Phần khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức vật chất hóa hoạt động bên trong của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Phần khảo sát

1.2.1. Đối tượng khảo sát

Người viết tiến hành khảo sát giáo án, dự giờ dạy và học ở hai trường THPT thuộc địa bàn Hải Phòng:

 Trường THPT An Dương, Hải Phòng

 Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng

Đối tượng khảo sát: học sinh học chương trình cơ bản thuộc khối 10, 11, 12 do các giáo viên ở nhiều lứa tuổi giảng dạy.

Số lượng giờ dự: người viết tiến hành dự 6 bài với số lượng 8 tiết trong đó: * Hai bài thuộc chương trình lớp 10

* Hai bài thuộc chương trình lớp 11 * Hai bài thuộc chương trình lớp 12

26

1.2.2. Một vài số liệu rút ra qua khảo sát

1.2.2.1. Tỉ lệ thời gian giáo viên sử dụng trong giờ học

Bảng 1.1: Thời gian giáo viên sử dụng trong giờ học

Stt Tên bài giảng số tiết lớp

thời gian phút GV sử dụng tỉ lệ 1 Chiến thắng Mtao-Mxây 1 10C1 36 80% 2 Chí khí anh hùng 1 10C5 30,5 79% 3 Chiều tối 1 11B4 32,5 87% 4 Chữ ngƣời tử tù 2 11B6 84 95,6% 5 Vợ chồng APhủ 2 12A6 72 80% 6 Việt Bắc 1 12A8 38 85% Tỉ lệ trung bình: 84,3%

1.2.2.2. Tỉ lệ thời gian HS hoạt động trong giờ học

Bảng 1.2: Thời gian HS hoạt động trong giờ học

Stt Tên bài giảng số

tiết lớp thời gian phút GV sử dụng tỉ lệ 1 Chiến thắng Mtao-Mxây 1 10C1 9 20% 2 Chí khí anh hùng 1 10C5 14,5 21% 3 Chiều tối 1 11B4 12,5 13% 4 Chữ ngƣời tử tù 2 11B6 6 4,4% 5 Vợ chồng APhủ 2 12A6 18 20% 6 Việt Bắc 1 12A8 7 15% Tỉ lệ trung bình:15,7%

27

1.2.2.3. Số lượng câu hỏi nêu ra trong mỗi giờ học

Bảng 1.3: Số lượng câu hỏi nêu ra trong mỗi giờ học

Stt Tên bài giảng số

tiết lớp số lƣợng câu hỏi

1 Chiến thắng Mtao-Mxây 1 10C1 6 câu

2 Chí khí anh hùng 1 10C5 7 câu

3 Chiều tối 1 11B4 8 câu

4 Chữ ngƣời tử tù 2 11B6 10 câu

5 Vợ chồng APhủ 2 12A6 9 câu

6 Việt Bắc 1 12A8 4 câu

Trung bình: 5-6câu hỏi/giờ 1.2.3. Một vài kết luận rút ra từ khảo sát

1.2.3.1. Giáo án và hoạt động giảng dạy của giáo viên * Giáo án:

Khảo sát giáo án của GV, ta có thể thấy cơng việc soạn bài chủ yếu là khám phá thật kĩ, thật sâu về nội dung, hình thức TPVC. GVchưa thiết kế để tổ chức các hoạt động để học sinh chiếm lĩnh tác phẩm với tư cách một bạn đọc sáng tạo(nếu có cũng rất hình thức). Thiết kế giáo án của giáo viên thực chất là đề cương nội dung bài giảng cần truyền đạt. Nói cách khác, giáo án mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế hoạt động của thầy chứ không phải thiết kế hoạt động của trò.

* Hoạt động giảng dạy của giáo viên:

Trong giờ học, giáo viên làm việc nhiều: ghi bảng, đọc, bình, phát vấn học sinh. Thời gian chiếm đa số trong giờ học dành cho hoạt động của giáo viên (chiếm hơn 80%). Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc giờ học, giáo viên rất vất vả, trong khi đó học sinh chỉ được hoạt động với thời gian ít ỏi cịn lại. Giáo viên cảm nhận hộ học sinh, nói thay học sinh, khơng tổ chức được các

28

hình thức hoạt động để các em tự chiếm lĩnh tác phẩm, không để các em có cơ hội bộc lộ vì sợ hết giờ, sợ bài giảng không sâu, tham lam ôm đồm khiến thức. Học sinh vẫn đứng bên lề tác phẩm, chưa thực sự chiếm lĩnh tác phẩm.Vai trò người dẫn dắt, tổ chức, điều khiển, trọng tài của giáo viên không được phát huy, chủ yếu là nói, nói, và nói. Nói sao cho thật hay, thật sâu, thật hấp dẫn về những vấn đề của tác phẩm nhưng những điều ấy đi vào trí tuệ, tâm hồn học sinh như thế nào, học sinh biết, hiểu những gì về tác phẩm, giáo viên không kiểm tra được.

