5. Giả thuyết nghiên cứu
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề của đề tài
1.2.1. Việc lấy YKPH của HSSV về HĐGD trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về việc lấy YKPH từ HSSV về HĐGD.Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá cao giá trị YKPH từ người học về HĐGD.So với các nguồn đánh giá khác, nguồn HSSV đánh giá chiếm ưu thế hơn (Eble, 1984, tr98).
a) Theo Nguyễn Kim Dung (2005), trong bài“Sử dụng ý kiến phản hồi của
sinh viên về chất lượng giảng dạy tại trường ĐHSP TP.HCM”,bài báo
khoa học, Viện nghiên cứu giáo dục Đại học sư phạm TP.HCM. Marsh đã tiến hành một nghiên cứu với 1364 lớp học để tìm hiểu xem khi lấy ý kiến HSSV về HĐGD. Tác giả đã khảo sát hệ số tương quan (về nhận xét của HSSV) giữa bốn nhóm: (1) cùng một GV dạy cùng môn học, (2) cùng một GV dạy nhiều môn học, (3) các GV khác nhau dạy cùng môn học, (4) các GV khác nhau dạy các mơn học khác nhau. Kết quả phân tích thống kê cho bảng số liệu sau:
Cùng môn học Khác môn học
Cùng giáo viên (1)
Khác giáo viên (2)
0,14 0,6
Bảng 1. Bảng hệ số tương quan về nhận xét của HSSV về 4 nội dung HĐGD
Với kết quả tương quan khá cao đối với GV (1) và (2), tác giả đã kết luận: nhận xét của HSSV về HĐGD gắn liền chủ yếu với bản thân GV chứ không phải với môn học được khảo sát.
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đánh giá của HSSV là có giá trị và nên được sử dụng rộng rãi, nghiên cứu đã chỉ ra năm lý do nên sử dụng ý kiến của HSSV như sau:
Thứ nhất, để cung cấp các phản hồi có tính cảnh báo và dự đoán cho GV về mức độ
hiệu quả của việc giảng dạy và có được thơng tin hữu ích nhằm cải tiến việc giảng dạy.
Thứ hai, giúp cho nhà quản lý đánh giá mức độ hiệu quả của việc giảng dạy và đưa
ra các quyết định đúng mực.
Thứ ba, giúp HSSV lựa chọn các khóa học và GV.
Thứ tư, đánh giá chất lượng các khóa học nhằm cải tiến và phát triển chương trình
học.
Thứ năm, giúp cho các nghiên cứu về vấn đề này.
Những đánh giá về HĐGD của GV từ phía HSSV là nguồn thông tin quan trọng đánh giá trực tiếp HĐGD đã công bố kết quả nghiên cứu là 80% GV ĐH tham gia vào cơng trình nghiên cứu đồng ý rằng ý kiến của HSSV có ích cho họ như các phản hồi về chất lượng giảng dạy.
b) Theo Michele Marincovic (1999), trong tài liệu “Using Student Feedback to
Improve Teaching, Changing Practices in Evaluating Teaching” thì nghiên cứu này
dựa trên kết quả khảo sát 40.000 GV ĐH có 97% GV cho rằng cần sử dụng đánh giá của HSSV để thẩm định công tác HĐGD.
Và cũng theo quan điểm này, việc HSSV đánh giá GV đã trở thành phương pháp đánh giá giảng dạy phổ biến nhất trong các trường ĐH. Khơng chỉ là một hình thức mang tính tự nguyện, việc thu thập ý kiến HSSV về HĐGD của GV từ lâu trở thành một quy định bắt buộc tại nhiều nơi trên thế giới.
Theo Kathleen T.Brinko(10/1993), trong tài liệu”The practice of giving Feedback to
improve teaching” việc lấy ý kiến phản hồi mang lại nhiều điểm tích cực cho hoạt động
dạy và học. Việc này giúp nâng cao năng lực cho giáo viên và uy tín cho ngành đang đào tạo.Tuy nhiên, theo tác giả thì việc lấy ý kiến phản hồi khơng phải là tuyệt đối hiệu quả trong việc dạy và học, nhưng nó có thể mang lại hiệu quả có tính thường xun trong suốt quá trình dạy và học.
Theo Gibbs (1995), ý kiến đánh giá của HSSV về HĐGD đang ngày càng được sử dụng nhiều ở Anh cũng đưa ra kết luận tương tự trong báo cáo của một nghiên cứu ở Australia cùng năm.
