Thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 42)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu

học tại một số trƣờng trên địa bàn huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội

3.1.1. Biểu hiện của rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học

Rối loạn hành vi ở trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học có biểu hiện rất đa dạng và phức tạp, những rối loạn này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động học tập cũng như cuộc sống của các em, vì vậy mà việc phát hiện sớm và chính xác các biểu hiện của rối loạn hành vi góp phần quan trọng cho giáo viên có cách thức quản lý và hỗ trợ các em hiệu quả trong học tập cũng như trong cơng tác giáo dục của mình.

Bảng 3.1: Những biểu hiện của rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học

Các biểu hiện Trƣờng tiểu học Cổ Nhuế A Trƣờng tiểu học Mỹ Đình Trƣờng tiểu học Trung Văn Trƣờng tiểu học Xuân Đỉnh SYK TL % SYK TL % SYK TL % SYK TL %

Gây thương tích cho người khác 12/35 34,3 8/36 22,2 21/35 60,0 16/32 50,0 Lấy đồ dùng của bạn bè, của người khác 13/35 37,1 32/36 88,9 34/35 97,1 19/32 59,4 Nói dối 20/35 57,1 33/36 91,7 18/35 51,4 20/32 71,9 Nói tục nơi cơng cộng 14/35 40,0 29/36 80,1 14/35 40,0 17/32 53,1 Bỏ học khơng có phép, khơng lý do 3/35 8,6 6/36 16,7 1/35 2,9 11/32 34,2 Bỏ nhà đi bụi 1/35 2,9 3/36 8,3 1/35 2,9 6/32 18,6

Không vâng lời, hay cãi nhau với người lớn làm phiền lòng mọi người

19/35 54,3 7/36 19,4 20/35 57,1 26/32 81,2

Vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi trường học

6/35 17,1 5/36 13,9 13/35 37,1 17/32 53,1

Kết quả thu được từ bảng số liệu cho thấy:

Ý kiến của giáo viên về những biểu hiện của rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học rất khác nhau giữa các giáo viên và giữa các trường với nhau. Cụ thể như biểu hiện gây thương tích cho người khác, trường tiểu học Cổ Nhuế A có 12/35 số ý kiến của giáo viên chiếm 34,3%, trường tiểu học Mỹ Đình có 8/36 số ý kiến của giáo viên với tỷ lệ 22,2%, trường tiểu học Trung Văn có 21/35 số ý kiến của giáo viên chiếm 60,0%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 16/32 số ý kiến của giáo viên với tỷ lệ 50,0%. Có sự khác nhau như trên nhưng ta thấy hầu hết giáo viên đã coi ở các em học sinh việc gây thương tích cho người người khác như bạn bè, anh chị em và những người lớn là một trong những biểu hiện của rối loạn hành vi ở các em, đặc biệt là giáo viên ở hai trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh số ý kiến của giáo viên về biểu hiện này là trên 50,0%.

Biểu hiện lấy đồ dùng của bạn bè, của người khác được giáo viên tất cả các trường đưa ra số ý kiến cũng rất khác nhau, số ý kiến của giáo viên trường tiểu học Cổ Nhuế A là 13/35 với tỷ lệ 37,1%, số ý kiến của giáo viên trường tiểu học Mỹ Đình là 32/36 với tỷ lệ 88,9%, số ý kiến của giáo viên trường tiểu học Trung Văn là 34/35 với tỷ lệ 97,1%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 19/32 số ý kiến của giáo viên với tỷ lệ 59,4%. Đây là biểu hiện có thể thấy rõ hơn ở các em học sinh tiểu học mà giáo viên quan sát và nắm bắt được nên có nhiều

ý kiến được lựa chọn hơn như có tới 97,1% mà giáo trường tiểu học Trung Văn và 88,9% giáo viên trường tiểu học Mỹ Đình đưa ra.