Các phương pháp, phương tiện sử dụng trong giờ học:

Phương pháp thuyết trình được sử dụng phổ biến, chiếm ưu thế trong

giờ học được khảo sát nói riêng và của các giờ dạy tác phẩm văn chương nói chung. Phương pháp này quá nặng về nhồi nhét, truyền thụ tri thức, giáo viên coi học sinh như bình chứa rót sao cho thật đầy kiến thức sẵn có của mình vào học sinh, học sinh như những con chiên ngoan đạo chỉ việc trật tự lắng nghe, ghi chép mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Phương pháp này không phát huy được tiềm năng sáng tạo của học sinh.

Phương pháp vấn đáp cũng được sử dụng nhưng mang tính chiếu lệ,

hình thức. Câu hỏi khi đặt ra phải có tính định hướng, tính hệ thống và phải khơi gợi hứng thú tìm tịi, khám phá, sáng tạo của học sinh nhưng thực chất qua khảo sát giáo án và dự giờ ta có thể thấy câu hỏi giáo viên đặt ra vụn vặt, tuỳ hứng, khơng có câu hỏi then chốt. Ví dụ như hệ thống câu hỏi được sử dụng trong giờ dạy tiết 1 bài “Chiến thắng Mtao-Mxây‟‟ của một cô giáo trường Trần Nguyên Hãn:

Câu hỏi:

* Em hãy nêu đặc điểm của sử thi? sử thi có mấy loại? * Em hãy chia bố cục đoạn trích?

* Mục đích của Đăm Săn trong trận quyết chiến với Mtao Mxây là gì? * Diễn biến trận đấu như thế nào? ĐămSăn đã làm những gì? Kết quả?

29

* Nêu nhận xét về cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao-Mxây.

hoặc giờ dạy của cô giáo P.N.H trường THPT An Dương tiết 1 bài thơ Việt Bắc trong chương trình Ngữ văn 12 có hệ thống câu hỏi như sau:

* Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

* Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? nội dung khái quát từng phần?

* Mở đầu bài thơ-đoạn trích, tác giả sử dụng cách xưng hô như thế nào?các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là gì? nêu tác dụng của chúng...

* Nội dung của đoạn thơ tiếp theo là gì? ...

Ta có thể thấy những câu hỏi giáo viên đưa ra rất dễ trả lời, học sinh chỉ cần bám vào tiểu dẫn trong SGK, nhìn vào văn bản văn học là trả lời được. Những câu hỏi này khiến học sinh đứng lên ngồi xuống nhiều và giáo viên tưởng học sinh được hoạt động nhiều nhưng thực chất nó chỉ có vai trị bước đệm đưa đẩy bài giảng cho giáo viên. Câu hỏi dễ không gây hứng thú cho học sinh, khơng kích thích sự tìm tịi, sáng tạo của học sinh bởi chủ yếu câu hỏi GV đặt ra là những câu hỏi tái hiện. Theo quan sát, mỗi khi giáo viên đặt ra câu hỏi, học sinh tìm trong SGK đúng đoạn, đúng chỗ có liên quan rồi đọc nguyên như trong sách, khơng có ý kiến cá nhân, khơng cảm xúc, khơng bộc lộ suy nghĩ có tính chất sáng tạo. Học sinh chưa thực sự nhập cuộc vào quá trình dạy học có lẽ họ khơng có hứng thú, động cơ, khơng có nhu cầu khám phá tìm kiếm phát hiện tri thức mới cho bản thân. Học sinh mới chỉ được hoạt động bên ngồi cịn hoạt động bên trong chưa thực sự diễn ra. Học sinh không chịu suy nghĩ (hoặc có thể khơng thèm suy nghĩ bởi những câu hỏi quá dễ) tạo thói quen ỷ lại, chây lười trong tư duy. Biểu hiện rõ nhất là khi giáo viên đưa ra câu hỏi chệch SGK, 90% các em khơng trả lời được. Có thể nói tư duy của học sinh lúc này bị đóng băng. Với hệ thống câu hỏi rời rạc, không liên tục và tuỳ hứng như vậy giáo viên khó có thể rèn cho học sinh suy nghĩ một cách logic. Giờ học khơng có định hướng trước của giáo viên (thơng

