Giá trị của các tham số đặc trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thông qua hệ thồng bài tập chương đại cương về hóa học hữu cơ (Trang 96 - 112)

Bài Đối tượng X S2 S V

1 TN 6,7 2,20 1,48 21,78 ĐC 6,0 2,60 1,60 25,67 2 TN 7,2 2,61 1,58 21,33 ĐC 6,3 3,15 1,78 28,24 3 TN 6,8 2,72 1,65 23,78 ĐC 6,2 3,20 1,79 27,78 Tổng TN 7,2 2,96 1,57 22,32 ĐC 6,2 2,82 1,72 27,23

3.5. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi xử lí kết quả của các bài kiểm tra bằng phương pháp toán học thống kê cho thấy:

- Các đường luỹ tích của các lớp TN đều nằm ở bên phải và ở phía dưới các đường luỹ tích của các lớp ĐC, điều đó chứng tỏ chất lượng học tập của HS các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.

- Tỉ lệ % HS yếu kém và trung bình của các lớp ĐC cao hơn lớp TN, còn tỉ lệ % HS khá và giỏi của lớp TN cao hơn của các lớp ĐC.

- Điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp TN cao hơn của lớp ĐC. - Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ mức độ phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN đồng đều hơn.

- Với mức ý nghĩa α = 0,01 ta có các đại lượng kiểm định t > tα,f qua từng bài kiểm tra cho thấy có thể khẳng định sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có ý nghĩa, phương pháp mới có hiệu quả hơn phương pháp cũ.

Nhận xét

Từ kết quả TNSP và các biện pháp khác như: dự giờ xem xét các hoạt động của GV và HS trên lớp, trao đổi với GV và HS, xem vở bài tập, …cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

+ Sử dụng BTHH một cách có hiệu quả, thơng qua việc lựa chọn và tổ chức để HS tìm ra cách giải BT, sẽ giúp HS thơng hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn, điều đó cho thấy chính người sử dụng bài tốn mới làm cho bài tốn có ý nghĩa thật sự.

+ Thông qua xây dựng tiến trình luận giải giúp cho HS biết phải bắt đầu giải bài toán từ đâu, kịp thời bổ sung những lỗ hổng kiến thức, hiểu được từng từ, từng câu, từng khái niệm của bài toán.

+ HS ở khối lớp TN không chỉ tạo hứng thú học tập mà còn phát triển được năng lực tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, rèn được cả cách nói và trình bày lập luận của mình một cách lơgic, chính xác; khả năng độc lập suy nghĩ được nâng cao dần bằng một chuỗi các câu hỏi dẫn dắt lôgic từ yêu cầu biết hiểu rồi đến vận dụng.

+ Với HS các lớp đối chứng gặp khó khăn trong việc xác định nhanh hướng giải bài toán, hầu hết đều sử dụng phương pháp truyền thống để giải vừa mất thời gian mà nhiều bài gặp bế tắc không thể giải được.

+ Khả năng tiếp thu kiến thức hóa học của HS khối lớp TN cũng khơng rập khn máy móc mà linh hoạt, mềm dẻo hơn, có khả năng nhìn nhận vấn đề, bài tốn dưới nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản.

+ Như vậy phương án TN đã tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự lực, năng lực vận dụng kiến thức

đã học vào những bài tốn là những tình huống mới, gây được khơng khí hào hứng trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức.

* Theo kết quả của phương án thực nghiệm, sau khi trao đổi với các GV tham gia TNSP, tất cả đều khẳng định sự cần thiết và hiệu quả của cách sử dụng BTHH để góp phần tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm theo PP thống kê toán học. Theo kết quả của phương án thực nghiệm giúp chúng tơi bước đầu có thể kết luận rằng HS ở lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn ở lớp đối chứng sau khi sử dụng phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất.

Kết quả điều tra ý kiến của HS cho thấy đa số các em đều hứng thú với HTBT theo mức độ nhận thức và sử dụng sô đồ tư duy tổng kết lý thuyết chương, đề nghị áp dụng vào quá trình dạy học ở các phần tiếp theo.

