Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành dạy học tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức vật chất hóa hoạt động bên trong của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 66 - 68)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Tình hình dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành dạy học tác phẩm

thuyền ngoài xa theo hướng học sinh là chủ thể tiếp nhận, là bạn đọc sáng tạo của nhà văn

3.1.2.1.Khó khăn

Xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyện ngắn - “đó là hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất với những mảng tưởng như rất nhỏ bé nhưng lại góp phần tạo nên cả tấm chân dung hoàn chỉnh”(S.Aimatop). Mỗi chuyện chỉ là một lát cắt của dịng đời nhưng lại có khả năng gợi cảm, có sức khái quát rất lớn. Có thể nói truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa ẩn chứa một lượng thơng

tin đa nghĩa đa tầng không dễ khám phá. Tác phẩm chủ yếu tập trung vào nhân vật Phùng và người đàn bà hàng chài nhưng lại gợi bao điều sâu xa về nghệ thuật, về điểm nhìn của người nghệ sĩ, về hạnh phúc, về vẻ đẹp tâm hồn, về khổ đau của kiếp người…Không giống như một số tác phẩm sau bao lần

64

thay sách vẫn được giữ lại trong chương trình như Chí Phèo, Chữ người tử tù,

Người lái đị Sơng Đà, Hai đứa trẻ, Vợ nhặt…Chiếc thuyền ngồi xa là tác

phẩm “mới tinh” đối với cả giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp cận, chiếm lĩnh. Đó là tình huống nhận thức, là cái nhìn đa chiều về nhân vật người đàn bà hàng chài, tính đa thanh phức điệu ẩn chứa trong văn bản. Với kinh nghiệm sống ít ỏi, vốn tri thức, kỹ năng chưa thành thục, học sinh sẽ gặp phải khơng ít khó khăn, lúng túng khi tiếp nhận tác phẩm này.

Vì tác phẩm mới đưa vào chương trình nên những bài nghiên cứu, phê bình, những ý kiến đánh giá về tác phẩm chưa nhiều dẫn đến nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh cịn hạn chế trong q trình tiếp nhận tác phẩm.

Với một tác phẩm có nhiều vấn đề đặt ra như Chiếc thuyền ngoài xa,

việc lựa chọn trúng, đúng vấn đề cơ bản để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh khơng phải là điều đơn giản. Trong q trình dạy học, giáo viên phối hợp hài hòa giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò, phát huy cao nhất tiềm năng sáng tạo của học sinh. Đây quả thực là vấn đề rất khó khăn khơng dễ giải quyết một cách dễ dàng, thấu đáo, triệt để, trọn vẹn.

3.1.2.2. Thuận lợi

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã được học sinh biết đến trong một đoạn trích truyện ngắn Bến quê (Ngữ văn 9-tập 2). Tác phẩm này cũng như Chiếc thuyền ngoài xa được viết sau chiến tranh cũng phần nào thể hiện sự tìm tịi đổi

mới của nhà văn. Nó đã tạo bước đệm về tâm lý, về nhận thức của học sinh đối với văn phong của Nguyễn Minh Châu. Hơn nữa, tác phẩm có nhiều bất ngờ cần khám phá. Đây là điều kiện rất thuận lợi để giáo viên tổ chức các hình thức dạy học khác nhau tạo nên tính hấp dẫn của giờ học. Những sự việc diễn ra trong tác phẩm rất gần với cuộc sống đời thường nên các em sẽ cảm thấy quen thuộc gần gũi khi khám phá ra nhiều điều trong cái quen thuộc bình dị ấy.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, khi dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa giáo viên cần cân nhắc, khắc phục những khó khăn, tận dụng

65

những mặt thuận lợi để sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học thích hợp để giờ học đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những hình thức vật chất hóa hoạt động bên trong của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)