30

thường học sinh chuẩn bị bài bằng cách trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài) thì khơng thể vừa khuyến khích vừa ép buộc các em tự làm việc với SGK, tìm hiểu bài học qua các tài liệu có liên quan để hơm sau có thể bàn bạc, tranh luận bày tỏ quan điểm với các bạn và thầy cơ. Giờ học khơng có câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề mà đây là loại câu hỏi đặt ra cho chủ thể học sinh và được học sinh tiếp nhận nó một cách có ý thức. Như vậy mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo quý giá trong mỗi học sinh, mới giúp học sinh bộc lộ hết khả năng thay vì nhắc lại những điều có sẵn trong SGK.

Công nghệ thông tin và kĩ thuật dạy học hiện đại đã được ứng dụng vào

dạy học tác phẩm văn chương ở một số tiết nhưng chưa thực sự phát huy được sức mạnh của nó, chủ yếu vẫn là trình chiếu, đơi khi làm mất đi cảm xúc tươi mát của giờ học Văn. Giáo viên áp dụng một cách máy móc các kĩ thuật dạy học hiện đại khi cho rằng nếu không cho học sinh thảo luận là chưa đổi mới nên giờ nào cũng có thảo luận nhóm, chia nhóm, thậm chí thảo luận phần Tiểu dẫn nhắc lại đơn vị kiến thức nguyên si trong SGK như giờ của P.N.H bài Việt Bắc. Có những vấn đề đòi hỏi học sinh bộc lộ cảm xúc cá nhân cũng cho thảo luận nhóm và chỉ khi có người dự giờ thì nhóm mới hoạt động một cách hình thức mà khơng phát huy được trí tuệ tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập đặt ra. Trong giờ học, người dạy với vai trò cầu nối giữa nhà văn và học sinh - bạn đọc sáng tạo bị mất đi bởi người dạy đã biết tất cả, cảm tất cả và làm tất cả cho học sinh khi chiếm lĩnh TPVC.

1.2.3.2. Hoạt động của học sinh

Với cách dạy như trên, học sinh không trở thành chủ thể của hoạt động học mà trở thành khách thể thụ động, phụ thuộc hồn tồn vào giáo viên. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh chúng ta mới thấy thực trạng đáng lo ngại cho môn Văn trong nhà trường hiện nay. Học sinh coi thường mơn học, khơng có hứng thú học tập. Qua thực tế dự giờ, mượn vở ghi trên lớp, vở soạn của học sinh tôi thấy:

31

* Hoạt động chuẩn bị bài trước khi đến lớp của HS

Hoạt động chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh một cách thực sự, có tác dụng cho giờ học trên lớp chưa hiệu quả. Các em chuẩn bị bài rất sơ sài, thậm chí có em khơng đọc tác phẩm trước khi đến lớp. Chính vì đó, trước những câu hỏi tái hiện về tác phẩm như: “Kể tên các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây‟‟(Ngữ văn 10); “Kể tên các nhân vật trong

Vợ chồng APhủ” (Ngữ văn 12) hoặc những câu hỏi bộc lộ ấn tượng, cảm xúc

về tác phẩm như: “Đọc xong tác phẩm Vợ chồng APhủ em thích nhân vật nào nhất?” hoặc“ ấn tượng của em về một nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm”...Các em khơng trả lời được vì chưa tiếp xúc với văn bản. Nếu có câu trả lời thì cũng là: khơng cảm thấy gì, khơng có ấn tượng gì. Hoạt động chuẩn bị bài trước khi học tác phẩm trên lớp của học sinh chủ yếu đi tìm sách tham khảo(sách để học tốt), chép những câu trả lời có sẵn vào vở soạn để thầy cơ kiểm tra. Vì khơng có sự hướng dẫn của giáo viên sau tiết học nên các em chỉ chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học sau một cách hình thức, chiếu lệ trong khi vai trò của khâu này rất quan trọng cho giờ học trên lớp. Nó tạo cho học sinh một tâm thế sẵn sàng học tập, tìm tịi khám phá, thâm nhập vào tác phẩm.

* Hoạt động trên lớp của HS

Qua quan sát, chúng tôi thấy hoạt động chủ yếu của học sinh là lắng nghe và ghi ghép những lời giảng của giáo viên. Có học sinh ghi được nhiều nhưng cũng có em chỉ ghi tên bài, đề mục trên bảng. Hỏi lí do thì được biết các em khơng biết lựa chọn phải ghi và nên ghi những gì trong chuỗi lời giảng triền miên, bất tận của thầy cơ. Có lớp học sinh trật tự ngồi nghe nếu giáo viên có giọng giảng văn hấp dẫn đúng theo kiểu “vểnh tai cho người khác ngoáy” (Đặng Thai Mai) cịn khơng các em làm việc riêng, quay bút, nói chuyện...