Kết quả điều tra ý kiến của GV: Các GV đều cho rằng HTBT đã đáp ứng được nhu cầu đổi mới PPDH hoá học hiện nay, giúp các em nâng cao hứng thú và kết quả học tập từ trung bình yếu lên khá giỏi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu chúng tơi đã thực hiện các nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:

Tổng quan cơ sở lí luận vấn đề nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu.

- Cơ sở và tác dụng của BT trong dạy học bộ mơn Hóa học.

- Phân tích nội dung, cấu trúc chương đại cương hữu cơ, từ đó xây dựng, tuyển chọn và phân loại HTBT để phục vụ cho công tác dạy và học hướng đến tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.

Đã tiến hành TNSP 4 giáo án tại trường THPT Thanh Oai A và THPT Thanh Oai B.

Hệ thống bài tập gồm có:

+ Bài tập dạng biết: 6 bài tự luận, 35 bài trắc nghiệm. + Bài tập dạng hiểu: 30 bài trắc nghiệm.

+ Bài tập dạng vận dụng: tự luận 12 bài và trắc nghiệm 10 bài. + Bài tập dạng vận dụng sáng tạo 10 bài tự luận.

Áp dụng 45 bài tập vào giảng dạy trong các tiết luyện tập.

Kết quả TNSP được xử lý theo phương pháp thống kê toán học và phân tích kết quả thu được từ các ý kiến nhận xét, đánh giá của GV và của HS: Đa số HS đều thấy việc xây dựng, tuyển chọn, phân loại HTBT là cần thiết đối với việc bồi dưỡng cho học sinh trung bình, yếu.

Kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ đề tài “ Nâng cao hứng thú và

kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thơng qua hệ thống bài tập chƣơng đại cƣơng về hóa học hữu cơ” là cần thiết, có thể áp dụng vào dạy học

một số nội dung khác của chương trình hóa học phổ thơng, góp phần nâng cao chất lượng giờ học mơn hóa học, nâng cao hứng thú học tập cũng như rèn luyện kỹ năng học, tính tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh. Luận văn sẽ là tài liệu

Riêng đối với bản thân tôi cũng đã tích lũy được nhiều kiến thức về lí luận phương pháp dạy học Hóa học. Luận văn này sẽ là một tư liệu có ích cho tơi trong q trình giảng dạy và nghiên cứu các học phần tiếp theo của chương trình hóa học phổ thơng.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tơi có một vài khuyến nghị:

1. Trong dạy học người giáo viên cần tự xây dựng cho mình HTBT phân hóa theo mức độ nhận thức để phục vụ tốt hơn công tác dạy ơn tập bồi dưỡng cho HS trung bình, yếu. Giúp HS có điều kiện học tập tốt, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động, tạo được hứng thú trong học tập.

2. Có nhiều PPDH để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho HS trung bình, yếu. Việc sử dụng HTBT hợp lý trong dạy học cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Đáp ứng yêu cầu đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng mơn hóa lớp 11. Nhà xuất bản, Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Cƣờng (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thơng

và đại học. Một số vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản, Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Cƣờng- Nguyễn Thị Sửu- Nguyễn Mạnh Dung (2001), Phương pháp dạy hóa học ,tập 1. Nhà xuất bản, Giáo dục , Hà Nội.

4. Lên Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh thông qua BTHH. Tóm tắt luận án tiến sĩ. Đại học sư phạm Hà Nội.

5. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất

bản, Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Đĩnh ( Chủ biên) (2008), Dạy và học hoá học 11 theo hướng đổi mới (Sách kèm đĩa CD). Nhà xuất bản, Giáo dục, Hà Nội.

7. Cao Cự Giác (2006), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học (tập 2 –

hố học hữu cơ). Nhà xuất bản, Giáo dục, Hà Nội.

8. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại. Lý luận. Biện pháp. Kỹ thuật.

Nhà xuất bản, ĐHQGHN.

9. Phạm Tuấn Hùng (Chủ biên)- Nguyễn Khắc Cơng – Phạm Đình Hiến - Đỗ Mai Luận (2008), Câu hỏi và đề kiểm tra hóa học 11. Nhà xuất bản,

Giáo dục, Hà Nội.

