Câu thơ Trần Dần, sự vận động từ câu thơ tuyến tính đến câu thơ phi tuyến tính

Một phần của tài liệu Thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng (Trang 101 - 108)

3. 1.2.1 Tinh thần Cacnaval

3.2.2.Câu thơ Trần Dần, sự vận động từ câu thơ tuyến tính đến câu thơ phi tuyến tính

3.2. Biến đổi cấu trúc câu: Câu thơ phi tuyến tính và những trật tự đầy nghịch lý

3.2.2.Câu thơ Trần Dần, sự vận động từ câu thơ tuyến tính đến câu thơ phi tuyến tính

phi tuyến tính hay những trật tự đầy nghịch lý

Ấn tượng về câu thơ Trần Dần trong giai đoạn đầu là câu thơ mang hình thức bậc thang, với sự xuống dòng tạo thành những quãng ngắt, những khoảng trống mở rộng cho liên tưởng.

Chuỗi ngày đêm thắt nút tất niên, đau như một nút thừng thắt cổ!

Tuy hình ảnh và lối trình bày độc đáo, nhưng cơ bản vẫn là câu thơ tuyến tính, diễn tả nỗi buồn tắc nghẹn vào khoảnh khắc giao thừa. Manh nha kết hợp lạ khi trên trục kết hợp: chuỗi ngày đêm – đi với từ thắt nút, thời gian biến thành vật hữu hình mà độ dài của nó là một nút thừng xiết chặt lịng người. Khn khổ lý tính của câu thơ chưa vì thế mà bị xơ rạn vỡ. Sự vận động của câu thơ Trần Dần bắt đầu bằng những tỉnh lược: tỉnh lược những liên từ cần thiết đến những thành phần quan trọng của câu. Tôi bị tiếng cơ-

leng-keng phố sớm/ Tiếng cơ-lao-xao xào xạc đường chiều. Câu thơ với dạng

thức bị động này hoàn tồn bỏ lửng vế sau, tức là thay vì giải thích tơi bị âm thanh này làm cho thế nào, nhà thơ lại tập trung miêu tả âm thanh đó. Sai ngữ pháp một cách cố ý sau đó cịn được đNy lên: Tơi bị ai xui em đẹp? Tỉnh lược đã trở thành đứt đoạn. Mục đích của câu là diễn tả thế giới tâm trạng của tôi, sự bị tác động của tôi, nhưng sau từ bị tất cả lại xáo trộn vơ ngun tắc. Câu thơ có thể ngắt theo hai cách khác nhau: Tôi bị/ ai xui em đẹp? hoặc

tôi bị ai xui/ em đẹp?, cách nào cũng không thể lấp được những đứt đoạn mà

từ ngữ trong cấu trúc phô ra. Trả câu thơ về khơng gian của nó, bài thơ

Khi cái tôi bấn loạn, hoang mang, bị ám ảnh nhiều chiều, chẳng nhẽ sự nổi loạn của nó lại có thể chấp nhận khuôn khổ cú pháp và những quy phạm chữ? N ếu nói được dứt khốt, cho thốt ý, rõ lời rằng tơi bị làm sao, thì cái tơi đó cịn được diễn tả trung thực nữa chăng? Vì thế, câu thơ từ chối sự kiểm sốt của lý trí để chạm tới hiệu quả nghệ thuật cao hơn trong biểu đạt.

Đến Jờ joạcx, Trần Dần đã dứt bỏ hình thức hồn chỉnh và đóng của câu

thơ truyền thống, kiểu Thuở trời đất nổi cơn gió bụi để đi đến hình thức mở, dang dở, có thể nối tiếp trong câu. Vì hiện thực là một chuỗi những đứt đoạn và Trần Dần thực hiện tính cách đứt đoạn này theo cả hai chiều hướng: cắt đứt mạch liên tục bằng hình ảnh, tách các yếu tố trong câu chữ để bày ra những cách ngắt câu khác nhau. Ông linh động cách ngắt câu, tạo chuyển động cho câu thơ và cho hình ảnh, khiến các từ có thể kết hợp theo những ngữ nghĩa khác, mơ hình khác. Ơng diễn tả ốm bằng câu thơ dài, mặc kệ sự minh mẫn của từ hay cú pháp:Tôi ốm ở tồn – tơi phố cây đường đèn lúc

