Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ của đại học quốc gia hà nội (Trang 26 - 40)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Cơ sở lý luận

Ngay từ những năm sau 50 của thế kỷ trước, khi đất nước đang còn chiến tranh, nhưng Đảng và Nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của lực lượng cán bộ có trình độ cao nhằm xây dựng đất nước sau ngày thống nhất. Thông qua hợp tác đào tạo, Nhà nước đã gửi các đoàn lưu học sinh đi học tập nghiên cứu ở các nước trong khối XHCN và đã thu được những thành quả bước đầu. Đây là những bước đi tiên phong trong quá trình hình thành đội ngũ cán bộ khoa học làm nòng cốt cho việc đào tạo sau đại học sau này. Sau khi thống nhất đất nước, Đảng và nhà nước đã chủ trương tự tổ chức đào tạo

sau đại học trong nước mà hệ quả là năm 1976, Chính phủ ra quyết định mở hệ đào tạo trên đại học ở trong nước và tiếp theo là Quyết định số 97/TTg ngày 11/3/1977 của Thủ tướng về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho một số trường đại học ở Hà Nội. Đây chính là thời điểm thay đổi lớn của đào tạo sau đại học ở Việt Nam: từng bước tự đào tạo cán bộ có trình độ, chất lượng cao thay vì hồn tồn nhờ vào sự đào tạo ở nước ngoài.

Việc tổ chức đào tạo sau đại học ban đầu cịn gặp rất nhiều khó khăn để có thể hồn thiện và có thể chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn nền móng (từ khi triển khai đến cuối những năm 1980): đây là giai đoạn mà đội ngũ cán bộ giảng dạy trong nước xây dựng và hoàn thiện quy chế đào tạo cũng như nội dung chương trình. Nhà nước đã tuyển sinh và đào tạo một số khóa NCS, nhưng vì đang trong q trình hồn thiện quy chế và nội dung chương trình cũng như nhiều nguyên nhân khác như: lực lương hướng dẫn, điều kiện vật chất, ... nên một vài khóa khơng tổ chức bảo về tốt nghiệp được. Năm 1976, Nhà nước chính thức tổ chức đào tạo sau đại học với hai học vị Phó TS (PTS - tương đương học vị Ph.D ở phương Tây) và TS (TS - Doctor of Science). Thầy Hồng Hữu Đường bảo vệ thành cơng luận án PTS năm 1974 và luận án TS tại Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1982.

- Giai đoạn bùng nổ: năm 1990 trở đi, sau khi Nghị định số 90/1993/NĐ – CP được ban hành, trong đó quy định rõ bậc đào tạo SĐH có 2 trình độ là TS và thạc sĩ, với các hình thức đào tạo tập trung dài hạn và tại chức trên cơ sở tuyển chọn chặt chẽ đầu vào. Từ đây, đào tạo SĐH của Việt Nam chuyển sang giai đoạn bùng phát: cùng với sự phát triển các cơ sở đào tạo, số lượng tuyển sinh tăng lên nhanh chóng, số lượng TS, thạc sĩ được đào tạo ngày càng tăng, tạo ra bước phát triển nhảy vọt về quy mô của đào tạo SĐH. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, quy mô đào tạo SĐH tăng lên rất nhanh. Theo thống kê của Vietnamnet đã đăng trong Giáo dục: Câu trả lời cho “Hơn 24 nghìn

TS Việt Nam đang làm gì?”, năm học 2011-2012, quy mô đào tạo thạc sĩ, TS

cả nước là trên 26.000 người. Năm 2014, ngành giáo dục vẫn tăng quy mô đào tạo SĐH với mức tăng chỉ tiêu ĐTTS khoảng 7%, thạc sĩ khoảng 5%. Không chỉ các trường đại học, các viện NCKH (NCKH) công lập được giao nhiệm vụ đào tạo SĐH mà các trường đại học ngồi cơng lập nếu đủ điều kiện bảo đảm chất lượng cũng được giao nhiệm vụ đào tạo SĐH. Hiện nay, trung bình mỗi năm ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cung cấp cho xã hội 20.000-¬25.000 thạc sĩ và hàng nghìn TS. Trong đó, số lượng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ tăng mạnh nhất, số lượng tuyển sinh ĐTTS tăng chậm hơn và trong 5 năm qua chưa tuyển hết chỉ tiêu. Việt Nam đang có hơn 101.000 thạc sĩ và 24.500 TS, trong đó có khoảng 12.300 TS đang NCKH (Câu trả lời cho “Hơn 24 nghìn tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?”, n.d.). Những con số trên cho thấy: đào tạo SĐH đã đóng vai trị chính trong đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước trong thời gian qua.

Là một trong những giải pháp để đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển bền vững của đất nước, góp phần nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình HNQT; đào tạo SĐH của Việt Nam đã và đang khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống đào tạo quốc gia cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trước hết, quy định bởi vai trò của sản phẩm do nó tạo ra: nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học và quản lý có trình độ cao, giữ vai trò quan trọng vào quá trình nghiên cứu phát triển khoa học - cơng nghệ, đóng góp tăng trưởng nguồn tài nguyên tri thức vଠtăng cường tiềm lực để phát triển đất nước. Thực hiện các chủ trương hợp tác quốc tế, nhiều cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) của Việt Nam đã tiếp nhận học sinh, NCS từ các nước đến học tập và nghiên cứu, qua đó từng bước nâng cao vị trí, vai trị của Việt Nam trong khu vực và thế giới.

