Một số rối nhiễu tâm lý thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 26 - 28)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Một số rối nhiễu tâm lý thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học sinh

1.2.4.1. Hành vi nổi loạn

Chủ yếu gặp ở trẻ trai, ở những những em gặp khó khăn khi phải chịu đựng trách nhiệm về những hậu quả hành động do chúng gây ra thì chúng lại ứng xử không chấp nhận, tạo nên sự nổi loạn gây lo buồn cho người khác. Hầu hết các em nhận ra sai lầm sau khi được chỉ bảo, bị đánh, bị phạt, nhưng có xu hướng tái phát chai lì.

1.2.4.2. Tặng động giảm chú ý

Trẻ bị tăng động/giảm chú ý thường hay bị đãng trí và khơng thể hướng dẫn làm việc gì. Chúng thường hay phá phách và khơng yên, bồn chồn chạy nhảy thái q. Người ta dự tính có tới 4% trẻ tiểu học bị chứng này. Bé trai mắc gấp 3 lần bé gái.

Tăng động, giảm chú ý có thể do rối loạn trong sự phát triển của hệ thần kinh do nhiều nguyên nhân kể cả yếu tố di truyền. Giải pháp là một phác đồ điều trị hỗn hợp, nhưng chủ yếu là làm việc có hiệu quả với cha mẹ của

trẻ. Tư vấn thay đổi cách dạy dỗ chăm sóc, tăng cường kỷ luật, nghiêm túc và khen thưởng mỗi khi trẻ làm đúng.

Các thuốc kích thích tâm thần như methylphenidate hay dexamphetamin đóng vai trị chủ chốt trong sự khơi phục tập trung, tăng dẫn truyền thần kinh. Điều trị thuốc này nên thực hiện ngắn ngày.

Các thuốc tăng bổ trợ thần kinh như pho – L, bramin cũng có tác dụng tốt.

1.2.4.3. Rối loạn tâm thần thể chống đối

Những đứa trẻ này có tính khí thất thường, hoang dã, khơng vâng lời, hay cãi nhau với người lớn làm phiền lòng mọi người. Chúng thường được xem như những đứa trẻ hư đốn, mất tính cách, vơ kỷ luật. Trẻ có thể cũng có thể đáp ứng đối với sự quản lý chặt chẽ của gia đình, thầy cơ giáo hoặc bắt chước cách sống cẩu thả, vô tổ chức của bố mẹ hay của người thân.

Những trẻ vị thành niên bị trầm cảm cũng có thể biểu lộ như vậy. Vì vậy giáo dục kỹ năng làm cha mẹ và liệu pháp gia đình là cách điều trị hữu hiệu.

Cần thiết điều trị rối loạn trầm cảm đi kèm.

1.2.4.4. Rối loạn ứng xử

Rối loạn ứng xử bao gồm các hành vi: chọc ghẹo người khác, gây gổ, đánh nhau, thô bạo với người khác hoặc xúc vật, đồ dùng; ăn cắp, trấn lột; phá phách đột nhập vào nhà người khác; bỏ nhà đi bụi ...

Có mối liên hệ rõ ràng giữa rối loạn ứng xử với đạo đức và lối sống của bố mẹ.

Việc tư vấn cá nhân rất quan trọng nhưng gặp nhiều khó khăn và phải kết hợp với liệu pháp gia đình.

1.2.4.5. Rối loạn lo âu

Tình huống đưa trẻ đến tình trạng lo âu là do tách mẹ, phải đến trường, chuyển lớp, chuyển trường, mất mát người thân …

1.2.4.6. Rối loạn dạng cơ thể

Các triệu chứng bao gồm các rối loạn chức năng mà khơng tìm thấy một bằng chứng thực tổn nào. Chủ yếu là đau bụng, đau đầu, đau cơ thể, mệt mỏi. Cha mẹ thường đóng vai trị khuếch trương các triệu chứng này.

Hầu hết trẻ em ít nhất cũng có một lần giả ốm để nghỉ học, để được chăm sóc nhưng hiếm khi trở thành rối loạn nặng.Nếu nặng và tái diễn nhiều lần thì phải đi khám chuyên khoa tư vấn điều trị.

Các chiến lược điều trị bao gồm: giáo dục, huấn luyện thư giãn, liệu pháp hành vi nhận thức và vật lý trị liệu, có thể điều trị bằng thuốc chống rối loạn lo âu, trầm cảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 26 - 28)