Theo The Frenchman, Marcel (1793 – 1896), việc lấy ý kiến đánh giá từ giáo việc tác động đến hiệu quả hình thành nên năng lực người học và giúp hạn chế trong việc đào tạo lại từ phía xã hội và nâng cao chất lượng người lao động nếu hoạt động này xảy ra thường xuyên.
Cũng cùng quan điểm này theo Elizabeth K.Molloy (5/2013), trong tài liệu “Feedback Models for Learning, Teaching and Performance”,“ việc lấy ý kiến phản hồi đã có từ những năm 1940 và nó nhằm mục đích đạt được những mục tiêu đề ra trong giáo dục“ và bài viết “tập trung vào vai trị của thơng tin phản hồi trong việc học với sự nhấn mạnh đặc biệt về ảnh hưởng của hoạt động học, vai trò, động lực và định hướng của người học. Tác giả còn nhấn mạnh vai trò trọng yếu của việc mơ hình đánh giá giảng viên và các tác động của việc đánh giá này mang lại hiệu quả trong mơi trường giáo dục. Thêm vào đó, tác giả cịn cho rằng việc đánh giá không đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động giảng dạy trong nhà trường”.
Còn theo Malatji, K.S. (6/2014), trong tài liệu ”Mediterranean Journal of Social
Sciences” có nhận xét “việc đánh giá giảng viên ở cấp bậc Đại Học ở các trường
Nam Mỹ nhắm đến việc đánh giá tất cả các giảng viên và đặc biệt là các giảng viên đầu ngành để nhằm mục đích giảm thiểu tối đa nhất các mặt tiêu cực trong hoạt động dạy và học trong nhà trường”.
Các cơng trình trên khơng đề cập đến “các yếu tố tác động đến ý kiến phản hồi của HSSV”. Riêng các cơng trình dưới đây đề cập đến các yếu tố tác động đến ý kiến phản hồi của HSSV:
Bài viết của Elizabeth K. Molloy và David Boud (5/2013) còn cho rằng“việc sử dụng đánh giá giáo viên được ví như một hệ thống đã được định hướng để nhằm tăng chất lượng cho người học và người dạy.Cần có những nhân tố, hồn cảnh, mối liên hệ cũng như văn hóa phù hợp cho từng môi trường giáo dục để nhận thức được tầm quan trọng của việc lấy ý kiến phản hồi từ người học hơn”
Elizabeth K.Molloy và David Boud (5/2013) đã đưa ra “một quan điểm kiến tạo trên phương pháp phản hồi của người học và khuyến khích các nhà giáo dục để xem thông tin phản hồi như một phần trong hoạt động dạy học,chứ không phải một hoạt động mang tính hình thức trong mơi trường giáo dục. Tuy nhiên, họ cũng nêu bật sự cần thiết cho một sự thay đổi trong khuôn khổ các khái niệm là không đủ, mà hiệu quả của thông tin phản hồilà làm thế nào để đạt được hiệu quả việc lấy thông tin phản hồi của người học chúng tôi cho rằng việc các học viên tham gia vào các thông tin phản hồi để nhằm lấy thông tin phản hồi cuối cùng là tái đánh giá kết quả có đạt được mục tiêu thiết lập ban đầu hay không như một "hệ thống định hướng" lấy ý kiến phản hồi về thiết kế đòi hỏi cả hai nhà giáo dục và người học và nhu cầu của các yếu tố ảnh hưởng của bối cảnh các mối quan hệ trong hoạt động học tập có tác động lẫn nhau”.
Các tác giả còn chỉ ra rằng, rất nhiều sinh viên cảm thấy khơng hài lịng thơng qua việc lấy ý kiến phản hồi từ người học và các nhà giáo dục cũng nhận thấy những mặt còn tồn tại và sự khơng hài lịng của người học thông qua việc lấy ý kiến phản hồi từ người học, và họ còn đề nghị rằng, để nâng cao hiệu quả của việc lấy ý kiến phản hồi phải dựa trên sự minh bạch trong môi trường giáo dục và có thơng điệp rõ ràng cho thấy lợi ích của việc lấy ý kiến phản hồi và việc lấy kiến phản hồi khơng được chỉ mang tính chất hình thức thì mới có thể mang lại hiệu quả trong việc lấy ý kiến phản hồi được.