Thực hiện Quy chế đào tạo SĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành GD&ĐT nói chung và các cơ sở đào tạo SĐH nói riêng đã chỉ đạo, quản lý, tổ chức điều hành công tác đào tạo, bồi dưỡng SĐH dần đi vào nền nếp; từng bước xây dựng, bổ sung, phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo, phát huy vai trị, vị trí trung tâm của người học; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế. Khơng chỉ khắc phục tình trạng lực lượng cán bộ giảng dạy mỏng và dàn trải mà cịn hình thành đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học tận tình, tâm huyết với giảng dạy và NCKH với chuyên môn sâu; đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm tốt về năng lực giảng dạy và NCKH. Phần lớn cán bộ khoa học được đào tạo đã phát huy vai trị tích cực trong q trình phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH và HNQT. Nhiều người trở thành những nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trong những lĩnh vực cụ thể. Đây là một sự cố gắng phấn đấu rất lớn của các nhà giáo - nhà khoa học trong điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn.

Các cơ sở đào tạo không chỉ ổn định đào tạo chun ngành mà cịn chú trọng đổi mới, hồn thiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng đa dạng hóa, gắn kết đào tạo với NCKH và yêu cầu thực tiễn. Các đơn vị đã tích cực đầu tư chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống giảng đường, hệ thống phòng học; phát triển và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống mạng internet, thư viện điện tử, cổng thông tin đào tạo, thiết bị giảng dạy đa phương tiện; xây dựng hệ thống học liệu phong phú, đa dạng, cập nhật thông tin mới, kịp thời phục vụ học tập và nghiên cứu của các đối tượng; cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ hiện đại đồng thời triển khai công tác tổ chức đào tạo và các giải pháp phát huy các nhân tố thuận lợi để nâng cao hiệu quả quản lý SĐH. Nhiều đơn vị thực hiện bước đột phá về chuẩn hóa giáo trình, tài liệu cho các đối tượng đào tạo; kế thừa, bổ sung, sửa

đổi, cập nhật kiến thức mới, bảo đảm sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Trong những năm qua, kết quả đào tạo SĐH nói chung, chất lượng luận văn, luận án tốt nghiệp nói riêng có bước tiến rõ rệt; đáp ứng u cầu địi hỏi, tính cấp thiết của địa phương, đơn vị và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và là nhân tố quyết định để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững; xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh sẽ trực tiếp nâng tầm trí tuệ dân tộc và sức mạnh của đất nước. Thành tựu có ý nghĩa cơ bản của đào tạo SĐH trong thời gian qua là trực tiếp tạo nguồn cán bộ khoa học - công nghệ cho đất nước, góp phần vào việc tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ khoa học và thúc đẩy họ hoạt động sáng tạo hơn trong cơ chế mới.

Phần lớn những học viên cao học, NCS được đào tạo đã thể hiện được trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành, khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện giải quyết được nhiều vấn đề mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu nhiều đề tài luận án TS được học viên khai thác, cung cấp các luận cứ khoa học để tham mưu với các bộ, ngành, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật. “Một số NCS có luận án TS đạt chất lượng cao, góp phần giải quyết một số vấn đề trong khoa học cơ bản, công nghệ, sản xuất, quản lý kinh tế, xã hội” (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, 2005). Sản phẩm của đào tạo SĐH của cả nước trong thời gian qua chính là đã tạo nên đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và rộng khắp trên mọi lĩnh vực. Họ đã tham gia vào việc xác định đường lối đổi mới đất nước, xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, củng cố quốc phịng - an ninh. Đó là những thành tựu hết sức quan trọng và rất đáng tự hào của sự nghiệp đào tạo SĐH của nước ta trong 40 năm qua.

Bên cạnh những kết quả cơ bản như trên, công tác đào tạo sau đại học những năm qua cũng bộc lộ một số hạn chế cần sớm khắc phục

Đầu tiên, quy mô và cơ cấu của đào tạo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cân đối và đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đào tạo SĐH trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật trên dân số và lực lượng lao động của nước ta vẫn còn thấp, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn cịn thấp về trình độ khoa học - công nghệ: năm 2000, bình quân cứ 10.000 lao động ở nước ta chỉ có 5,7 người làm NCKH. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Mỹ năm 1991 là 76 người, ở Cộng hòa Liên bang Đức là 59 người, ở Nhật Bản là 73 người. Đến năm 2015, nước ta đạt 9 - 10 cán bộ nghiên cứu/10.000 người dân và con số này đến năm 2020 là 11 - 12 người (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2014).