Trong số các biểu hiện của rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học ta thấy biểu hiện nói dối là biểu hiện được giáo viên lựa chọn với tỷ lệ đều trên 50,0% ở cả 4 trường, trường tiểu học Cổ Nhuế A có 20/35 ý kiến với tỷ lệ 57,1%, trường tiểu học Mỹ Đình có 33/36 ý kiến với tỷ lệ 91,7%, trường tiểu học Trung Văn có 18/35ý kiến với tỷ lệ 51,4%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 20/32 với tỷ lệ 71,9%. Các em ở lứa tuổi này nói dối là hành vi để các em có thể tránh được các áp lực hoặc sự trừng phạt nào đó của cha mẹ hoặc của giáo viên, việc nói dối của các em có thể vơ hại trong một chừng mực nào đó, tuy nhiên, biết nói dối q sớm và thường xun nói dối sẽ hình thành nên tính cách khơng trung thực và thật khó lường hậu quả khi các em lớn lên.

Học sinh tiểu học nói tục nơi công cộng không phải là hành vi hiếm gặp nên cũng được nhà trường và giáo viên quan, nghiêm khắc giáo dục các em và cho rằng đây cũng là biểu hiện của rối loạn hành vi với 14/35 số ý kiến giáo viên trường tiểu học Cổ Nhuế A chiếm tỷ lệ 40,0%, trường tiểu học Mỹ Đình có 29/36 ý kiến với tỷ lệ 80,1%, trường tiểu học Trung Văn có 14/35 ý kiến với tỷ lệ 40,0%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 17/32 ý kiến với tỷ lệ 53,1%.

Đa số ý kiến của giáo viên tiểu học đều có chung nhận định bỏ học không có phép, khơng lý do và bỏ nhà đi bụi là biểu hiện không rõ ràng của rối loạn hành vi nên số kiến đưa ra ít, chiếm tỷ lệ thấp hơn hẳn các biểu hiện khác. Cụ thể như biểu hiện bỏ học khơng có phép, khơng lý do ở trường tiểu học Cổ Nhuế A có 3/35 ý kiến với tỷ lệ 8,6%, trường tiểu học Mỹ Đình có 6/36 ý kiến với tỷ lệ 16,7%, trường tiểu học Trung Văn có 1/35 ý kiến với tỷ lệ 2,9%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 11/32 ý kiến với tỷ lệ 34,2%. Biểu hiện bỏ nhà đi bụi ở trường tiểu học Cổ Nhuế A có 1/35 ý kiến với tỷ lệ 2,9%, trường tiểu học Mỹ Đình có3/36 ý kiến với tỷ lệ 8,3%, trường tiểu học Trung

Văn có 1/35 ý kiến với tỷ lệ 2,9% trường tiểu học Xuân Đỉnh có 6/32 ý kiến với tỷ 18,6%. Các em ở độ tuổi này có sự quan tâm của nhiều hơn của phụ huynh như cha, mẹ đưa đón các em đi học và có sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh nên các hành vi nói trên được hạn chế mặc dù vẫn còn một số trong các em có hành vi trên.

Có sự khác nhau rất lớn giữa giáo viên các trường về ý kiến cho rằng không vâng lời, hay cãi nhau với người lớn làm phiền lòng mọi người là biểu hiện của rối loạn hành vi, trong đó trường tiểu học Xuân Đỉnh đưa ra 26/32 ý kiến với tỷ lệ cao nhất trong số các trường với 81,2%, trường đưa ra ý kiến thấp nhất là trường tiểu học Mỹ Đình có 7/36 ý kiến, tỷ lệ 19,4% Hai trường cịn lại với số ý kiến có tỷ lệ gần bằng nhau là trường tiểu học Cổ Nhuế A với 19/35, tỷ lệ 54,3%, trường tiểu học Trung Văn với 20/35 ý kiến, tỷ lệ 57,1%. Có sự khác biệt như trên có thể do sự khác nhau về khu vực trong địa bàn huyện với nhau cũng như sự đánh về đạo đức của học sinh theo quan điểm riêng của mỗi giáo viên ở các trường là khác nhau.

Vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi trường học là biểu hiện cũng được số ý kiến của giáo viên đưa ra khác nhau, trường tiểu học Cổ Nhuế A có 6/35 ý kiến, tỷ lệ 17,1%, trường tiểu học Mỹ Đình có 5/36 ý kiến, tỷ lệ 13,9%, trường tiểu học Trung Văn có 13/35 ý kiến, tỷ lệ 37,1% trường tiểu học Xuân Đỉnh có 17/32 ý kiến, tỷ lệ 53,1%.