mưa lá lEm hoa trời sao và tín hiệu lạ. Trong tiếng Việt, sau từ ốm, hầu như

ít sử dụng giới từ chỉ khơng gian, địa điểm (thường nói ốm nặng hay nhẹ - mức độ, tính chất của ốm). Riêng Trần Dần miêu tả sự ốm toàn thân cộng hưởng ốm cả vùng không gian mà tôi lưu trú, thời gian ốm tả kỹ mà khơng rõ nét. Vì thực chất, Trần Dần khơng đuổi theo sự liền mạch của ý mà chạy theo tiếng gọi của chữ, của âm nên ý thơ bị cắt mạch liên tục. Câu thơ lủng củng, lNm cNm một cách rất nhởn nhơ: phố gợi cây, cây gọi đường, đường nhớ đèn, mưa nhắc lá, lá gọi hoa – nhưng khi hoa chưa xuất hiện thì âm tiết

lá (theo cách cấu tạo từ láy, kiểu ca cEm, ngán ngEm) bị cuốn theo âm tiết lEm, thành lá lEm, tiếp tục, hoa làm liên tưởng tới trời sao, sự nhấp nháy của

sao cuối cùng nhắc về những tín hiệu lạ. Cứ theo đà này không biết đâu mới là điểm cuối cùng. Và như vậy, không gian tồn tại của trạng thái ốm là vô tận, nghĩa là tơi ốm khơng chỉ ở tồn tơi mà ốm cả bao la. Điều này là phù hợp với con người vốn từ lâu đã coi vũ trụ là nơi mình cư trú.

Lắng nghe tiếng gọi của âm trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng làm nên sự phi tuyến tính trong câu thơ của Trần Dần. Chính ở điểm này, ơng đã tạo nên một thứ đồng dao hiện đại, nơi mỗi câu thơ là chuỗi sảng khối âm: tơi 1 lực ngực 1 chực joác 1 toạc jách 1 lạch juýp 1 jịp vú 1 nụ

nóc 1 jạc sử kí [18,tr.225]. ..Thì kệ cái tát 1 bát sẹo 1 lẹo vú 1 bú đít 1 lít nách 1 jạch tóc 1 móc họng 1 nọng thở 1 hở jốn 1 nọm nín 1 mím ngực 1 chực cắn 1 nắn thẹn 1 đẹn kén 1 nén xác [18,tr.239]. Cách liệt kê bồi thấn

hình ảnh mà tái lặp cấu trúc này làm ta liên tưởng tới Ông tát bể/ Ông kể sao/

ông đào sông hay Con cơng hay múa/ Bó múa làm sao/ Bó rụt cổ vào/ Bó xoè cánh ra/ Bó đỗ cành đa/ Bó kêu ríu rít/ Bó đậu cánh mít/ Bó kêu: vịt chè/ Bó đỗ cành che/ Bó kêu bè muống/ Bó đỗ dưới ruộng/ Bó kêu tầm vơng.

N ếu đi tìm một thông điệp nghĩa đằng sau những bài đồng dao này, hẳn người đọc sẽ rơi vào khiên cưỡng hoặc áp đặt. Vì cái trước hết mà nó muốn đạt tới là cuộc phiêu lưu vô tận của âm, của vần tiếng Việt. Câu thơ Trần Dần như một chuỗi lải nhải khơng vì thế mà vơ nghĩa. N hững mảnh ghép hình ảnh phía sau tơi vỡ và sắc như những miếng thuỷ tinh găm lấy, xẻ ra, các âm được chọn ực oác, oạc ách, ạch uýp thể hiện một cái tôi liên tục bị sấp ngửa, quăng quật với thăng trầm. Sau thì kệ cái tát, sự bất cần mà vẫn hậm hực của nhân vật bị tát được bộc lộ qua một tràng dài những từ tục (văng ra như chửi tục cho bõ tức – nhân vật thằng Truồng) và những âm tắc, càng về sau càng bí và bức bối: ạch óc, óc ọng, ọng ở, ọm ín, ím ực, ực ắn,

ắn ẹn, ẹn én, én ác.

