1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại
3.1. Làm mới ngôn ngữ hay tái sinh và tạo sinh Tiếng Việt
3.1.1.1. thức mới về vật liệu
N ếu các nhà cổ điển, ở cả Tây phương lẫn Đông phương, đều tin cậy vào ngữ nghĩa và tận dụng yếu tố ngữ nghĩa để diễn đạt tư tưởng và cảm xúc của mình thì các nhà lãng mạn chủ nghĩa đã phát hiện, bên cạnh yếu tố ngữ nghĩa, trong ngơn ngữ cịn một yếu tố khác nữa là yếu tố ngữ âm cũng rất đắc dụng trong việc diễn đạt, đặc biệt, diễn đạt cảm xúc. Thơ lãng mạn, do đó, nói chung nhiều nhạc tính hơn hẳn thơ cổ điển: so với thơ cổ điển, tần số xuất hiện của những từ lấp láy và những từ vần bằng trong thơ lãng mạn thường cao hơn hẳn. Các nhà thơ tượng trưng càng đNy mạnh vai trò của yếu tố ngữ âm, xem nhạc tính là đặc điểm nổi bật nhất trong ngơn ngữ thơ, đóng vai trị chủ yếu trong chức năng truyền cảm và gợi cảm của thơ. N hư thế, tuy giữa thơ lãng mạn và thơ tượng trưng có nhiều điểm khác nhau nhưng cả hai đều tập trung sự chú ý vào khía cạnh âm thanh của ngôn ngữ. Đây cũng chính là điểm phân biệt họ và những người đến sau: các nhà thơ hiện đại và tiền phong chủ nghĩa, từ dada đến siêu thực, từ vị lai (Futurism) đến duy hình (Imagism). N hững đứa con của nền văn hố in ấn, đã khám phá ra ngơn ngữ không phải chỉ là cái để nghe bằng tai mà còn là, càng ngày càng chủ
yếu là cái để đọc bằng mắt; do đó, yếu tố thị giác trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra ý nghĩa của ngơn ngữ; cũng do đó, trong sáng tác của họ, các nhà thơ đã sử dụng thật nhiều biện pháp tạo hình, từ cách chọn khổ chữ đến cách viết hoa hay viết thường từng chữ, thậm chí từng mẫu tự; từ khoảng trống giữa các chữ đến cách ngắt dòng; từ cách sử dụng các ký hiệu tốn học đến cách cắt dán một số hình ảnh vào bài thơ.
Với Trần Dần, ngay từ cuối những năm 60, khi đã giản dị đồng nhất thơ
vào chữ, để con chữ tự mình làm nghĩa, thì ý thức mới về vật liệu này càng
được hiện thực hố và triển khai hệ thống. Ơng nhận xét sự khác biệt của thơ mình với các nhà thơ gần gũi: “Thơ anh Phùng Quán là thơ quảng trường. Cũng như anh Phùng Qn, anh Hồng Cầm đọc thơ rất lơi hút người nghe. Tơi lại khơng thích thơ để đọc. Tơi nghĩ cái tai ngu hơn cái mắt. Trần Dần thì con mắt chạy vào trong” [73,tr.295]. Ơng khơng thích thơ để đọc hay trình diễn, vì khi ấy thơ vang lên chỉ để phụng sự cái tai (trong thơ, nạn đọc bằng
tai chứ không bằng mắt cũng khá phổ biến – Lê Đạt). Thính giác người nghe
tinh tế lắm cũng chỉ khám phá được ngôn ngữ ở hai phương diện: nghĩa và ngữ âm. Con chữ, do đó, vẫn là kẻ ngoài lề trong cuộc giao lưu thNm mỹ. Thực trạng này kéo dài từ thơ cổ điển thậm chí sang cả Thơ mới và ngấm sâu vào khơng ít nhà thơ hiện đại: Các từ bị trung tính hố, vơ tích hố, bị hút hết các gập ghềnh về âm thanh hay ngữ nghĩa. N gôn từ thơ cũng là ngôn từ sử dụng chứ không phải phát minh. N gười ta thích thú vì cách trình bày chúng chứ khơng phải vì sức mạnh và vẻ đẹp riêng của chúng. Khởi từ đó, Trần Dần làm thơ không chỉ với chữ mà về chữ. Chữ trở thành một đề tài, nguồn
cảm hứng, thành nhân vật trong tác phNm của ông - những con chữ, con
âm…ĐNy xa hơn, thành thơ thị giác