1.2.2. Tình hình thực hiện lấy YKPH của HSSV về HĐGD ở Việt Nam
Thực hiện văn bản số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn lấy YKPH từ người học về HĐGD của giáo viên của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản
lý cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dục Đào tạo ký ngày 20/5/2010 (14), nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đã tiến hành lấy YKPH của HSSV về HĐGD.
a) Lấy YKPH của HSSV về HĐGD ở trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM
Thực hiện Quyết định số 106/QĐ-ĐKC ngày 02/02/2010 của Hiệu trưởng về việc ban hành Quy định lấy YKPH từ người học về HĐGD của giáo viên, học kỳ I năm học 2012 - 2013 vừa qua, Phịng Khảo thí - Đảm Bảo Chất Lượng đã tổ chức lấy YKPH từ người học về HĐGD của giáo viên thông qua tài khoản của sinh viên được cấp. Kết quả ghi nhận theo các tiêu chí đánh giá: (15
)
- Cách thức đánh giá qua website (www.hutech.edu.vn/sinhvien.hutech.edu.vn).Việc khảo sát được tiến hành trong từng học kỳ (sau khi giáo viên kết thúc môn học). Nhà trường xem đây là một tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên.
- Nội dung đánh giá là lấy ý kiến sinh viên về HĐGD của giáo viên.
- Phịng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng chủ trì khảo sát và lấy số liệu xử lý, báo cáo choBộ Giáo dục - Đào tạo và cho nhà trường.
- Phịng Cơng tác HSSV và Phòng Tư vấn - Tuyển sinh -Truyền thơng phối hợp với Phịng Khảo thí - ĐBCL thơng báo và nhắc nhở sinh viên tham gia khảo sát.
- Các Khoa nhắc nhở sinh viên của khoa mình tiếp tục tham gia khảo sát theo thời hạn. Phối hợp với cán bộ lớp/cán bộ Đoàn theo dõi, đôn đốc và giám sát việc sinh viên tham gia khảo sát.
Đánh giá của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM khá đảm bảo về mặt tham gia với kết quả thu về khá tốt là tổng số phiếu thu được là 57.363 phiếu cho học kỳ I năm học 2012-2013. Tuy nhiên, chất lượng đánh giá của HSSV còn hạn chế với các nội dung đánh giá dựa trên tâm lí chủ yếu là theo yêu cầu bắt buộc; các đánh giá của sinh viên có trên 85% là chỉ đánh giá vào phần trả lời bằng cách đánh dấu, chỉ 15% có ý kiến đóng góp bằng việc trả lời các câu hỏi; Việc tổ chức lấy ý kiến chưa
14Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dục Đào (2010), văn bản số 2754/BGDĐT- NGCBQLGD về việc hướng dẫn lấy YKPH từ người học về HĐGD của giáo viên, ngày 20/05/2010
15ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM (2013), Thông báo số 769/TB-ĐKC, V/v: “Lấy YKPH người học từHĐGD của giáo viên” Học kỳ II năm học 2012 - 2013
mang tính khuyến khích mà bắt buộc, gây tâm lí áp đặt, ảnh hưởng tâm lý sinh viên khi đánh giá, đồng thời công tác chuẩn bị, tập huấn còn hạn chế… Điều này cho thấy việc đánh giá chưa nghiên cứu các yếu tố tác động đến sinh viên, do vậy kết quả có thể chưa sát với thực tế dạy – học của trường.
b) Lấy YKPH của HSSV về HĐGD ở trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hoá
Thực hiện kế hoạch số 234/KH-ĐHHĐ, ngày 18/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, từ tháng 12/2011 đến tháng 02/2012 nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến người học về chất lượng HĐGD (CLHĐGD) học kỳ I năm học 2011 – 2012, với kết quả là: 131 lớp tham gia (131/146 lớp chính quy) gồm: 97 lớp đại học, 32 lớp cao đẳng và 2 lớp trung cấp; riêng năm thứ nhất có 33 lớp tham gia (26 lớp đào tạo trình độ đại học; 5 lớp Cao đẳng và 02 lớp Trung cấp). Số lượt giáo viên (học phần) được nhận xét là 319; Số phiếu thu về: Thu về được 14.120 phiếu hợp lệ; Số ý kiến nhận xét: có 294.366/296.520 lượt câu hỏi được trả lời đạt tỷ lệ 99,27%.