3.1.2. Mức độ xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi

Mức độ xuất hiện của các biểu hiện trên đây sẽ được xem là một học sinh có mắc chứng rối loạn hành vi hay khơng, vì thế mà nhận thức và nắm bắt được điều này cũng rất quan trọng đối với giáo viên khi đánh giá và quản lý về hành vi của học sinh.

Bảng 3.2: Mức độ xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi Các mức độ Trƣờng tiểu học Cổ Nhuế A Trƣờng tiểu học Mỹ Đình Trƣờng tiểu học Trung Văn Trƣờng tiểu học Xuân Đỉnh SYK TL % SYK TL % SYK TL % SYK TL %

Không thường xuyên 0/35 0 5/36 11,1 3/35 8,6 6/32 18,7 Thường xuyên 13/35 37,0 12/36 33,3 12/35 34,3 7/32 22,0 Rất thường xuyên 22/35 63,0 20/36 55,6 20/35 57,1 19/32 59,3

Qua bảng số liệu trên, cho thấy:

Đối với trường tiểu học Cổ Nhuế A mức độ không thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi khơng có giáo viên nào đưa ra ý kiến, mức độ thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi có số ý kiến là 13/35 ý kiến, tỷ lệ 37% và mức độ rất thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi có số ý kiến nhiều nhất 22/35 ý kiến, tỷ lê 63,0%.

Trường tiểu học Mỹ Đình có số ý kiến của giáo viên về mức độ xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi khác hơn so với trường tiểu học Cổ Nhuế A khi mức độ không thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi chỉ có 5/36 ý kiến chiếm tỷ lệ 11,1%. Mức độ thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi có 12/36, tỷ lệ chiếm 33,3%. Mức độ có ý kiến cao nhất là mức độ rất thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi, có 20/36 ý kiến và tỷ lệ chiếm 55,6% số ý kiến giáo viên toàn trường.

Trường tiểu học Trung Văn và trường tiểu học Xuân Đỉnh là hai trường có số ý kiến của giáo viên về mức độ xuất hiện các biểu hiện của rối loạn hành vi gần giống nhau, cụ thể: trường tiểu học Trung Văn có 3/35 ý kiến đưa ra với mức độ xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi là không thường xuyên, tỷ lệ 8,6%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 6/32 ý kiến, tỷ lệ 18,7%. Mức độ thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi, trường tiểu học Trung

Văn có 12/35 ý kiến, tỷ lệ 34,3%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 7/32 ý kiến, tỷ lệ 22,0%. Mức độ rất thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn hành vi, trường tiểu học Trung Văn có 20/35 ý kiến, tỷ lệ 57,1%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 19/32 ý kiến, tỷ lệ 59,3%. Với những ý kiến như trên từ giáo viên của các trường ta thấy có nhiều rất khác nhau điều đó chứng tỏ rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học chưa được giáo viên tại các trường tiểu học hiểu một cách thống và đúng đắn nhất. Ở lứa tuổi này khi các em có những hành vi lặp đi lặp lại và trong đó các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội lớn phù hợp với lứa tuổi hay luật lệ bị vi phạm biểu hiện ở chỗ có ba ( hay nhiều hơn) trong các tiêu chuẩn.

3.1.3. Nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học

Rối loạn hành vi ở học sinh có nhiều ngun nhân, chúng tơi nghiên cứu vấn đề này trên giáo viên từ các trường tiểu học và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3: Nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học

Các nguyên nhân Trƣờng tiểu học Cổ Nhuế A Trƣờng tiểu học Mỹ Đình Trƣờng tiểu học Trung Văn Trƣờng tiểu học Xuân Đỉnh SYK TL % SYK TL % SYK TL % SYK TL %

Do yếu tố thể chất của học sinh (gen di truyền, nhiễm sắc thể bất thường ...) 3/35 8,6 3/36 8,3 2/35 5,7 8/32 25,0 Do học sinh học được từ những người khác (bạn bè, bố mẹ, anh chị em trong gia đình....) 28/35 80,0 17/36 47,2 20/35 57,1 20/32 62,5 Do cách quản lý, phản ứng và ứng xử của người lớn đối với học sinh 19/35 54,3 25/36 69,4 30/35 85,7 24/32 75,0

Từ bảng số liệu trên ta thấy, ý kiến của giáo viên các trường tiểu học tập trung phần lớn vào nguyên nhân thứ 3 đó là: do cách quản lý, phản ứng và ứng xử của người lớn đối với học sinh.

