Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về rối loạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 35 - 38)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về rối loạn

ở học sinh tiểu học

1.2.6.1. Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội

Tồn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũng là thách thức rất lớn với nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của kinh tế thị trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước…

Việt Nam ngày nay tuy đang vận hành theo cơ chế thị trường với những đòi hỏi khắt khe của tồn cầu hóa, buộc phải đáp ứng yêu cầu của những định chế xuyên quốc gia, và đã gia nhập WTO, nhưng vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi. Cùng với các hình thức liên kết kinh tế, chuyển giao công nghệ, luân chuyển vốn và mở rộng thị trường thì các nền văn hóa khác nhau có điều kiện giao lưu, truyền bá, lan tỏa và thẩm thấu lẫn nhau làm cho văn hóa phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, cùng với những tác động tích cực, tồn cầu hố cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam, như: một bộ phận giới trẻ có dấu hiệu xa rời giá trị văn hoá truyền thống; Một số giá trị văn hố truyền thống khơng được bảo quản, gìn giữ, thậm chí đem ra mua bán để trục lợi; có những giá trị tinh thần bị biến dạng hoặc bị mai một. Khơng ít gia đình, phá bỏ quan hệ truyền thống tốt đẹp, bị

quan niệm sống thực dụng, tuỳ thích làm cho hạnh phúc gia đình và sự ràng buộc trách nhiệm tan vỡ, rạn nứt. Một số người thay đổi nhanh chóng lối sống: đang là người cần cù, chịu khó, khoan dung, độ lượng, chân thật, bỗng dưng trở thành kẻ tham lam, ích kỷ, coi thường danh dự của tập thể, cộng đồng, thậm chí của cả bản thân, chỉ tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu cá nhân đầy tính vụ lợi…

Những biến đổi này ít nhiều cũng đang tác động đến mơi trường học đường vốn có truyền thống từ bao đời của dân tộc, phần nào làm thay đổi nhận thức của người giáo viên về yêu cầu công việc, tinh thần trách nhiệm và những chuẩn mực xã hội nhất định ở học sinh của họ.

1.2.6.2. Trình độ chun mơn

Nghề dạy học là một trong những nghề phức tạp nhất ngày nay. Nó yêu cầu giáo viên phải có một khối lượng kiến thức về mục tiêu, bài giảng và hệ tiêu chuẩn, niềm đam mê với nghề, thái độ rõ ràng về nghề nghiệp và tinh thần học hỏi, phải có kiến thức về những nguyên tắc và kỹ năng quản lý lớp học, và có khao khát tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc sống của học sinh.

Trình độ chun mơn là nền tảng , là đòn bẩy của năng lực sư phạm . Muốn có năng lực sư pha ̣m tớt phải có trình độ chun mơn vững vàng . Bởi "Có bột mới gột nên hồ ". Trình độ chun mơn hay n ăng lực chuyên môn bao gồm nhiều yếu tố như : kiến thức khoa ho ̣c về bô ̣ môn và các kiến thức liên quan. Phương pháp giảng da ̣y bô ̣ môn với từng bài , kiểu bài. Sự sáng ta ̣o, khả năng đúc rút và phổ biế n kinh nghiê ̣m . Khả năng tháo gỡ những khó khăn , vướng mắc về chuyên môn cho mình và đồng nghiê ̣p . Chất lượng bài da ̣y, giờ dạy. Chất lượng ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh . Vì thế mà trong tập thể giáo viên trình độ chun mơn của từng giáo viên cũng khác nhau và ảnh hưởng tới học sinh trong việc quản lý và truyền đạt kiến thức cho các em.

1.2.6.3. Quan điểm sống

Có rất nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về quan điểm sống của người giáo viên tiểu học. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của giáo viên tiểu học về yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với học sinh tiểu tiểu học, quan điểm về học sinh vâng lời, lễ phép với thày cô giáo, thân thiện với bạn bè (học sinh “ngoan”), và (học sinh “hư”) học sinh không vâng lời, không lễ phép với thày cơ giáo, nói tục và quậy phá lớp học và trêu ghẹo bạn bè. Chính những quan điểm này sẽ chi phối cách giáo viên tiểu học nhận thức về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học.

Tổng kết chƣơng 1

Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên nói chung và ở trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học nói riêng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Tuy vậy, nghiên cứu về nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học ở nước ta vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và các cơng trình tìm hiểu về vấn đề này cũng còn khiêm tốn. Do vậy, việc nghiên cứu nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học là một nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa xã hội thiết thực.

Đề tài cũng đã xác định được một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng. Đó là các khái niệm như: nhận thức, rối nhiễu tâm lý trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học, phân loại rối loạn hành vi … và những yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học: môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội, trình độ chun mơn, quan điểm sống...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội luận văn ths tâm lý học (Trang 35 - 38)