Mặc dù số lượng được đào tạo tăng nhanh trong thời gian qua nhưng quy mô đào tạo SĐH vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của đất nước; số lượng học viên cao học và NCS cũng không đồng đều giữa các chuyên ngành đào tạo. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT đã nêu trong Chấn hưng giáo dục: Đào tạo đại học, sau đại học quá “nóng” “trong số 8.300

TS mà các cơ sở đào tạo SĐH đã đào tạo từ năm 1977 đến 2006, chỉ có 11% thuộc khối khoa học kỹ thuật, 18% thuộc khối khoa học tự nhiên, còn khối khoa học xã hội chiếm 43%” (Chấn hưng giáo dục: Đào tạo đại học, sau đại học quá “nóng”, n.d.).

Số lượng học viên cao học, NCS phân bố không đều ở các chuyên ngành đào tạo đã tạo ra sự quá tải hay hẫng hụt ở một số chuyên ngành và vượt quá “khả năng giám sát” của Nhà nước; là một trong những nguyên nhân thiếu hụt đầu vào ở các ngành khoa học cơ bản và tăng rất thấp ở khoa học tự nhiên. Đây là sự mất cân đối trong đào tạo và không đáp ứng được yêu cầu phát triển

đồng bộ giữa khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và các hướng công nghệ ưu tiên, với nền kinh tế đất nước.

Hai là, chất lượng, hiệu quả đào tạo sau đại học còn nhiều hạn chế, phát triển quy mô chưa gắn với kết quả đào tạo. Đào tạo SĐH ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1976 và bùng phát từ những năm đầu thập niên 1990 với số lượng TS, thạc sĩ ngày càng tăng. Sau 40 năm đi từ khơng đến có, từ chỗ phải gửi đi đào tạo SĐH ở nước ngồi, đến nay, Việt Nam đã có nhiều cơ sở đào tạo thạc sĩ, TS. Quy mô đào tạo bậc thạc sĩ của nhiều cơ sở đào tạo đang bùng nổ về mặt số lượng, song những điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng lại thiếu và yếu. Nhìn chung, kết quả đào tạo trình độ TS ở Việt Nam còn chưa cao so với các nước phát triển, số TS chân chính có trình độ thực thụ cịn ít ỏi so với số lượng TS chỉ có bằng. Những hiện tượng như: “nhiều TS, ít thành tựu”, “vàng thau lẫn lộn”, "TS giấy”… đang gây tiếng xấu oan cho các nhà khoa học chân chính. Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI) “trong 15 năm (1996- 2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/6 của Malaysia, và 1/10 của Singapore… Hiện nay, chúng ta có tới 9.000 TS khơng tham gia giảng dạy, nghiên cứu”.

Kết quả đào tạo SĐH ở nước ta trong những năm qua còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra; đào tạo SĐH vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước trong giai đoạn đổi mới ngày càng mạnh mẽ. Nguyên nhân của những hạn chế trong đào tạo sau đại học:

- Chất lượng đầu vào: một trong những đặc điểm lớn nhất của các đối tượng tuyển sinh SĐH là sự khác biệt về nhiều phương diện (lứa tuổi, cơng tác, trình độ,…); trong số đó, nhiều người khơng được đào tạo chính quy, liên tục và bài bản nên kiến thức sâu về chuyên ngành có sự hạn chế. Nhiều người tuổi đã trên 40 tuổi, trình độ ngoại ngữ thường bất cập, khơng có khả năng

tham khảo tài liệu nước ngồi để nâng cao trình độ trong học tập, nghiên cứu. Một bộ phận không nhỏ là cán bộ nghiên cứu, quản lý lãnh đạo của các cơ quan, vừa học vừa công tác và bị chi phối bởi vấn đề gia đình nên thời gian và hiệu quả học tập, nghiên cứu không được đảm bảo. Do có sự gặp gỡ giữa “cung - cầu”, nhà trường đang “cần dạy”, học viên cũng đang “cần học” và cả hai hầu như đều khơng có mục tiêu là sản phẩm khoa học. Ngồi ra, phải kể đến một thực tế trong những năm qua chỉ tiêu tuyển sinh đại học hàng năm ln trong tình trạng q “khan” đối với thí sinh thì chỉ tiêu tuyển sinh SĐH lại liên tục tăng mặc dù các cơ sở đào tạo SĐH hầu như không tuyển đủ. Do số lượng thí sinh dự thi SĐH khơng đơng nên khơng có điều kiện để tuyển chọn mà phải nhận cả những thí sinh có trình độ chun mơn thấp và năng lực nghiên cứu yếu. Đến khi kết thúc quá trình học tập, nghiên cứu, cơ sở đào tạo và giáo viên hướng dẫn phải chấp nhận những đề tài khơng xứng tầm hoặc cho ra lị những luận văn luận án chất lượng hạn chế. Nhìn chung, kết quả đào tạo SĐH đang đi xuống do tình trạng nới lỏng đầu vào, dễ dãi trong giảng dạy và ở đầu ra trở nên phổ biến.

- Nội dung chương trình và phương pháp đào tạo cịn bất cập, hạn chế: Một số chương trình đào tạo SĐH cịn xa rời thực tế, không phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực và thế giới; nội dung chương trình cịn trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khảo sát các nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả đào tạo tiến sĩ của đại học quốc gia hà nội (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)