Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông hùng vương tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 44)

Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông bao gồm các khâu của phát triển nguồn nhân lực ở cấp đô ̣ tổ chức, đó là:

1.2.4.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Qui hoa ̣ch (lập kế hoa ̣ch nói chung) phát triển đội ngũ giáo viên là mô ̣t tiến trình đề ra và thực hiê ̣n các công viê ̣c về nhân lực để đảm bảo đủ số

lươ ̣ng, chất lươ ̣ng, cơ cấu đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu của nhà trường và đảm bảo việc bớ trí sử dụng đội ngũ có hiệu quả .

Quy trình quy hoạch đội ngũ giáo viên có bớn mặt cơ bản sau:

- Lập kế hoạch cho những nhu cầu tương lai (về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên).

- Lập kế hoạch cho sự cân đối tương lai bằng cách so sánh số lượng thành viên cần thiết với số lượng thành viên hiện có mà nhà trường ḿn lưu lại.

- Lập kế hoạch để tuyển mộ hoặc sa thải giáo viên. - Lập kế hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên.

1.2.4.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên

Tuyển cho ̣n đội ngũ giáo viên là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm cho ̣n lựa , quyết đi ̣nh xem trong số những người dự tuyển, ai là người đủ tiêu chuẩn làm viê ̣c trong nhà trư ờng nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra.

Việc tuyển chọn, bổ sung đội ngũ giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường. - Căn cứ vào định biên số giáo viên theo quy định.

- Dựa vào kết quả đánh giá thận trọng và toàn diện những người dự tuyển.

1.2.4.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên

Đó là việc sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên vào các công việc/vị trí cụ thể, nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện có của họ và hoàn thành mục tiêu của nhà trường.

Phân cơng, bớ trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Nếu phân cơng, bớ trí đúng với năng lực, sở trường từng người thì sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên. Giáo viên có trình độ, có năng lực sẽ

phát huy tớt khả năng của mình, giáo viên yếu kém buộc phải tự phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình, thúc đẩy họ lao động sư phạm có hiệu quả. Ngược lại phân cơng, bớ trí khơng hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

Sự đề bạt là biện pháp có ý nghĩa nhất để ghi nhận thành tựu cá nhân. Do đó đề bạt phải khơng bị hoen ớ bởi sự thiên vị.

Khi phân cơng, bớ trí, hiệu trưởng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu sau:

- Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người. - Đảm bảo tính cộng đồng, hợp tác trong dạy học và giáo dục. - Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong phát triển.

Khi phân cơng, bớ trí giáo viên dạy bộ môn cần tiến hành theo các bước sau:

- Cá nhân đề đạt nguyện vọng.

- Tổ chuyên môn trao đổi bàn bạc dự định phân công dựa trên đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước.

- Hiệu trưởng dựa trên dự kiến phân công của tổ để ra quyết định

Khi phân công giáo viên làm chủ nhiệm lớp, ngoài việc căn cứ phân công chuyên môn, hiệu trưởng cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm, đồng thời chăm lo nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh.

1.2.4.4. Đá nh giá đội ngũ giáo viên

Nói đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên THPT là nói đến mục tiêu đặt ra được hoàn thành tốt xấu thế nào và ở mức độ nào . Hệ thống giáo dục trung học hoạt động có hiệu quả khi hệ thớng đáp ứng được các yêu cầu sau: đánh giá đúng đối tượng học sinh, đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn xã hội; kiến thức truyền đạt phải có tính thời sự; nội dung bài giảng đảm bảo chuẩn kiến thức, cách truyền đạt ngắn gọn, vừa đủ.

Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: "Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Khơng có đánh giá thì hệ thớng quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều,… Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tớ đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện" [8, tr.35].

Đánh giá đội ngũ giáo viên được hiểu là việc so sánh kết quả hoàn thành công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí làm việc đó. Nếu kết quả thấp thì cần phải có kế hoạch bồi dưỡng/ chuyển trường, còn nếu đạt kết quả cao thì được khen thưởng, đề bạt.

