Kết quả điều tra về tác dụng của các dạng BTHH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thông qua hệ thồng bài tập chương đại cương về hóa học hữu cơ (Trang 35 - 89)

Thứ tự

Dạng bài tập hữu cơ Mức độ

Rất tốt Tốt T. Bình Ít 1 Phân loại hợp chất hữu

cơ. 84 (23.3%) 138 (38.3%) 114 (31.7%) 24 (6.7%)

HCHC. (26.7%) (48.3%) (16.7%) (8.3%) 3 Xác định CTĐG 150 (41.6%) 120 (33.3%) 72 (20%) 18 (5%) 4 Xác định CTPT 114 (31.7%) 144 (40%) 78 (21.7%) 24 (6.7%) 5 Viết CTCT 54 (15%) 80 (25%) 126 (35%) 80 (25%) 6 Đồng đẳng, đồng phân. 162 (45%) 126 (35%) 60 (16.7%) 12 (3.3%) 7 Viết các đồng phân. 174 (48.3%) 150 (41.6%) 24 (6.7%) 12 (3.3%) 8 Phân biệt các phản ứng, hoàn thành sơ đồ phản ứng. 12 (3.3%) 72 (20%) 198 (55%) 78 (21.7%)

Nhận xét: Các dạng bài tập đưa ra chủ yếu áp dụng cho học sinh trung bình, yếu. Qua số liệu nghiên cứu có thể tạo động cơ hứng thú học tập cho các em qua các dạng bài tập như phân loại viết CTCT, đồng đẳng, đồng phân là các bài tập đơn giản học sinh dễ làm và dễ hiểu. Tuy nhiên trong các dạng bài tập này cũng có một số dạng bài tập tạo khó khăn trở ngại cho học sinh như dạng phân biệt phản ứng hóa học và hồn thành sơ đồ phản ứng, vì dạng bài tập này sử dụng một lượng kiến thức khó đối với học sinh trung bình yếu khi kiến thức tổng hợp các em còn quá thiếu và yếu. Việc áp dụng dạng bài tập này vào cho học sinh cần phải xem xét lựa chọn ở mức độ phù hợp với các em. Ngoài ra trong các dạng bài tập sẽ có phương pháp giải giúp cho các em có hứng thú học tập.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này chúng tơi đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài bao gồm: 1. Cơ sở lý luận về: hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu, mối quan hệ giữa BTHH và vấn đề phát triển năng lực tư duy.

2. Tình hình sử dụng BTHH để phát triển tư duy cho HS hiện nay thơng qua lăng kính thực tiễn.

Tất cả các vấn đề trên là cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên một số vấn đề, cần được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, góp phần tạo hứng thú học và nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

2.1. Tổng quan chƣơng đại cƣơng về hóa học hữu cơ

2.1.1. Vị trí nội dung, kiến thức chương đại cương về hóa học hữu cơ

Đây là chương mở đầu, bao gồm các kiến thức đại cương về hóa hữu cơ nhằm cung cấp các kiến thức cơ sở lý thuyết ban đầu dùng làm phương tiện để nghiên cứu các hợp chất hữu cơ cụ thể ở các chương sau.

Nội dung kiến thức trong phần đại cương về hóa học hữu cơ đã chú trọng đến các phần sau:

+ Khái niệm chất hữu cơ, đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.

+ Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ cung cấp một số khái niệm về phương pháp thực nghiệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu hợp chất hữu cơ.

+ Phân loại hợp chất hữu cơ theo nhóm chức và gọi tên theo danh pháp quy định của IUPAC (tên thay thế, tên nhóm chức). Sử dụng hệ thống danh pháp này đảm bảo tính nhất quán, logic trong việc sử dụng danh pháp hóa học hữu cơ theo chuẩn quốc tế ngay từ ban đầu khi nghiên cứu hóa học hữu cơ.

+ Phân tích định tính, định lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ làm cơ sở cho việc thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

+ Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ có xem xét đến thuyết cấu tạo hóa học, hiện tượng đồng đẳng, đồng phân, các dạng liên kết trong hóa học hữu cơ, cấu trúc khơng gian của phân tử hợp chất hữu cơ.