Đến Sổ thơ, Sổ bụi, đặc biệt thơ mini, Trần Dần dường như đã từ chối kiểu câu thơ phi tuyến tính để trở về khn khổ hiền lành của cú pháp cổ điển. Bài thơ rút gọn thành câu thơ, với cấu trúc tối giản gây ngạc nhiên cho người đọc. Câu thơ như câu nói, như thảng thốt rút ra từ một đối thoại cụt bất kỳ:

Ấy XIB các người/ để cho tơi im lặng. Tính đối thoại thể hiện rõ qua hai đại

từ nhân xưng: các người và tơi, tơi một mình đơn độc, các người hàm ngơn

thường, khinh bỉ. N hưng điều đó chỉ là đốn định, trung tâm của câu thơ là từ XIN , viết hoa một cách cố ý, như lớn tiếng, nhấn mạnh với các người. XIN nhưng không phải cầu xin, của kẻ dưới nói với người trên, vì câu thơ bắt đầu bằng chữ ấy. Ấy tiền giả định sự bằng vai, gắn với nó có thể là cử chỉ nháy khẽ, một tiếng suỵt vì sự quấy rối của các người làm tan biến sự im lặng mà tôi đã và đang sở hữu. Các người muốn tơi lên tiếng, vì tiếng nói tơi có thể có lợi cho các người. Về sự im lặng, chính Trần Dần đã phân biệt rõ khi nào thì cần nói: Tơi nói đáng lí tơi nên im. Bhưng đã sống, tức bị chơn

sống như tơi. Có khi im là một tội ác. Fân biệt im – triết. Im hướng nội. Im lắng nghe siêu thức bên trong với im –hèn nhát. Im đồng loã ác vừa gây tội ác. Không phải im nào cũng là vàng [18,tr.474]. Thơng thường, người ta có

thể nói: Xin các người để cho tôi được yên. N hưng Trần Dần khơng xin sự bình yên, tức cái yên ổn phẳng lặng về mặt đời sống “tôi không động vật zễ zàng quỵ luỵ xi tí tuổi thọ. Tí bằng an. Tí thú vui trần tục fố”. Trong Trần

Dần – thơ, đây là lần duy nhất ông XIN . N hưng cái xin và cách xin khiến

người xin khác thường và sang trọng. Vì Xin là một cách chối bỏ các người, không chấp nhận lên tiếng để thuộc về thế giới mà ông từ lâu chẳng chơi cùng nữa. Cuộc chơi chấm dứt từ thời Cổng tỉnh: Bhân loại/ tôi không chơi

với các anh nữa/ ván nào anh cũng ăn gian. N hưng tại sao cứ phải dùng chữ

XIN , vì phải từ đó mới cho thấy tình thế của con người không được quyền sở hữu ngay cả sự im lặng của riêng mình. Giống như nhân vật của Kafka khao khát cơ đơn vì cơ đơn ln bị cái cộng đồng cưỡng bức. Tơi im lặng cịn là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tội trong mắt các người, vì tơi khơng chịu hú cùng chó sói/ Chỉ tội này họ

chẳng thể tha tơi, vì tơi đã hát những ngày mai không hát/ bây giờ? Tôi hát – lạc quan đen. Câu thơ Trần Dần giản dị mà mở ra nhiều diễn dịch, xuất phát

từ những kết hợp từ đầy nghịch lý. N hư: Sống? Eo ôi sống?