Theo báo cáo 17/BC-ĐHHĐ, ngày 08/3/2012 Về việc Thực hiện kế hoạch 234/KH-ĐHHĐ, ngày 18/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, thì việc lấy ý kiến được thực hiện khá tốt, với việc tập huấn nghiệp vụ lấy ý kiến cho cán sự các lớp hệ chính quy (145 lớp và 18 thành viên của tổ công tác được tổ chức trong 02 ngày 10, 11/12/2011). Lãnh đạo các Khoa, Bộ môn trực thuộc đã phối hợp tốt để hoàn thành bước chuẩn bị; Cách thức đánh giá theo cấp quản lý (trường/ khoa/ từng giáo viên), nội dung bảng hỏi và ý kiến của HSSV là khá tốt và khách quan nên có thể kết luận “việc lấy ý kiến và xử lý số liệu được đảm bảo an tồn, chính xác, có thể khai thác, phân tích tổng hợp kết quả theo nhiều yêu cầu.” (16
).
Trường Đại học Hồng Đức cũng đã đề cập đến tầm quan trọng của việc lấy ý kiến người học cho mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như qui định rõ việc sử dụng thông tin thu thập được, qui định cụ thể là:
i) Việc tổ chức lấy ý kiến người học phải được coi là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Là nhiệm vụ của phịng chức năng, khoa, bộ mơn quản
16Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức (2012), Báo cáo 17/BC-ĐHHĐ, V/v: Thực hiện kế hoạch số: 234/KH- ĐHHĐ, ngày 18/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức, chức lấy ý kiến người học về chất lượng HĐGD.
lý & mỗi cán bộ giáo viên. Có thể áp dụng những hình thức và bằng phiếu hoặc bằng các công cụ khác nhau để giáo viên cũng tự lấy ý kiến của HSSV sẽ là rất tốt.
ii) Tài liệu lấy ý kiến từ người học (đợt học kỳ I năm học 2011-2012) được tham khảo để giúp ích cho cơng tác quản lý cấp trường, lãnh đạo khoa, bộ môn và số liệu được dùng báo cáo các cấp theo yêu cầu.
iii) Phòng ĐBCL&KT tiếp tục triển khai lấy ý kiến những GV giảng dạy trong học kỳ II (kế hoạch phấn đấu có ít nhất 90% số giáo viên giảng dạy trong năm học được lấy ý kiến nhận xét về chất lượng HĐGD; 100% số ngành tốt nghiệp trong tháng 6/2011 được lấy ý kiến về chất lượng q trình đào tạo thơng qua người học); phối hợp với phòng KH-TC xây dựng kế hoạch kinh phí các nội dung theo yêu cầu thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhận xét từ người học trong học kỳ II đúng tiến độ.
iv) Các khoa: sử dụng kết quả tại thông báo này và kết quả tự đánh giá chương trình đào tạo, kết quả lấy ý kiến nhận xét của người học về chất lượng quá trình đào tạo ngành; chủ động liên hệ, nhận kết quả chi tiết tại phòng ĐBCL&KT để sử dụng trong quản lý tại đơn vị; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Ban chỉ đạo, Tổ công tác tổ chức tốt việc lấy ý kiến người học CLHĐGD tại đơn vị.
v) Ban chỉ đạo và tổ công tác lấy ý kiến người học tiếp tục chuẩn bị phiếu, phối hợp với các khoa tổ chức tập huấn cho đội ngũ CB các lớp trong tháng 4/2012 và triển khai thực hiện đảm bảo tổng kết trước 30 tháng 6 năm 2012…
Tuy nhiên, việc lấy ý kiến đánh giá người học đối với giáo viên chưa đề cập đến việc thẩm định các ý kiến đóng góp, việc triển khai vẫn cịn mang tính chất phong trào,… dẫn đến “một số tồn tại: thông tin về giáo viên trực tiếp giảng dạy và kế hoạch giảng dạy học kỳ I vẫn còn sai lệch; một vài cá nhân tổ công tác chưa kịp thời đôn đốc, hỗ trợ CB các lớp triển khai cơng tác lấy ý kiến theo đúng quy trình và cịn chậm tiến độ.”
Tóm lại, việc đánh giá giảng dạy là một công việc khá mới mẻ đối với GDĐH nước ta cả về lí luận lẫn thực tiễn. Hiện nay, khái niệm này đang được hiểu và thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) lấy ý kiến sinh viên về giáo viên theo chuẩn đầu ra mà nhà trường xây dựng; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên chỉ lấy ý kiến sinh viên qua mạng về khảo sát mơn học, khóa học
để đánh giá chất lượng đào tạo; có trường phát phiếu cho sinh viên đánh giá. Tuy nhiên, phiếu điều tra do các trường tự thiết kế cũng khác nhau, điển hình như:
+ Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) đã sử dụng phiếu điều tra gồm có 3 nội dung gồm 27 câu (20 câu đánh giá theo mức độ, 5 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và