Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông hùng vương tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 102)

Nỗ lực  Thành quả

3.2.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.

viên.

3.2.6.1. Ý nghĩa

Hoàn thiện việc xây dựng các chế độ, chính sách đãi ngộ và đổi mới hình thức khen thưởng cho đội ngũ giáo viên nhằm động viên, khích lệ, tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên. Xây dựng chính sách ưu tiên cấp kinh phí, chính sách đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị tạo nên môi trường làm việc cho giáo viên và môi trường giáo dục học sinh thuận lợi.

3.2.6.2. Nội dung

Hoàn thiện các chế độ, chính sách ưu tiên đới với giáo viên nhằm thu hút những giáo viên có trình độ cao về công tác tại trường và tạo động lực mạnh cho giáo viên hiện đang công tác tại nhà trường.

Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng tạo nên sự động viên khún khích thường xun và có giá trị lâu dài đến đội ngũ giáo viên, họ liên tục có cảm giác được thừa nhận, được tơn trọng.

Có chính sách "đầu tư đặc biệt" các điều kiện cơ sở vật chất, và kinh phí đảm bảo cho q trình dạy học.

Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng Phẩm chất chính trị đạo đức Trình độ chun mơn, nghiệp vụ Kiến thức ngoại ngữ Kiến thức tin học Các kiến thức hỗ trợ khác

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

Lãnh đạo nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác huy động các tổ chức, tâ ̣p thể, cá nhân cùng tham gia xây dựng nhà trường . Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đới với giáo viên, nhân viên trong trường theo các văn bản Nhà nước đã ban hành: chế độ lương, phụ cấp; chế độ được đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng lương, phụ cấp; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được quyền khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ ngun nhân khi bị phê bình, kỷ luật, được tạo điều kiện để làm tốt nhiệm vụ, được tạo cơ hội để phát huy tới đa tài năng sáng tạo của mình. Như vậy, hiệu trưởng vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, do vậy cần tăng cường đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất , mua sắm trang thiết bị dạy học , như: phịng học bơ ̣ mơn , sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên , như: nơi ăn ở và các điều kiện sinh hoạt , nhu cầu được an tồn, được thừa nhận, được tơn trọng và tự thể hiện .

3.2.7. Xây dựng môi trường văn hóa , thân thiê ̣n , đảm bảo các điều kiê ̣n phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường. phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.

3.2.2.1. Ý nghĩa

Đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể khơng có sự đoàn kết thớng nhất sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển của tập thể. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời nó chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng.

3.2.2.2. Nội dung

a. Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP nhà trường

Xây dựng nhà trường gồm các thành viên chính trực , vị tha cùng phấn đấu để tạo nên một thế hệ học sinh tự tin, độc lập, giàu lòng nhân ái, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

b. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể

Mọi thành viên trong nhà trường biết đề phòng nguy cơ, có ý chí khắc phục khó khăn; biết tận dụng thời cơ, tranh thủ được thuận lợi để phát triển nhà trường; có ý thức vươn lên theo kịp và vượt các đơn vị tiên tiến; làm việc phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả, trên tinh thần "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm - Sáng tạo"; biết tự phê bình và phê bình, biết quý trọng và tiến cử người tài.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

a. Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP nhà trường

Đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành cơng của tổ chức.

Ḿn có một TTSP đoàn kết, thống nhất, hiệu trưởng cần thực hiện những biện pháp sau:

Xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo:

Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng ủy , Ban giám hiệu , Ban chấp hành Công đoàn , Ban chấp hành Đoàn thanh niên , Ban chấp hành Hô ̣i cựu chiến binh là yếu tố đầu tiên quyết định sự đoàn kết trong TTSP nhà trường. Ḿn có sự đoàn kết đó cần có sự phân cơng, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, phù hợp, mọi người thống nhất hướng về mục tiêu, có sự phới hợp, hỗ trợ và thiện cảm với nhau trong công tác cũng như đời sống thường ngày. Mỗi người đều cần

phải chủ động, sáng tạo, nhiệt tình với cơng việc được giao và khơng ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh trong lĩnh vực quản lý. Mọi người hiểu nhau, tôn trọng tài năng và tính cách cá nhân của nhau, thúc đẩy nhau tiến bộ, giữa họ cần có sự dung hợp, hài hòa về mặt tâm lý. Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí đó.

Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể:

Trong tập thể, mỗi thành viên sống trong hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, mỗi cá nhân cần có mục tiêu phù hợp với mục tiêu của mọi người, của tập thể. Sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng là bản chất của tập thể chân chính trong xã hội ta ngày nay.

Trong tập thể sư phạm thường có hai loại quan hệ phụ thuộc cơ bản. Đó là quan hệ giữa các cán bộ lãnh đạo với các thành viên và quan hệ giữa các thành viên với nhau. Ḿn có mới quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo thì cán bộ lãnh đạo cần tin tưởng, tôn trọng, chân thành, khách quan, dân chủ, có trách nhiệm giúp đỡ và tạo cơ hội tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ là chỗ dựa vững chắc cho cấp dưới về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cuộc sống riêng, đồng thời cấp dưới cần tự giác chấp hành sự phân cơng của cấp trên, tích cực thực hiện tớt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng góp ý với cán bộ lãnh đạo trên tinh thần thiện chí và xây dựng.