N hững câu thơ được đNy về nghi vấn, vì hồi nghi và nhìn lại mọi chân lý là sắc thái chủ yếu trong thơ ca của Trần Dần. Gắn với sống là cảm xúc “eo ôi”, vừa ghê, vừa sợ, vừa không ngớt kinh ngạc, thảng thốt lẫn chua xót mà hài hước, mỉa mai. Câu thơ sau làm một tổng kết phi lý về sự sống, khẳng định sự hiếm hoi của những cuộc trở về từ cõi sống. Đáng lẽ ba từ sống theo logic

phải thay thế băng từ chết. Vì cái chết làm người ta sợ hãi. Chứ người ta

không sợ sống. Và nếu lấy sống là mốc khởi đầu cho hành trình, thì từ sống sẽ về đâu? Câu thơ với sự phi lý thản nhiên của nó lại đặt ra những câu hỏi không ngờ. Đọc Trần Dần theo lối liên văn bản, sẽ lần ra những vấn đề mắt xích. Tơi sợ sống vì nghề này ai ai cũng thạo/ Mỗi mình tơi khơng thạo mà

thôi. Tức đi liền với sống là thủ đoạn, là kỹ năng, là những bạo tàn mà cái tôi

không thể nào chấp nhận. N gười ta không sống mà người ta hành nghề sống:

Khi khắp thế sống nhai nhau/ Thằng thơ nhai nhá chữ. N gười ta mặc đồng

phục để hành nghề, bằng lòng với “hạnh phúc quần đùi may sẵn”. Thế nên, khi tơi cịn băn khoăn Tôi đang sống hay tơi đang trơi thì khơng ai trả lời tơi

cả/ Mọi người đều bận nghiệp lăn trôi. Sống là nghề, lăn trơi là nghiệp.

Trong đó, khơng cịn chỗ cho bản thể, suy tư. Muốn tồn tại, phải thoả hiệp. Chọn thoả hiệp, người ta giết chết những cái tôi (nguồn gốc của tài năng). “Mỗi người mang trong mình một vũ trụ tâm thần, độc nhất. Độc nhất vơ song…chỉ vì thoả hiệp, mà mất dần, thậm chí tan cái vũ trụ ấy”. Văn Cao, theo cách khác, đã chỉ ra sự thực buồn này: Con thuyền đi qua/ để lại sóng/

đồn tàu đi qua/ để lại tiếng/ …tơi khơng đi qua tơi/ để lại gì?. Không đi tới

cùng bản thể, khơng nhảy qua được bóng của chính mình, sao đến được Bên kia, những Chân trời, chân mây mà Trần Dần hằng thao thức. Thế nên, quả đúng: Xưa nay. Từ sống – mấy ai về?

N hư vậy, thi pháp câu thơ của Trần Dần đã vận động từ tuyến tính sang phi tuyến tính để lại trở về cái tối giản, đơn sơ. N hưng chính cái giản dị ấy là công phu của kẻ làm thơ, là kết quả những phá cách mà ông thể nghiệm trên

muốn đoạn tuyệt. Bgiêng về thi pháp CÂU THƠ - cửa sổ hé vào vĩnh viễn

[18,tr.370]. Thơ mini của Trần Dần là một thể loại đang tự định hình –tuy cũng tối giản, nhưng cái tối giản của nó khơng giống thơ Basho (chứa những im lặng Thiền), Đoản ngôn của Lê Đạt sau này kiệm chữ nhưng duy lý quá. Chúng tôi nhận thấy, thơ mini lại tỏ ra gần gũi với những câu cách ngôn của nhà thơ Ba-lan, Stanislaw Jerzy Lec (1909 -1966). Ở đó, sự cơ đọng có tính cách xói mịn cao độ trong tác phNm của các ông là một cách chống lại sự tầm thường quá ồn ào của những kẻ tiếm đoạt quyền bính và ngơn ngữ, chống lại sự hèn nhát và ích kỷ chung của con người. Chỉ xin đơn cử một số cách ngôn tiêu biểu liên quan tới vấn đề sống/ chết/ bất tử mà Trần Dần đã đề cập phía trên. Tuy cho đến nay, chưa có một tài liệu hay căn cứ nào nói về việc Trần Dần có đọc hay ảnh hưởng nhà thơ Ba-lan đó.

