TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 38 - 42)

2.1 . Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Huyện Từ Liêm nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, miền đất lâu đời của Thăng Long Hà Nội. Phía Nam giáp với quận Thanh Xuân và thành phố Hà Đơng, phía Tây giáp với các huyện Hồi Đức, Đan Phượng , phía Bắc giáp với sơng Hồng, phía Đơng giáp với quận Tây Hồ Và Cầu Giấy. Từ Liêm đang là vùng phát triển đô thị trọng điểm của Thành phố.

Kinh tế của huyện trong 5 năm vừa qua liên tục có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân hàng năm tăng 18,9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ huyện, đó là: Cơng nghiệp – Dịch vụ - Nơng nghiệp và từng bước chuyển dần sang cơ cấu kinh tế: Thương mại – Công nghiệp – Nông nghiệp. Đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng mở rộng hạ tầng cơ sở mở rộng cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ, tiếp nhận 80 doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, thu hút hàng ngàn lao động mới, tạo công ăn việc làm cho phần đông lực lượng lao động trên địa bàn và các địa bàn lân cận.

Sự nhiệp giáo dục và đào tạo huyện Từ Liêm trong những năm vừa qua ln có sự chuyển biến rỗ rệt về lượng và chất, qui mô mạng lưới giáo dục – đào tạo ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập liên tục và học tập suốt đời của nhân dân. Chất lượng giáo dục có tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh xếp loại khá giỏi và tốt nghiệp các cấp năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được tăng cường và củng cố theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Công tác đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho hoạt động giáo dục được quan tâm và đi vào chiều sâu, huyện đã hồn thành cơng tác xóa phịng học cấp 4, cải tạo hệ thống chiếu sáng học đường ở tất cả các ngành học, cấp học. Toàn huyện đã xây dựng được 29 trường chuẩn Quốc gia, 100% các xã thị

trấn có trung tâm học tập cộng đồng hồn thành cơng tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và THPT, tỉ lệ trẻ khuyết tật được huy động ra lớp học hòa nhập ngày càng cao đạt 83,5%; Các chuyên đề học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng huy động người dân tham gia học tập đạt tỉ lệ ngày càng cao. Trên cơ sở số giáo viên tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội và trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 138 giáo viên, cụ thể như sau: trường tiểu học Cổ Nhuế A với 35 giáo viên, trường tiểu học Mỹ Đình với 36 giáo viên, trường tiểu học Trung Văn với 35 giáo viên, trường tiểu học Xuân Đỉnh với 32 giáo viên.

2.2. Quy trình nghiên cứu

- Tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn.

- Thiết kế công cụ nghiên cứu

- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thiết kế một phiếu hỏi gồm 13 câu với 2 loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được sắp xếp xen kẽ nhau.

- Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

+ Thời gian: từ ngày 01/10/2011 đến 15/12/2011

+ Địa điểm: trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và tường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.

+ Mẫu khảo sát: 138 giáo viên thuộc các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và tường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.

+ Cách tiến hành:

Giới thiệu, làm quen, sau đó chúng tơi tiến hành phát phiếu điều tra tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình,

trường tiểu học Trung Văn và tường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.

Hướng dẫn cách làm phiếu điều tra. Thu phiếu

- Xử lí số liệu nghiên cứu

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến sức khỏe tâm thần, đến rối loạn hành vi để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi

Xác định thực trạng nhận thức của giáo viên về biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

- Phương pháp trò chuyện, trao đổi

Trò chuyện, trao đổi với giáo viên tiểu học về biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học trong việc làm rõ thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

- Phương pháp quan sát: hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi trong việc làm rõ thực trạng nhận thức của giáo viên về biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại các trường tiểu học Cổ Nhuế A, trường tiểu học Mỹ Đình, trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

Sử dụng phương pháp toán học để xử lý số liệu đã thu thập được, từ đó có thể đưa ra những kết luận về thực trạng nhận thức của giáo viên về biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học.

Tổng kết chƣơng 2

Để nghiên cứu vấn đề “Nhận thức của giáo viên về biểu hiện rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm –

Thành phố Hà Nội. ”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn trong thời

gian từ ngày 01/ 10/ 2011 đến ngày 15/12/ 2011 với mẫu khảo sát là 138 giáo viên. Quy trình nghiên cứu được tiến hành đúng trình tự , đảm bảo tính khoa học. Đề tài sử du ̣ng phới hợp hê ̣ thống các phương pháp sau : phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi, phương pháp pháp trị chuyện, trao đổi, phương pháp tốn học để thu được kết quả khách quan và đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 38 - 42)