Đối với nguyên nhân thứ nhất, nguyên nhân rối loạn hành vi do yếu tố thể chất của học sinh (gen di truyền, nhiễm sắc thể bất thường ...) được giáo viên đưa ra với số ý kiến thấp nhất như trường tiểu học Cổ Nhuế A có 3/35 ý kiến, tỷ lệ 8,6%, trường tiểu học Mỹ Đình có 3/36 ý kiến chiếm tỷ lệ 8,3%, trường tiểu học Trung Văn 2/35 ý kiến, tỷ lệ 5,7%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 8/32 ý kiến, tỷ lệ 25,0%. Nguyên nhân này cũng gây cho học sinh nguy cơ cao có các biểu hiện của rối loạn hành vi, tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc các ngun nhân khác nữa như mơi trường gia đình, xã hội.

Nguyên nhân của rối loạn hành vi do học sinh học được từ những người khác (bạn bè, bố mẹ, anh chị em trong gia đình....) được các giáo viên lựa chọn với tỷ lệ khá cao, đặc biệt là có sự khác biệt rất cao giữa các trường, như trường tiểu học Cổ Nhuế A có 28/35 ý kiến với tỷ lệ 80%, đây cũng là nguyên nhân được giáo viên của trường này lựa chọn nhiều nhất, trường có số ý kiến của giáo viên thấp nhất lựa chọn nguyên nhân này trường tiểu học Mỹ Đình, có 17/36 ý kiến, tỷ lệ 47,2%, trường tiểu học Trung Văn có 20/35 ý kiến với tỷ lệ 57,1%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 20/32 ý kiến chiếm tỷ lệ 62,5%. Học sinh có thể học được những hành vi hung hãn côn đồ, phá phách hay nói tục... từ những người khác như bố, mẹ và cả bạn bè, điều này như là các em phải chịu ảnh hưởng của nguyên nhân từ môi trường sống.

Ta thấy nguyên nhân do cách quản lý, phản ứng và ứng xử của người lớn đối với học sinh được các trường đưa ra đều trên 50% số ý kiến của giáo viên. Trường tiểu học Cổ Nhuế A có 19/35 ý kiến, chiếm tỷ lệ 54,3%, trường tiểu học Mỹ Đình có 25/36 ý kiến, tỷ lệ 69,4%, trường tiểu học Trung Văn có 30/35 ý kiến, tỷ lệ 85,7%, trường tiểu học Xuân Đỉnh có 24/32 ý kiến, tỷ lệ 75,0%. Khi học sinh thực hiện một hành vi nào đó đều ẩn chứa nhiều ý mà

chúng muốn biểu lộ bên trong, vì thế khi người lớn thể hiện sự khen, chê, vui mừng hay tán thưởng, khó chịu đều góp phần hình thành nên việc học sinh sẽ tái diễn hay lặp lại hành vi nhiều lần.

3.1.4. Sự ảnh hưởng của rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tới chất lượng giáo dục giáo dục

Đối với những học sinh gặp các vấn đề về rối loạn hành vi, các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt. Giáo viên là người càng ngày càng gặp phải nhiều khó khăn trong cơng tác giáo dục đối với các em vì vừa phải quan tâm tới chất lượng giáo dục vừa phải quan tâm tu rèn đạo đức, quản lý hành vi của các em.

Bảng 3.4: Sự ảnh hưởng của rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tới chất lượng giáo dục

. Các mức độ Trƣờng tiểu học Cổ Nhuế A Trƣờng tiểu học Mỹ Đình Trƣờng tiểu học Trung Văn Trƣờng tiểu học Xuân Đỉnh SYK TL % SYK TL % SYK TL % SYK TL %

Không ảnh

hưởng 0/35 0,0 0/36 0,0 0/35 0,0 0/32 0,0 Có ảnh hưởng 25/35 71,4 7/36 19,4 20/35 57,1 9/32 28,1 Rất ảnh hưởng 10/35 28,6 29/36 80,6 15/35 42,9 23/32 71,9

Từ bảng số liệu trên ta thấy:

Hầu hết giáo viên đã nhận thấy rằng rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của họ. Ở mức độ rối loạn hành vi của học sinh tiểu học khơng ảnh hưởng tới chất lượng giáo khơng có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 42)