảy chậm trên từng ngọn đèn đường. Và dứt khoát giữa mùa cau với trầu mùa phải là từ ỏn ẻn, vì ỏn ẻn là làm duyên, kiểu duyên của người con gái chưa từng trải, nên cau đây chưa phải cau già, nó là cau chớm hạt, quả cau nho nhỏ cái vỏ vân vân. Điệu đàng, tình tứ, như tình yêu e ấp buổi đầu. Dụn dịn gồm hai nguyên âm khép, như sự thu về nhưng vẫn động, gợi những trái na tròn, mắt na hiền, ra chiều bẽn lẽn

nấp sau lá, cọ vào lá, làm nũng với lá như con trẻ ngây thơ…Cần thấy, hàng loạt từ láy đều được Trần Dần đặt ở vị trí trung tâm của câu thơ, cả về mặt thị giác cũng như âm điệu, đó là điểm nhấn, miêu tả cách thức tương tác, tồn tại và sinh sôi rất đẹp trong thế giới mùa. Trần Dần cũng là người có ý thức rõ rệt trong việc sử dụng âm thanh từ láy để gợi tả, tạo nên những bức tranh

bằng âm thanh: Khi búa mùa chi chat xưởng mùa/ Liềm mùa dột doạt gặt

mùa/ Bút mùa xột xoạt tình mùa/ Đi lại mùa loạt xoạt đường mùa/ Xoong chảo nồi niêu mùa lịch kịch buồng mùa/Mùa chim chim chip tổ mùa…Mùa cưa sèn sẹt lâm trường mùa. Từ láy tượng thanh, do đó, là một trong những

yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng về âm trong sáng tác Trần Dần. Cuối hành trình thơ, trong Sổ bụi và thơ Mini, các từ láy giảm đột ngột, nhường vị thế cho sự lên ngôi của từ Hán Việt. Sự chọn lựa đó đến từ mục đích nghệ thuật của Trần Dần: khi nhà thơ muốn thế giới cảm xúc của cái tôi và thế giới sự vật quanh tôi bộc lộ trực tiếp, các từ láy được thử nghiệm, khai thác mọi khả năng của nó nhằm gợi hình, biểu cảm, tượng thanh. N hưng chiêm nghiệm, suy tư không phải là thế mạnh của loại từ này, nên tất yếu phải dành vị trí trung tâm cho từ Hán Việt, sau khi đã nới rộng biên giới cho từ láy.

Một phần của tài liệu Thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)