Duy có người chết mới có thể sống lại được. Đối với người sống, thời khó

hơn

***

Sống độc hại lắm. Khi người ta sống, người ta chết ***

Sự phong thánh có thể giết chết những người mà tơi có thể coi như thánh.

[46]

Thậm chí Trần Dần khơng chịu dừng lại ở bài thơ một câu, mà lấn biên, làm cả bài thơ một chữ. N guyễn Quang Lập nhớ lại: “Một lần đến chơi, anh vui vẻ khoe: tối qua thức trắng đêm mới sửa xong bài thơ. Bài này viết lâu rồi, bây giờ mới sửa xong. Mình cầm bài thơ đọc, há hốc mồm. Cái đầu đề bài thơ cịn dài gấp đơi bài thơ: VỢ CHỒN G

Xong.

Đó, thơ anh đó. Có mỗi chữ mà thức trắng đêm, làm đi làm lại mấy năm trời” [48,tr.175].

Cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Trần Dần đã khám phá hình thức diễn tả mới cho câu thơ Việt. Dĩ nhiên, đôi khi, người ta thất bại. Sự diễn tả thành thực nhất về sự thất bại ấy chính là những bài thơ hồn tồn tắc tị, có vẻ như được cấu tạo bằng cách sắp xếp từ ngữ

một cách ngẫu nhiên và vô nghĩa mà chúng ta thỉnh thoảng vẫn bắt gặp đây đó, ở khắp nơi, đặc biệt trong thơ của nhóm Dada; và riêng tại Việt N am, thường nhất là trong thơ Bùi Giáng. N gười ta có thể chê trách thái độ hư vơ chủ nghĩa trong những bài thơ ấy nhưng lại không thể đơn giản xem chúng chỉ như những việc làm phản-văn học rồ dại, bởi vì “bản thân sự diễn tả cái không thể diễn tả cũng là một sự diễn tả. Một sự diễn tả tuyệt vọng. Cũng không thể xem chúng là một sự vô nghĩa: ý nghĩa của chúng chính là những kinh nghiệm tuyệt vọng trong sự diễn tả” [66]. Là một người thể nghiệm cái mới, tất nhiên Trần Dần nói riêng và những nhà thơ cùng chí hướng với ơng nói chung khơng thể tránh khỏi những hạn chế trong tác phNm của mình. Sự khơng hồn mỹ ở mỗi thi phNm của Trần Dần sẽ được Đặng Đình Hưng, người tự nhận là học trị của ơng, khắc phục. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả mà người thầy khai phá, Đặng Đình Hưng đã làm nên nét đặc sắc lạ lùng của Ômai và Bến lạ, trang trước nhất ghi trân trọng lời đề tặng Trần Dần.

Tiểu kết:

Qua những khảo sát trên, có thể thấy Trần Dần đã làm mới ngôn ngữ tỉ mỉ theo các cấp độ từ vi mô đến vĩ mô: từ chất liệu và ý thức mới về chất liệu (chữ, từ) đến thay đổi cấu trúc câu, cấu trúc tác phNm. Ơng đã giải phóng chữ khỏi thân phận cũ, lắng nghe tiếng nói con âm, theo đuổi hình dáng đường nét chữ. Thậm chí, cố tình đánh mất khái niệm bài thơ chỉ còn để lại những cảnh thơ, ảnh thơ hay những hình thơ. Ơng đi từ câu thơ tuyến tính đến câu thơ phi tuyến tính, sang những câu thơ tối giản có khả năng phát lộ nghịch lý nhân sinh. Ơng xơ lệch thể loại để tác phNm trở thành sự tổng hoà thể loại, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng (Trang 101 - 108)