Trong tất cả các giờ học, hiện tượng học sinh xung phong phát biểu rất ít, càng lớp cao càng hiếm. Câu hỏi đặt ra có lớp khơng một cánh tay giơ lên,

32

có lớp chỉ quanh đi quẩn lại 2 đến 3 em. Đa số câu hỏi giáo viên đặt ra và chỉ định học sinh trả lời. Học sinh miễn cưỡng đứng dậy, trả lời qua loa, thiếu trách nhiệm với chính suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Vào câu hỏi tái hiện, học sinh chỉ việc đọc lại SGK coi như hoàn thành nhiệm vụ. Vào câu hỏi tái tạo, tưởng tượng, các em đứng yên hoặc trả lời bâng quơ gọi là có. Ví dụ ở bài “Vợ chồng APhủ”-Ngữ văn 12 giáo viên đưa ra câu hỏi :”Em hãy hình dung tâm trạng của Mị khi cắt xong dây trói cho APhủ?” hay :” theo em hành động cắt dây cởi trói cho APhủ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Mị?” học sinh không trả lời được hoặc câu trả lời không có chất lượng. Các hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương còn quá nghèo nàn ngoài việc đọc văn bản, trả lời câu hỏi, thỉnh thoảng có hoạt động nhóm nhưng chiếu lệ, hình thức. Khơng khí lớp học căng thẳng, mệt mỏi, thiếu dân chủ. Thiết nghĩ là do cách dạy của giáo viên chưa tạo được tâm thế cho học sinh, chưa biết cách tổ chức các hoạt động để các em hào hứng, phát huy hết khả năng sáng tạo và kinh nghiệm của mình trong hành trình tự chiếm lĩnh tri thức, tự bộc lộ, tự phát triển.

33

Chƣơng 2: NHỮNG HÌNH THỨC “VẬT CHẤT HOÁ” HOẠT ĐỘNG BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TPVC (TÁC PHẨM TỰ SỰ)

2.1. Hƣớng dẫn học sinh hoạt động đọc trong giờ học TPVC (tác phẩm tự sự)

Quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương không thể thiếu hoạt động đọc. Cũng dựa trên quy luật phát âm nhưng đọc văn bản văn học khác với đọc các văn bản khoa học. Đọc văn là một hình thức hoạt động đặc thù của nhận thức về văn học. Đây là bước đi đầu tiên người đọc đặt chân vào thế giới của nghệ thuật ngơn từ. Người đọc phải hình dung ra chủ thể của văn bản, bao trùm cái nhìn, tình cảm, tâm trạng của mình lên tác phẩm, hình dung, tưởng tượng, tiếp nhận ra thế giới phong phú âm thanh ẩn chứa dưới các con chữ khô cứng, câm lặng trong tác phẩm. Đọc sẽ làm âm vang lên những tín hiệu của cuộc sống mà nhà văn định gửi gắm. Bên cạnh mục đích đọc để tiếp nhận, lĩnh hội thế giới hình tượng vào trong đầu trở thành biểu tượng, ấn tượng của mình, để giao tiếp với nhà văn, giao tiếp với thế giới nghệ thuật thì đọc văn cịn có mục đích bộc lộ sự cảm nhận của bản thân về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm sau khi đã huy động nhiều năng lực của các giác quan, khả năng phát âm, khả năng hình dung tưởng tượng, phán đốn, liên tưởng, suy luận, nắm vững các biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ của tác giả...

Bằng hoạt động đọc văn, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh đi vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, kiểm tra khả năng tiếp nhận, lĩnh hội TPVC ở mức độ nào của HS thông qua hoạt động này. Nó sẽ thể hiện kết quả tiếp nhận, truyền đạt kết quả tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm đến người nghe (các bạn trong lớp và thầy cơ) bởi có hiểu sâu tác phẩm mới đọc tốt nhưng cũng nhờ có đọc tốt sẽ càng hiểu tác phẩm hơn. Giọng đọc và tâm hồn người đọc có sự tương hỗ cho nhau.

Có rất nhiều hình thức đọc trong giờ học tác phẩm văn chương như đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật. Có thể đọc cả bài,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức vật chất hóa hoạt động bên trong của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)