Tác dụng của bài tập hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thông qua hệ thồng bài tập chương đại cương về hóa học hữu cơ (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Bài tập hóa học

1.4.2. Tác dụng của bài tập hóa học

Bài tập hóa học là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để dạy HS tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình. Vì chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A. Đanilôp nhận định: "Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành".

Bài tập hóa học là phương tiện để ơn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất, đồng thời giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Bài tập hóa học cịn làm chính xác hóa các khái niệm, định luật đã học.

Bài tập hóa học giúp phát triển tư duy, rèn lụn trí thơng minh cho HS. Một số vấn đề lý thuyết cần phải đào sâu mới hiểu được trọn vẹn, một số bài tốn có tính chất đặc biệt, ngồi cách giải thơng thường cịn có cách giải độc đáo nếu HS có tầm nhìn sắc bén. Khi GV u cầu HS giải bằng nhiều cách và tìm ra cách giải ngắn nhất đó là một phương pháp rèn lụn trí thơng minh cho HS.

Bài tập hóa học phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp học tập hợp lý.

Bài tập hóa học cịn được sử dụng như một phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới (hình thành khái niệm, định luật), khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, chủ động, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững.

Bài tập hóa học là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS một cách chính xác.

Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong như rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, có kế hoạch,…), nâng cao hứng thú học tập.

Trên đây là một số tác dụng của bài tập hóa học, nhưng cần phải khẳng định rằng: Bản thân bài tập hóa học chưa có tác dụng gì cả. Khơng phải một bài tập hóa học hay thì ln có tác dụng tích cực. Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là người sử dụng, phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài tốn, để HS tự tìm ra lời giải. Lúc đó bài tập hóa học mới thực sự có ý nghĩa, khơng phải chỉ dạy học để giải bài toán, mà là dạy học bằng giải bài toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thông qua hệ thồng bài tập chương đại cương về hóa học hữu cơ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)