Những chú ý khi ra bài tập và những chú ý khi chữa bài tập cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thông qua hệ thồng bài tập chương đại cương về hóa học hữu cơ (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Bài tập hóa học

1.4.8. Những chú ý khi ra bài tập và những chú ý khi chữa bài tập cho HS

Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình. Các kết quả phải phù hợp với thực tế. Phải vừa sức với trình độ HS, chú ý đến yêu cầu cần đạt được (thi tốt nghiệp hay đại học…). Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó… Phải rõ ràng chính xác, khơng đánh đố HS. Xác định rõ mục đích của từng bài tập, mục tiêu của tiết bài tập. Đặt câu hỏi ơn tập kiến thức gì? Kiến thức cơ bản nào cần cũng cố? Những lổ hổng kiến thức nào của học sinh cần bổ sung? Hình thành cho học sinh những phương pháp giải nào ?

Chọn chữa các bài tập tiêu biểu điển hình, tránh trùng lặp về kiến thức cũng như về dạng bài tập. Chú ý các bài có phương pháp giải mới. Dạng bài quan trọng phổ biến hay được ra thi. Có trọng tâm kiến thức hóa học cần khắc sâu.

Phải nghiên cứu chuẩn bị trước thật kỹ càng như: Tính trước kết quả, giải bằng nhiều cách khác nhau. Dự kiến trước những sai lầm học sinh hay mắc phải và cả những thắc mắc của học sinh.

Giúp học sinh nắm chắc các phương pháp giải các bài tập cơ bản. Chữa kĩ các bài tập mẫu, khi chữa bài tập tương tự có thể cho học sinh lên bảng, chỉ nói hướng giải, các bước tiến hành, đáp số và các điểm mới cần lưu ý. Ôn luyện thường xuyên, giao bài tập về nhà.

Biết sử dụng hình vẽ, sơ đồ một cách linh hoạt trong quá trình giải bài tập. Cụ thể hóa các vấn đề, các q trình trừu tượng, trình bày bảng ngắn gọn, giúp HS dễ hiểu bài và giải được nhiều bài tập khó.

Cần hình thành cho học sinh kỹ năng tóm tắt đề bởi nó sẽ giúp HS hình dung một cách khái quát các dữ kiện tạo thuận lợi cho quá trình tư duy, tìm ra lời giải. Dùng phấn màu khi cần làm nổi bật các chi tiết đáng chú ý. Phải biết tiết kiệm thời gian (photo đề bài, sử dụng phiếu học tập).

Chữa bài tập cho HS yếu chú ý: yêu cầu vừa phải những bài tập cơ bản, số liệu đơn giản, những bài tương tự, không nên giải nhiều phương pháp vì sẽ làm cho HS rối. Từng bước nâng cao trình độ cho HS.

Chữa bài tập với lớp có nhiều trình độ khác nhau: Phân chia bài tập ra thành các phần nhỏ (các câu a, b, c…) từ thấp đến cao những câu dễ cho HS yếu làm, những câu tiếp theo cho HS khá làm.

Các bước giải bài tập trên lớp: Tóm tắt đầu bài một cách ngắn gọn trên bảng. Bài tập về các q trình hóa học có thể dùng sơ đồ, hình vẽ…Xử lý các số liệu thơ thành dạng cơ bản.

Gợi ý HS suy nghĩ tìm lời giải bằng cách: Phân tích các dữ kiện của đề bài xem từ đó cho ta biết được những điều gì. Liên hệ với các dạng cơ bản đã giải quyết, suy luận ngược từ yêu cầu của bài tốn. Trình bày lời giải viết các

phương trình phản ứng xảy ra nếu có. Đặt ẩn số cho các dữ kiện phải tìm, tìm mối liên hệ giữa các ẩn, lập phương trình đại số, giải phương trình, biện luận tìm kết quả.

1.5 Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập hóa học vào dạy học ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thông qua hệ thồng bài tập chương đại cương về hóa học hữu cơ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)