Giữa các giáo viên trong tập thể cần có mới quan hệ bình đẳng, phới hợp. Với người giáo viên trẻ, đó là sự dìu dắt thị phạm, khích lệ, chỉ ra viễn cảnh song vẫn có các yêu cầu chặt chẽ để họ có một nền tảng về nghiệp vụ sư phạm dần dần đi tới sự tinh thông; với người giáo viên đã có thâm niên sư phạm thì sự quản lý là tiếp sức cho họ đi tới các sự canh tân, sáng tạo tinh tế. Mọi giáo viên cùng nhau hợp tác, tương thân, tương ái, khoan dung, độ lượng với nhau sẽ tạo bầu khơng khí tâm lý lành mạnh, thắm đượm tình cảm đồng nghiệp, anh em, bạn bè,…Tổ chức Công đoàn nhà trường có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng tập thể sư phạm thành tổ ấm gia đình thứ hai, nơi

mọi người có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công hoặc thất bại với nhau.

Làm tớt quy trình phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, tơn vinh các giáo viên có nhiều đóng góp cho sự hoạt động của nhà trường và Ngành GD&ĐT.

Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm:

Trong q trình sớng và hoạt động cùng nhau, TTSP khó tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn. Khi trong TTSP có biểu hiện của sự mâu thuẫn, hiệu trưởng cần chủ động xử lý kịp thời, khi xử lý giải quyết mâu thuẫn hiệu trưởng cần tìm hiểu và phân loại mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn đó. Thường là mỗi mâu thuẫn đều có nguyên nhân riêng của nó nhưng có thể do mấy nguyên nhân cơ bản sau:

- Phong cách quản lý quan liêu, mệnh lệnh, tham quyền cớ vị, ích kỷ, đánh giá giáo viên không công bằng, kỷ luật và khen thưởng thiếu khách quan, thậm chí tham ơ, lãng phí tài sản của tập thể.

- Sự liên kết rời rạc trong tập thể dẫn đến tinh thần tập thể yếu, mục tiêu của cá nhân và tập thể không thống nhất, các cá nhân không chấp nhận nhau, không tôn trọng và phục tùng nhau.

- Tính đa dạng, phức tạp của các thành viên về nhu cầu, lợi ích, tính cách, năng lực, hoàn cảnh gia đình, giới tính.

- Một sớ giáo viên thiếu tình thương và trách nhiệm, thậm chí vi phạm các chuẩn mực đạo đức.

Sau khi tìm đúng nguyên nhân, hiệu trưởng tích cực chủ động giải quyết kịp thời, triệt để, tránh tình trạng "cái sảy nảy cái ung". Tùy mức độ và phạm vi mâu thuẫn, hiệu trưởng phối hợp với các cá nhân và tổ chức để giải quyết. Mục đích của giải quyết mâu thuẫn là giúp cho đương sự hiểu rõ, nhận ra cái đúng, cái sai và có định hướng sửa chữa. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn là các bên đương sự có thể bắt tay thiện chí và bình thường hóa quan hệ.

b. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể

Trong TTSP trường THPT, ngoài việc giữ gìn và phát huy truyền thớng dân tộc, địa phương, hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng và phát huy:

- Truyền thống tôn sư trọng đạo. - Truyền thống dạy tốt, học tốt.

Để xây dựng và phát huy các truyền thớng đó, nhà trường cần:

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, phát động các phong trào thi đua trong trường, hưởng ứng các phong trào thi đua do ngành phát động như: "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"; "Giỏi việc trường, đảm việc nhà"; "Gia đình nhà giáo văn hóa",…

- Tổ chức long trọng các ngày lễ lớn: Lễ khai giảng, Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lễ kỷ niệm ngày thành lâ ̣p trường 1/12,…

- Xây dựng nhà truyền thớng phản ánh sinh động q trình xây dựng và phát triển của nhà trường, sử dụng nó như là một phương tiện giáo dục, nâng cao lòng tự hào với nhà trường cho giáo viên.

Các biện pháp trên sẽ tạo ra bầu khơng khí thuận lợi cho tập thể. Các nhà khoa học cho rằng, bầu khơng khí tâm lý thuận lợi có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo và tăng cường sức khỏe cho giáo viên. Bầu khơng khí tâm lý tập thể phụ thuộc rất nhiều vào phong cách quản lý của người hiệu trưởng . Hiệu trưởng phải là người có tư tưởng chính trị vững vàng , có lòng nhân ái sư phạm, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với mục tiêu phát triển của nhà trường, quan tâm giúp đỡ và tạo cơ hội cho mọi thành viên phát triển tối đa năng lực bản thân , sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn , biết chia sẻ vui buồn, động viên khuyến khích các thành viên . Tất cả những điều đó tạo nên quyền lực phi chính thức, tạo nên uy tín thực sự cho người hiệu trưởng.

Mỗi thành viên trong nhà trường đều tâm đắc một điều là: trong sự trưởng thành của bản thân, có sự dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ của đồng nghiệp, có hơi ấm sẻ chia của tổ ấm công đoàn.

Trên đây là những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường THPT Hùng Vương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Mỗi biện pháp đều có một ý nghĩa, một vai trò nhất định. Chúng có mới quan hệ biện chứng với nhau và hỗ trợ cho nhau (sơ đồ 3.2). Vì vậy, người quản lý khơng được xem nhẹ hay coi trọng một biện pháp nào, mà phải biết lựa chọn, kết hợp, triển khai một cách đồng bộ, phù hợp các biện pháp với điều kiện và hoàn cảnh thì mới có thể đem lại hiệu quả cao .

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để chuẩn bị cho việc triển khai các biện pháp trên vào nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát thăm dò tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp này. Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 7 Biện pháp 6 Biện pháp 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông hùng vương tỉnh phú thọ trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)