+ Phản ứng hữu cơ có nghiên cứu đến các dạng phản ứng hóa học hữu cơ (thế, cộng, tách, phân hủy) và quá trình phản ứng có sự phân cắt các liên kết cộng hóa trị trong hợp chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm trung gian rất kém bền là các gốc tự do, cacbocation.

Vậy nội dung kiến thức trong chương là cơ sở lý thuyết ban đầu giúp cho học sinh nghiên cứu các hợp chất hữu cơ được thuận tiện và sâu sắc hơn.

2.1.2. Mục tiêu kiến thức của chương

- Sau khi nghiên cứu kiến thức trong chương học sinh biết đươc:

+ Thế nào là hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, phân loại, khái niệm đồng đẳng, đồng phân, CTĐG, CTCT, CTPT, những đặc điểm của hợp chất hữu cơ, các phương pháp phân tích định, định lượng, liên kết hóa học và cấu trúc phân tử.

+ Phương pháp nghiên cứu xác định công thức phân tử, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, cách biểu thị và danh pháp.

+ Các dạng phản ứng hữu cơ cơ bản: Phản ứng thế, cộng hợp, tách, phân hủy và đặc điểm của mỗi loại phản ứng.

- Học sinh hiểu được:

+ Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ có quan hệ chặt chẽ với tính chất vật lí và tinh chất hóa học.

+ Ngun nhân của hiện tượng đồng đẳng, đồng phân. - Học sinh vận dụng kiến thức để:

+ Giải thích các tính chất vật lí của hợp chất hữu cơ dựa vào cấu tạo phân tử và cấu trúc hóa học của chất.

+ Giải các bài tốn lập cơng thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, gọi tên.

- Học sinh có lịng say mê hóa học, phương pháp nghiên cứu khám phá tìm tịi, phát triển tư duy phân tích tổng hợp và có ý thức vận dụng kiến thức trong giải bài tốn tìm cơng thức hợp chất hữu cơ.

2.1.3. Một số lưu ý về phương pháp dạy học chương đại cương về hóa học hữu cơ hữu cơ

Đây là chương nghiên cứu mở đầu nhằm cung cấp kiến thức ban đầu cơ bản nhất dùng làm phương tiện, cơ sở lý thuyết để nghiên cứu những loại hợp chất hữu cơ cụ thể ở các chương sau. Khi giảng dạy chương đại cương về hóa học hữu cơ cần lưu ý một số điểm sau:

Cần cho học sinh biết được cơ sở phân loại dựa vào thành phần phân tử của hợp chất hữu cơ và hiểu các khái niệm hiđrocacbon, dẫn xuất của hiđrocacbon và nhóm chức.

Khái niệm nhóm chức cần được hiểu đúng nghĩa của chúng là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ và hiện nay IUPAC đã chỉ rõ liên kết đôi, liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon là nhóm chức của hiđrocacbon khơng no.

+ Danh pháp hợp chất hữu cơ:

Cần cho học sinh biết được trong hóa học hữu cơ có sử dụng tên thơng thường được đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng. Học sinh phải nắm được tên chất hữu cơ theo hệ thống danh pháp IUPAC và danh pháp tên gốc – chức thì cũng đều lấy tên mạch cacbon chính là xuất phát điểm cho cách gọi tên chất. Danh pháp thay thế đặt chỉ số ngay trước nhóm chức theo quy định của IUPAC và đã có sự nhất quán giữa nhóm chức và danh pháp thay thế. Danh pháp này được đánh giá là khoa học hợp lý, đảm bảo tính nhất quán, logic, dễ gọi tên các hợp chất hữu cơ từ công thức cấu tạo, ngược lại cũng dễ viết công thức hợp chất hữu cơ từ tên gọi của chúng.

Khi rèn luyện kĩ năng đọc tên chất cần yêu cầu học sinh thuộc 10 tên mạch cacbon và hiểu được cách phân tích tên hợp chất thành các bộ phận gốc, chức, mạch chính, phần thế mạch chính, phần định chức.