Đánh giá sự hoàn thành nhiê ̣m vụ của giáo viên là mô ̣t hê ̣ thống chính thức, sử dụng các phương pháp thu thâ ̣p thông tin , phân tích, đánh giá kết quả công viê ̣c theo các mục tiêu đã xác đi ̣nh của cá nhân hay tổ chức có tính đi ̣nh kỳ.

1.2.4.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Đào tạo đội ngũ giáo viên được hiểu là hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, hướng vào việc hình thành các kỹ năng cho các công việc trong tương lai, trách nhiệm cao hơn, nặng nề và phức tạp hơn.

Bồi dưỡng là việc hướng đội ngũ giáo viên vào việc duy trì và hoàn thiện kết quả thực hiện cơng việc hiện có, đang diễn ra.

Nô ̣i dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bao gồm : - Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị. - Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo ngành. - Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên.

Người quản lý có thể sử dụng bớn quy trình để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với các thành viên trong nhà trường : (1) Thẩm định kết quả làm việc; (2) Phân tích yêu cầu của cơng việc; (3) Phân tích tổ chức; (4) Nghiên cứu nguồn nhân lực.

Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

- Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng.

Các biện pháp quản lý cơng tác bồi dưỡng giáo viên đã nêu trên có mới quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả tối ưu. Cơng tác bồi dưỡng giáo viên cũng khơng thể có hiệu quả nếu giáo viên khơng có lòng u nghề, mến trẻ, khơng có tình cảm và lý tưởng nghề nghiệp, khơng tự giác, tích cực tự học, tự bồi dưỡng, vì vậy cần giáo dục cho giáo viên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, coi đó là một nhu cầu, là mục đích sớng của bản thân.

1.2.4.6. Chính sách đối với giáo viên

Luâ ̣t G iáo dục (2005) chỉ rõ: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chun mơn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”, “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ [20, tr.114, 115]. Luật cũng qui định rõ chính sách đới với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nghị định sớ 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã dành hẳn một chương về chính sách đới với giáo viên.

Chỉ thị 40, trong phần Xây dựng và hoàn thiện một sớ chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng đã chỉ rõ: “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng

như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là ở bậc đại học, tạo cơ sở pháp lý để nhà giáo có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học”[1].

“Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác” [3].

Tại Hội thảo quốc tế nhân dịp Kỷ niệm 10 năm ngày truyền thống Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN với chủ đề "Chính sách đới với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục". Tác giả Vũ Minh Giang nhận định: trong bối cảnh của toàn cầu hóa cần phải giải quyết hài hòa 3 cặp quan hệ: Quan hệ giữa truyền thớng và hiện đại; Toàn cầu hóa và bản sắc dân tộc; Và ći cùng là giải quyết bài toán sứ mệnh cao cả và chính sách đới với người giáo viên. "Chính sách đối với nhà giáo phải được xem là thái

độ chính trị đối với tri thức, đồng thời đó cũng là thái độ chính trị với tương lai của đất nước. Chính vì vậy cần phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng với nhà giáo" [Đức Minh, Trang Tin tức Sự kiện. Email: education@vnu.edu.vn].

Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đới với giáo viên theo các văn bản nhà nước đã ban hành vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy, mỗi nhà trường cần xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực , khuyến khích phát triển cá nhân mỗi giáo viên và tăng cường hợp tác với bên ngoài .

1.2.4.7. Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên

Để thực hiê ̣n tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên , cần đảm bảo các điều kiê ̣n sau:

- Nhu cầu cơ bản: nơi ăn ở và các điều kiện sinh hoạt cho giáo viên. - Nhu cầu được an toàn.

- Nhu cầu được thừa nhận. - Nhu cầu được tôn trọng. - Nhu cầu tự thể hiện.

b. Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP nhà trường

Đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc.

Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức. Thực tế đã chứng minh rằng đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể khơng có sự đoàn kết thớng nhất sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

c. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể

Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng, tạo ra bầu khơng khí thuận lợi cho tập thể, mơi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi giáo viên đều tự hào , muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường. Các nhà khoa học cho rằng, bầu khơng khí tâm lý thuận lợi có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo và tăng cường sức khỏe cho giáo viên.

Tóm lại, nội dung phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông gồm 5 khâu của quá trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức, mỗi khâu là một mắt xích của q trình, có quan hệ mật thiết với nhau, sự vận

Quy hoa ̣ch

Đánh giá giá

Đào ta ̣o, bồi dƣỡng Tuyển chọn

Sƣ̉ dụng

hành của quá trình được bảo đảm bởi các điều kiện vật lực và tài lực. Có thể sơ đồ hóa như sau.

Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình phát triển đội ngũ giáo viên

Các điều kiện đảm bảo

1.2.5. Cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, giáo dục về phát triển đội ngũ giáo viên giáo viên

Trong phần này luận văn phân tích cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên sẽ được trình bày ở chương 3.

1.2.5.1. Về kinh tế, chính trị, xã hội

a. Cơ sở kinh tế, chính trị

Thế kỷ thứ XXI là thế kỷ của khoa học và công nghệ, những thành tựu về khoa học - công nghệ đã thực sự làm thay đổi, đảo lộn tương quan giữa các nước trên thế giới, sức mạnh của khoa học - công nghệ cao đã tạo ra sự thắng thế trong cạnh tranh chạy đua kinh tế. Do vậy, việc chuẩn bị đầu tư vào con người, cho con người (con người - đối tượng và sản phẩm của nền giáo dục

hiện đại) để phát triển kinh tế, phát triển xã hội là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. UNESCO đã khún cáo: “Khơng có sự tiến bộ nào, sự thành đạt nào có thể tách rời sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của q́c gia đó,…”

Có nhiều nghiên cứu về "chi phí" và "lợi ích" của giáo dục đới với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Theo tác giả Đặng Q́c Bảo dù tiếp cận theo nhiều cách khác nhau các quan điểm đều làm rõ: "Giáo dục được xem như một lĩnh vực kinh tế thực sự đem lại hiệu quả cao cho thu nhập kinh tế quốc dân trước mắt cũng như lâu dài” [5, tr.30-32]. Vì thế, giáo dục được coi là một loại đầu tư hy vọng đem lại nhiều lãi nhất, là loại đầu tư thông minh nhất trong mọi loại đầu tư của các quốc gia trong thế giới hiện đại. "Các khoản tiền bỏ vào giáo dục sẽ thừa sức được thanh toán với việc xuất hiện Niuton, Môja, Bettoven" - Alffied Marshall đã khẳng định như vậy và có lẽ “Các khoản tiền đầu tư vào giáo dục Việt Nam sẽ hy vọng với sự xuất hiện của những Nơben tốn học, Vật lý Việt Nam,…trong thời gian gần nhất” [25, tr.12].

Từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, giáo dục nước ta đứng trước rất nhiều thách thức, khó khăn. Hoạt động của giáo dục vừa là phúc lợi, vừa là “dịch vụ”; giáo dục vừa tác động vào hình thái ý thức xã hội, vừa tác động vào sự tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn và yêu cầu xã hội đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo những thời cơ và thách thức lớn. Những kỳ vọng đới với sản phẩm của giáo dục chính là: nhân cách - nhân lực, hay còn gọi là nhân cách và sức lao động.

Học tập suốt đời, học tập thường xuyên, học tập cho mọi người là nội dung cốt lõi của khái niệm xã hội học tập mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng trong bối cảnh thế giới đang có những đổi thay to lớn và nhanh chóng do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ của cách mạng thơng tin.

Tư tưởng đó, nội dung đó được thể hiện trong Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII “Nguồn lực con người là q báu nhất có vai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông hùng vương tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)