10. Phạm Minh Hạc – Lê Kanh- Trần Trọng Thủy ( 1998), Tâm lí học tập 1.

Nhà xuất bản, Giáo dục.

11. Nguyễn Ngọc Quang ( 1994), Lý luận dạy học hóa học, tập 1, Nhà xuất

bản, Giáo dục.

12. Nguyễn Thị Sửu- Lê Văn Năm (2009) Phương pháp dạy học hóa học, học

phân phương pháp dạy học hóa học 2, giảng dạy những nội dung quan trọng của chương trình và sách giáo khoa phổ thơng, Nhà xuất bản, Khoa

học kĩ thuật.

cao học – chuyên ngành LL & PPDH Hóa học).

14. Quan Hán Thành (2003) Ơn tập và hệ thống hóa nhanh giáo khoa hóa

hữu cơ, Sơ đồ phản ứng hóa học. Nhà xuất bản, ĐHQG TPHCM.

15. Cao Thị Thặng (Chủ biên)-Lê Thị Phƣơng Lan – Trần Thị Thu Huệ (2007), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hoá học 11. Nhà xuất bản, Giáo dục.

16. Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Kỳ – Lê Khánh Bằng – Vũ Văn Tảo (2004) Học và dạy cách học. Nhà xuất bản, ĐHSP.

17. Nguyễn Xuân Trƣờng ( 2009), Phương pháp dạy học hóa học ở trường

phổ thông ,Nhà xuất bản, Giáo dục.

18. Nguyễn Xuân Trƣờng ( 2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở

trường phổ thơng, Nhà xuất bản, Đại học Sư phạm.

19. Nguyễn Xuân Trƣờng (Chủ biên)- Từ Ngọc Ánh – Phạm Văn Hoan ( 2007), bài tập Hóa học 11, Nhà xuất bản, Giáo dục.

20. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng chủ biên)- Nguyễn Văn Hoan – Phạm Văn Hoan – Từ Vọng Nghị- Đỗ Đình Rãng – Nguyễn Phú Tuấn ( 2007), Hóa

học 11, Nhà xuất bản, Giáo dục.

21. Nguyễn Xuân Trƣờng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên)- Nguyễn Văn

Hoan – Phạm Văn Hoan – Nguyễn Phú Tuấn – Đoàn Thanh Tƣờng ( 2007), sách giáo viên, Hóa học 11, Nhà xuất bản, Giáo dục.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BÀI KIỂM TRA SỐ 1 (Thời gian: 15 phút)

Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ: A. Các ngun tố trong bảng tuần hồn.

B. Có C, H và các nguyên tố khác.

C. Nhất thiết có C thường có H, hay gặp O, N, đến halogen, S,P… D. Có C, H hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P.

Câu 2: Để xác nhận trong phân tử hợp có nguyên tố C người ta thường chuyển

nguyên tố đó thành hợp chất

A. CO B. Na2CO3 C. CO2 D. CH4 Câu 3: Đốt cháy hợp chất hữu cơ X sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Kết luận nào sau đây là đúng nhất.

A. X chỉ chứa C B. X chỉ chứa C và H

C. X chứa C, H, O D. X chứa C và H và có thể có O

Câu 4: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon

?

A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.

B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.

D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.

Câu 5: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T).

Các chất đồng đẳng của nhau là:

A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1,68 g một hiđrocacbon X có M = 84 đvc cho ta 5,28g CO . Số nguyên tử C trong phân tử X là:

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxH4 rồi hấp thu hoàn toàn sản phẩm tạo ra

vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 19,7 gam kết tủa.Cơng thức của hiđrôcacbon là:

A.C3H4 B.CH4 hoặc C3H4 C.CH4 hoặc C2H4 D.C2H4

Câu 8: Thành phần % của một hợp chất hữu cơ chứa C, H, O theo thứ tự là: 54,6%, 9,1%, 36,3%. Vậy công thức nguyên đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là:

A. C3H6O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2

Câu 9: Đốt cháy hồn tồn a gam hỡn hợp 4 hiđrocacbon thu được 33 gam CO2

và 27 gam H2O.Giá trị của a là:

A.11 gam B.60 gam C.12 gam D.9 gam

Câu 10: Nicotine là một chất hữu cơ có trong thuốc lá. Hợp chất này được tạo

bởi ba nguyên tố là Cacbon, Hiđro và Nitơ. Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotine, thu được Nitơ đơn chất, 1,827 gam H2O và 6,380 gam CO2. Công thức đơn giản nhất của nicotine là

PHỤ LỤC 2 BÀI KIỂM TRA SỐ 2 (Thời gian: 15 phút)

Câu 1: Hợp chất hữu cơ C4H10 có bao nhiêu đồng phân:

A. 5 B. 4 C. 3 D.2 Câu 2: Trong phân tử CH4, thành phân khối lượng C, H lần lượt là:

A. 75%, 25% B. 20%, 80% C. 50%, 50% D. 25%, 75%

Câu 3: Phân tích 11,6 gam chất hữu cơ X chỉ thu được 26,4 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Thành phần hợp chất X gồm:

A. 7,2 gam C; 1,2 gam H và 3,2 gam O B. 7,2 gam C và 4,4 gam H C. 10,4 gam C và 1,2 gam H D. 3,6 gam C; 1,2 gam H và 6,4 gam O.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,10 gam chất hữu cơ A người ta thu được 2,65g

Na2CO3; 1,35g H2O và 1,68 lít CO2 (đkc). CTĐG của chất A là:

A. C2H3O2Na B. C4H7O2Na C. C2H2O2Na D. C3H5O2Na

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hỗn hợp gồm một số hiđrocacbon thu

được 2,464 lít khí CO2 (đktc) và 2,52 gam nước. Vậy giá trị m là: A. 2.2 B. 2.0 C. 1.8 D. 1.6

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp thu được 7,2g

nước và 10,56g CO2. Hai hiđrocacbon là:

A. C2H4 và C3H6 B. C2H2 và C3H4 C. C2H6 và C3H8 D. C2H6 và CH4

Câu 7: Đốt một hiđrocacbon thu được 2,24lít CO2 ở (đktc) và 3,6 gam nước. Số mol oxi tham gia phản ứng là:

A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,15 mol D. 0,3 mol Câu 8: Phân tích 0,15 gam hợp chất hữu cơ X ta thu được tỉ lệ: mC : mH : mO :

mN = 4,8 : 1 : 6,4 : 2,8. Nếu phân tích 3 gam hợp chất X thì tỉ lệ khối lượng giữa 4 nguyên tử trên là:

A. 1,2 : 1,5 : 1,6 : 1,7 B. 2,4 : 0,5 : 3,2 : 1,4 C. 4 : 1 : 6 : 2 D. 1,2 : 1 : 1,6 : 2,8

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 7,0 gam chất hữu cơ X no cần 16,8 lít O2(đktc)thu được CO2 và nước theo tỷ lệ mol 1: 1. Biết rằng 60 < MX < 80. Xác định các đồng phân có thể có của X.

A. 3 B. 4 C.5 D. 6

Câu 10: Đốt hồn tồn 1 thể tích hiđrocacbon X cần 5,5 thể tích oxi thu được 3

thể tích hơi nước. Cơng thức phân tử của X là:

PHỤ LỤC 3 BÀI KIỂM TRA SỐ 3 (Thời gian 45 phút)

Câu 1: Thể tích hóa hơi của 8 gam A lớn hơn thể tích của 1 gam NO là 2,24lít ở

(đktc). Khối lượng phân tử của A là:

A. 60 B. 58 C. 74 D. 44

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thu ̣ toàn bô ̣ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lo ̣c la ̣i có 10 gam kết tủa nữa. Vâ ̣y X không thể là

A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A sau phản ứng thu được 13,2 gam

CO2 và 8,1 g H2O

Khối lượng O2 cần dùng để đốt cháy là:

A. 16,8 g B.15,2 g C. 13,6 g D. 12,0 g

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thông qua hệ thồng bài tập chương đại cương về hóa học hữu cơ (Trang 96 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)