+ Phần phân tích nguyên tố:

Cho HS hoạt động nhóm tiến hành các thí nghiệm hóa học nhằm xác định thành phần định tính và định lượng các chất hữu cơ.

+ Cấu trúc phân tử và công thức đơn giản nhất:

Cần cho học sinh hiểu được ý nghĩa của chúng. Cả hai dạng CTĐG và CTPT đểu là công thức thực nghiệm.

Khi xác định quy trình thiết lập CTPT từ CTĐG cần nêu rõ đây là con đường tổng quát nhất áp dụng cho các hợp chất hữu cơ. Việc xác định phân tử

phương pháp đều có phạm vi áp dụng và độ chính xác nhất định. Hình thành cho học sinh kĩ năng thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử theo các bước xác định vì đây là phương pháp cơ bản, đúng với thực tế hóa học. Được áp dụng nhiều trong việc giải bài tập lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

+ Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ:

Giúp học sinh hiểu được các điểm chính của thuyết cấu tạo hóa học, các khái niệm cấu tạo hóa học, cấu trúc hóa học và mối quan hệ giữa hai khái niệm này.

Phân tích và so sánh cho học sinh hiểu được đồng phân cấu tạo, đồng phân nhóm chức, đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân lập thể. Làm rõ phân biệt cấu tạo hóa học và cấu trúc hóa học.

+ Phản ứng hữu cơ:

Kiến thức về sự phân loại các phản ứng hữu cơ là cơ sở để học sinh hiểu được bản chất của của phản ứng hữu cơ (sự biến đổi cấu trúc các hợp chất hữu cơ).

Cho học sinh phân biệt được gốc ankyl tự do với “ nhóm ankyl” và “gốc” nói chung. Kiến thức này là cơ sở giúp học sinh biết được cơ chế của các loại phản ứng hữu cơ cơ bản, các quy tắc chi phối, các sản phẩm trung gian của phản ứng hữu cơ.

+ Để giúp học sinh hiểu được các khái niệm kiến thức trong chương cần: Tích cực sử dụng sơ đồ hình vẽ, mơ hình, phần mềm mơ tả cấu trúc phân tử.

Tăng cường rèn luyện kĩ năng sử dụng danh pháp hóa học, giải bài tốn tìm cơng thức phân tử hợp chất hữu cơ.

Tăng cướng sử dụng các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan để rèn luyện khả năng ghi nhớ, chính xác hóa các khái niệm và tư duy hóa học nhanh ở học sinh khi giải bài tập.

2.2. Cơ sở tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập

2.2.1. Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa

Hệ thống bài tập được sắp xếp theo chương trình SGK đã được chuẩn hóa, cấu trúc này có sự hợp lí vì được sắp xếp cùng chiều với chương trình học của HS, nhờ đó HS sẽ dễ dàng định hình được chương trình.

2.2.2. Theo năng lực, trình độ nhận thức của học sinh

Hệ thống bài tập được xây dựng phù hợp với sự tiếp thu kiến thức, mức độ nhận thức của học sinh như từ biết, hiểu đến vận dụng và sáng tạo.

2.2.3. Theo dạng bài tập

Hệ thống bài tập sắp xếp theo dạng kiến thức, dạng bài tập như: Bài tập về phản ứng thủy phân este, bài tập về phản ứng cháy, bài tập sơ dồ phản ứng, bài tập thủy phân chất béo, ...

2.3. Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học

2.3.1 Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học

Khi tuyển chọn và xây dựng nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, bài tập cho đủ các dữ kiện. Các bài tập không được thiếu chính xác về ngơn ngữ diễn đạt, nội dung thiếu logic chặt chẽ. Giáo viên khi ra bài tập cần nói, viết một cách chính xác, đảm bảo logic và tính khoa học về mặt ngơn ngữ hóa học.

2.3.2 Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thơng, tính đa dạng

Khi tuyển chọn và xây dựng bài tập cho học sinh cần vận dụng quan điểm hệ thống,cấu trúc. Mỗi bài tập tương ứng với một kĩ năng nhất định vì bài tập khơng thể dàn trải cho mọi kĩ năng. Tồn bộ hệ thống gồm nhiều bài tập sẽ hình thành hệ thống kĩ năng toàn diện cho HS. Hệ thống bài tập gắn liền với nội dung kiến thức sách giáo khoa.

Mặt khác, hệ thống bài tập còn phải được tuyển chọn và xây dựng một cách đa dạng, phong phú về mặt kiến thức.

2.3.3. Hệ thống bài tập phải phù hợp với mức độ nhận thức

độ nhận thức của học sinh, những nội dung kiến thức của BTHH phải đảm bảo để học sinh có thể sử dụng được, khơng mang tính đánh đố. Các bài tập phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng, gây được hứng thú, kích thích trí sự tìm tịi quyết tâm đạt được kết quả chứ khơng mang tính chất ép buộc. Với hệ thống bài tập được xây dựng theo nguyên tắc này sẽ là bước khởi đầu tạo dựng niềm tin và sự say mê hoá học cho HS, sẽ tạo cho HS niềm vui, một sự hưng phấn , kích thích tư duy và nỡ lực tìm hiểu.

2.3.4. Hệ thống bài tập phải mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết của học sinh

Hệ thống bài tập vừa cung cấp những kiến thức trong sách giáo khoa vừa mở rộng kiến thức giúp học sinh có cái nhìn tồn diện hơn về nội dung chương trình.Kiến thức mở rộng khơng chỉ là kiến thức lý thuyết nâng cao mà còn phải bổ sung các kiến thức thực tiễn để vận dụng vào đời sống.

2.3.5. Hệ thống bài tập phải phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng hóa học cho học sinh

Hệ thống bài tập giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng hóa học cho học sinh như : năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực phân tích, suy luận, diễn đạt logic, chính xác…các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

2.4. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập

* Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập

Mục đích chung nhất của việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học là giúp nâng cao chất lượng dạy và học mơn hóa học, giúp HS đạt kết quả học tập tốt hơn cũng như yêu thích bộ mơn hóa học hơn đồng thời góp phần hình thành thế gới quan, hình thành những năng lực và kỹ năng cần thiết cho các em chuẩn bị vào đời.

* Bước 2: Xác định nội dung của hệ thống bài tập

Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của chương trình.

* Bước 3: Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình, phân loại, xây dựng thành hệ thống bài tập đa cấp

- Phân hóa các bài tốn theo mức độ từ dễ đến khó.

- Hệ thống bài tập cần có sự bao quát hết kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất tránh bỏ sót, trùng lặp

* Bước 4: Biên soạn bài tập hóa học mới theo các yêu cầu sư phạm định trước

Tùy theo yêu cầu sư phạm ta có thể đơn giản hóa hay phức tạp hóa bài tập, soạn những bài tập có độ khó tăng dần, có chứa đựng những yếu tố giúp rèn luyện những kỹ năng riêng biệt nào đó.

Có thể xây dựng bài tập mới theo một số cách sau : - Xây dựng theo mẫu bài tập có sẵn

- Xây dựng bài tập mới:

+ Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất.

+ Lấy nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài để phối hợp lại thành bài mới.

Để đa dạng các loại hình bài tập, cần xây dựng những dạng bài hiện nay cịn ít, cịn chưa được chú ý đúng mực hoặc mới được đề xuất do sự vận động và phát triển của phương pháp dạy học hóa học.

* Bước 5: Thử nghiệm và trao đổi với đồng nghiệp để chỉnh sửa, bổ sung

Thông qua thực nghiêm, trao đổi với các GV sử dụng bài tập trong các bài giảng để khẳng định tính khả thi của hệ thống bài tập, cũng như có sự điều chỉnh bổ sung, phù hợp để hệ thống bài tập ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tơt hơn u cầu của q trình dạy học. Đặc biệt trong việc bồi dưỡng cho học sinh trung bình, yếu.

2.5. Hệ thống bài tập chƣơng đại cƣơng hữu cơ cho học sinh trung bình, yếu

2.5.1 Một số bài tập dạng biết

Bài tập dạng này yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức máy móc và nhắc lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung bình, yếu thông qua hệ thồng bài tập chương đại cương về hóa học hữu cơ (Trang 35 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)